Lạm phát khu vực đồng Euro tiếp tục tăng lên mức kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lạm phát khu vực đồng Euro tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, vượt qua dự báo và thúc đẩy các lời kêu gọi tăng lãi suất nhanh chóng đang được các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới triển khai.
Lạm phát khu vực đồng Euro tiếp tục tăng lên mức kỷ lục

Một lần nữa được thúc đẩy bởi chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng khu vực đồng Euro đã tăng 8,6% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 8,1% trong tháng 5.

Dữ liệu phản ánh sự gia tăng sức ép đối với các hộ gia đình và doanh của khu vực đồng Euro, trong đó Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã báo cáo mức lạm phát cao kỷ lục trong tuần này.

Các chính phủ đã cân nhắc với hàng tỷ euro hỗ trợ cho thị trường trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm, tuy nhiên khả năng giúp đỡ của họ bị hạn chế sau khi chi những khoản tiền khổng lồ trong đại dịch.

Trước khả năng của đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì để lạm phát vượt xa mục tiêu 2% khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

ECB cho rằng những khó khăn mà châu Âu gặp phải là do chi phí năng lượng tăng đột biến do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.

Với những dấu hiệu cho thấy kỳ vọng về giá trong tương lai sẽ tăng cao, ECB có kế hoạch tăng lãi suất huy động thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7. Giám đốc ngân hàng trung ương Bỉ Pierre Wunsch trong tuần này đã gọi động thái đó là một "thỏa thuận đã xong" - mặc dù các đồng nghiệp trong Hội đồng thống đốc của ông đã kêu gọi hành động cứng rắn hơn là một lựa chọn xem xét.

Ngoài ra, ECB còn lên kế hoạch cho một chu kỳ tăng lãi suất “bền vững” mặc dù các xu hướng kinh tế đang mạnh lên. Một cuộc khảo sát của S&P Global được công bố hôm thứ Sáu (1/7) cho thấy, các nhà sản xuất đang báo cáo về sự suy giảm nhu cầu chóng mặt trong khi lo ngại về tình trạng mất điện mùa đông nếu Nga hạn chế nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên đang làm gia tăng triển vọng suy thoái.

Fabio Panetta, thành viên Ban điều hành của ECB cho biết: “Sự tăng giá này không phản ánh nhu cầu dư thừa trong khu vực đồng euro. Tiêu dùng và đầu tư vẫn ở dưới mức trước đại dịch và thậm chí còn kém xa hơn so với xu hướng trước đại dịch. Với việc tiền lương tăng với tốc độ vừa phải, thu nhập thực tế đã bị ảnh hưởng nặng nề do giá nhập khẩu tăng mạnh”.

Tin bài liên quan