Kim Eng Việt Nam (KEVS) là CTCK có đối tác nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, với 49% cổ phần từ Kim Eng Holdings Ltd - nay là Maybank Kim Eng Holdings Ltd. Liệu Maybank có nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa tại KEVS sau khi Việt Nam cho phép NĐT ngoại được sở hữu 100% cổ phần tại CTCK? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Shahrul Nazri Abdul Rahim, nhà quản lý cấp cao tại Maybank, đồng thời là Chủ tịch HĐQT CTCK Kim Eng Việt Nam.
Việt Nam chuẩn bị cho phép NĐT ngoại được sở hữu 100% cổ phần tại CTCK nội, Maybank có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại Kim Eng Việt Nam hay không, thưa ông?
Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Việt
Chúng tôi sẽ quan tâm tới việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Kim Eng Việt Nam nếu Chính phủ Việt Nam cho phép NĐT nước ngoài sở hữu 100% cổ phần tại CTCK Việt Nam.
Liệu Maybank có nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% để Kim Eng Việt Nam trở thành CTCK 100% vốn nước ngoài đầu tiên ngay khi pháp luật Việt Nam cho phép?
Chúng tôi hoàn tất việc mua lại Tập đoàn Kim Eng Holdings Ltd vào tháng 1/2011. Điều chúng tôi quan tâm là tập trung nắm bắt cơ hội phát triển tại các thị trường mới nổi và tăng cường hơn nữa sự hiện diện tại tất cả các nước trong khu vực. Mua lại Kim Eng Holdings, chúng tôi không chỉ mở rộng thêm hệ thống mạng lưới trong khu vực, mà cùng với đó là có được đội ngũ nhân sự tài năng và dày dạn kinh nghiệm, cùng với những mối quan hệ được thiết lập và phát triển từ hàng chục năm tại các thị trường tài chính quan trọng trong khu vực. Thực tế, 1 năm sau đó, Maybank Kim Eng đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, với một loạt giải thưởng từ các tổ chức uy tín, ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của Maybank Kim Eng trong việc đem đến các dịch vụ tài chính uy tín, chất lượng cao cho khách hàng trong khu vực.
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức tăng trưởng bình quân GDP thực hơn 7% trong suốt hơn 15 năm qua, cho dù con số này có bị giảm xuống mức 4,4% trong 6 tháng đầu năm 2012. Chúng tôi tự tin và đã sẵn sàng cho “cuộc chơi” mới tại Việt Nam, ngay khi Chính phủ Việt Nam cho phép đối tác nước ngoài nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% tại các CTCK Việt Nam.
Các NĐT ngoại nhìn chung rất thận trọng khi bỏ thêm vốn vào các CTCK tại Việt Nam, vì TTCK đang trong giai đoạn khó khăn, cạnh tranh gay gắt. Quan điểm của ông như thế nào?
Những đối tượng mà Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ 15/9 tới) hướng đến khi cho phép sở hữu 100% CTCK ở Việt Nam là định chế tài chính chuyên ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Điều này có ý nghĩa rằng, các NĐT chiến lược sẽ đầu tư vì tiềm năng phát triển lâu dài của TTCK Viêt Nam, chứ không phải vì những khoản lợi nhuận ngắn hạn trước mắt. Tuy TTCK Việt
Sự bất ổn và liên tục biến động của các thị trường dễ làm nản lòng NĐT. Tuy nhiên, quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng với nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực đang được nhìn thấy trong quý III, chúng tôi tin rằng, đây là thời điểm tốt để chúng tôi nắm bắt các cơ hội đang hiện hữu tại thị trường Việt Nam. Đây là một sự đầu tư mang tính chiến lược và chúng tôi đang tìm kiếm hướng đầu tư lâu dài tại Việt
Chúng tôi ghi nhận tình hình kinh tế vĩ mô của Việt
Với mạng lưới phân phối rộng lớn, các bộ phận nghiên cứu ở khắp các thị trường khu vực và năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng, chúng tôi đang có một vị thế thuận lợi để thâm nhập sâu hơn vào thị trường vốn Việt
Trong vai trò Chủ tịch HĐQT Kim Eng Việt Nam, ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới?
ĐHCĐ vừa qua của Kim Eng Việt Nam đã nhất trí tăng vốn lên gấp đôi từ 300 tỷ đồng hiện tại lên 600 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Chúng tôi vẫn theo đuổi cam kết không thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mà tập trung nguồn vốn để tiếp tục phát triển lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, phát triển khách hàng, gia tăng thị phần; khai thác hiệu quả mạng lưới chi nhánh và các kênh giao dịch trực tuyến; đẩy mạnh phát triển số lượng khách hàng bao, gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Đồng thời, chúng tôi sẽ đẩy mạnh đầu tư để hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực kinh doanh và kiểm soát rủi ro, tăng cường đào tạo kỹ năng cho nhân viên môi giới để phục vụ khách hàng tốt nhất.
TTCK Việt Nam vừa kỷ niệm 12 năm thành lập, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của thị trường?
Trừ Campuchia và Lào mới khai trương TTCK gần đây, thì TTCK Việt
Với kinh nghiệm quốc tế của mình, ông có đề xuất gì để thúc đẩy TTCK Việt
Theo tôi, để TTCK phát triển, cần tập trung đẩy mạnh họat động quản trị DN. Chúng tôi được biết, Đề án tái cấu trúc TTCK của Việt Nam đã rất đầy đủ và chi tiết, các hoạt động về đầu tư công nghệ của các sở giao dịch đang được triển khai rốt ráo. Chúng tôi tin rằng, khi những điều này được thực hiện, thì TTCK Việt
Tôi cho rằng, Việt
Ngoài ra, các chương trình tái cấu trúc khu vực kinh tế quốc doanh, đặc biệt là quá trình cổ phần hóa các DNNN sẽ tạo ra cú hích thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tăng vốn hóa của thị trường trong trung hạn. Đây là một tiềm năng tăng trưởng không thể có được ở các thị trường khác trong ASEAN.
Việc nâng tỷ lệ sở hữu cho khối ngoại lên 100% tại CTCK sẽ thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các NĐT nước ngoài, làm động lực cho TTCK phát triển. Chúng tôi rất vinh hạnh được là một phần trong quá trình phát triển đó.