M&A bất động sản sôi động hơn sau “cây dù” chính sách mới

M&A bất động sản sôi động hơn sau “cây dù” chính sách mới

(ĐTCK) Bán dự án, rút lui khỏi thị trường nếu không còn khả năng triển khai dự án là phương án được nhiều nhà đầu tư địa ốc nhỏ hoặc tay ngang cho là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
“Sau khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, cơ chế chính sách đã rõ ràng, là điều kiện để các thương vụ M&A bất động sản được tiến hành thuận lợi hơn. Nhiều nhà đầu tư đang nắm các dự án lớn hoặc quỹ đất lớn biết chắc chắn nếu không đầu tư theo đúng thời hạn đăng ký thì khả năng bị thu hồi rất cao, nên tìm cách chuyển nhượng lại dự án. M&A bất động sản sẽ sôi động hơn”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.
“Sau khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, cơ chế chính sách đã rõ ràng, là điều kiện để các thương vụ M&A bất động sản được tiến hành thuận lợi hơn. Nhiều nhà đầu tư đang nắm các dự án lớn hoặc quỹ đất lớn biết chắc chắn nếu không đầu tư theo đúng thời hạn đăng ký thì khả năng bị thu hồi rất cao, nên tìm cách chuyển nhượng lại dự án. M&A bất động sản sẽ sôi động hơn”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.

“Sau khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, cơ chế chính sách đã rõ ràng, là điều kiện để các thương vụ M&A bất động sản được tiến hành thuận lợi hơn. Nhiều nhà đầu tư đang nắm các dự án lớn hoặc quỹ đất lớn biết chắc chắn nếu không đầu tư theo đúng thời hạn đăng ký thì khả năng bị thu hồi rất cao, nên tìm cách chuyển nhượng lại dự án. M&A bất động sản sẽ sôi động hơn”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.

Quý I/2016, thị trường bất động sản trong nước đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám. Chẳng hạn như thương vụ TNR Holding mua lại TNR Tower (Hà Nội) với giá 110 triệu USD, Keppel Land mua một phần của dự án Empire City (Quận 2) từ Empire City Ltd. với giá trị tương đương 93,9 triệu USD. Hay những thương vụ đầu tư vào A&B Tower (TP. HCM), khu resort The Nam Hai (Quảng Nam), khu resort Six Sense Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu)…

Tại TP. HCM, bên cạnh việc mua bán, chuyển nhượng dự án dưới hình thức mua bán cổ phần giữa các doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, UBND Thành phố đã chấp thuận cho chuyển nhượng 23 dự án, tăng 2,55 lần so với năm 2014. Riêng trong quý I/2016, đã có thêm 5 dự án xin chuyển nhượng.

Hiện trên địa bàn TP. HCM có 51 dự án đang dừng thi công với quy mô 28.312 căn hộ, 86 dự án hết hạn công nhận chủ đầu tư (chiếm 7%). Như vậy, có đến 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư, chiếm 11,2% tổng số dự án trên địa bàn. “Đây là nguồn hàng hóa tiềm năng cho thị trường M&A, nếu có chính sách và cơ chế phù hợp”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HOREA) nhìn nhận.

Mới đây, Công ty Trường Phát Lộc và CTCP Bất động sản Phát Đạt đã hợp tác mua lại khu đất vàng tại số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM từ Công ty Nguyễn Kim. Giá trị thương vụ khoảng hơn 900 tỷ đồng. Đây vốn là dự án do CTCP Đầu tư phát triển Vĩnh Hội làm chủ đầu tư với cái tên Ceasar Plaza, mà Nguyễn Kim là một cổ đông lớn.

Chính sách thay đổi, có thể phải đối mặt với rủi ro. Ôm đất càng lâu, rủi ro càng lớn.

Dự án được cấp phép từ năm 2007, nhưng gặp lúc thị trường bất động sản khó khăn, Vĩnh Hội không thể triển khai được. Đến cuối năm 2013, UBND quận 4 đã có công văn yêu cầu Công ty Vĩnh Hội cam kết khởi công xây dựng dự án vào năm 2015 và hoàn thiện công trình vào năm 2017.

Bán dự án, rút lui khỏi thị trường nếu không còn khả năng triển khai dự án là phương án được nhiều nhà đầu tư địa ốc nhỏ hoặc tay ngang cho là tối ưu trong bối cảnh hiện nay. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, biết mình không đủ khả năng tiếp tục triển khai Dự án Thái An, Đất Lành đã chuyển nhượng lại dự án này cho Địa ốc Hưng Thịnh. Hiện Hưng Thịnh đang phát triển Dự án Thái An dưới cái tên mới - Thái An 8x - khá tốt.

“Kinh nghiệm đầu tư cho thấy, nếu đã làm thì phải làm quyết liệt, còn để lâu, cơ chế, chính sách thay đổi, có thể phải đối mặt với rủi ro. Ôm đất càng lâu, rủi ro càng lớn”, ông Đực chia sẻ.

Trên thị trường địa ốc TP. HCM, hoạt động M&A cũng đang diễn ra âm thầm tại nhiều dự án nhỏ, dưới hình thức hợp tác bán hàng, triển khai xây dựng. Thế nhưng, một số dự án căn hộ chung cư trong số này được giao vào tay các đối tác chuyên phát triển đất nền nên tương lai cũng chẳng sáng sủa hơn. Sau vài lần hợp tác bất thành như vậy, một số chủ đầu tư lại tiếp tục hành trình âm thầm tìm đối tác bán đứt, bán gọn dự án.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan