Lập Tổ công tác đặc biệt đảm bảo cung ứng hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung

0:00 / 0:00
0:00
Sau các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương lập thêm Tổ công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung.
Bộ Công Thương vừa có quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung.

Bộ Công Thương vừa có quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung.

Theo Quyết định số 1926/QĐ-BCT do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ký, Tổ công tác có nhiệm vụ nắm sát diễn biến thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung, nhất là các tỉnh thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Tổ công tác có trách nhiệm kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng dịch; thực hiện việc điều tiết, cung ứng hàng hóa thiết yếu thông suốt tại các tỉnh, thành phố có dịch, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác; phối hợp cùng lực lượng chức năng tại các địa phương đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng.

Mặt khác, Tổ công tác còn có nhiệm vụ hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản khi vào vụ thu hoạch tại các địa phương; tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, hỗ trợ các đơn vị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tổ công tác đặc biệt triển khai các hoạt động truyền thông, thông tin báo chí về các hoạt động của Tổ công tác phía Nam; thông tin nhanh đến người dân và doanh nghiệp các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cung ứng, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh; tham mưu, đề xuất hướng xử lý để báo cáo Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bộ Công Thương đồng thời cũng ban hành Quyết định 1925/QĐ-BCT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1808/QĐ-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Tổ công tác tiền phương về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam.

Theo đó, đổi tên Tổ công tác tiền phương về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam thành Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” và bổ sung nhân sự đối với Tổ công tác đặc biệt.

Tổ công tác đặc biệt có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics; hỗ trợ các đơn vị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông, thông tin báo chí về các hoạt động của Tổ công tác phía Nam; thông tin nhanh đến người dân và doanh nghiệp các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cung ứng, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì sản xuất công nghiệp.

Tin bài liên quan