Một thế giới toàn cầu hóa đảo ngược đồng nghĩa với lạm phát cao hơn

Một thế giới toàn cầu hóa đảo ngược đồng nghĩa với lạm phát cao hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong vài thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa và giảm phát đã song hành với nhau.

Khi các công ty đa quốc gia phát triển vượt xa giới hạn của các quốc gia riêng lẻ, họ có thể sử dụng công nghệ, gia công phần mềm và lợi thế quy mô để giảm giá. Nhân công rẻ, vốn rẻ và hàng hóa rẻ đã khiến giá hàng hóa giảm.

Giờ đây, xung đột Nga-Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho khí đốt giá rẻ của Nga. Sự thúc đẩy toàn cầu hướng tới tính trung hòa carbon cuối cùng sẽ tạo ra thêm một khoản thuế vĩnh viễn đối với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sự tách biệt giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn tới chấm dứt chuỗi cung ứng hiệu quả nhưng mỏng manh. Sự kết thúc của nới lỏng định lượng và việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang đặt ra thách thức với giai đoạn kiếm tiền dễ dãi.

Việc gây ô nhiễm hành tinh để sản xuất và vận chuyển hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp trên khắp thế giới không có ý nghĩa gì nhiều khi xem xét tới chi phí lao động và năng lượng thực sự, chưa kể đến việc thay đổi địa chính trị. Hơn ba thập kỷ lãi suất thực giảm đã dẫn đến bong bóng tài sản không hiệu quả và nguy hiểm và chúng ta rất cần một số khám phá về giá khác trên thị trường.

Tất cả những điều này cho thấy, không có gì phải bàn cãi rằng một thế giới "phi điện hạt nhân" cũng sẽ là một thế giới lạm phát hơn, ít nhất là trong ngắn hạn. Điều này sẽ là thách thức lớn đối với cả nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới.

Nhà phân tích Zoltan Pozsar của Credit Suisse đã nói với khách hàng trong một lưu ý gần đây rằng: “Chiến tranh liên quan tới công nghiệp” có thể là chiến tranh nóng hoặc chiến tranh kinh tế, và ngành công nghiệp phát triển đồng nghĩa với lạm phát. Điều này hoàn toàn trái ngược với mô hình mà chúng ta đã trải qua trong nửa thế kỷ qua, trong đó “Trung Quốc rất giàu có trong việc sản xuất đồ giá rẻ. Nga rất giàu khi bán khí đốt giá rẻ cho châu Âu, và Đức rất giàu khi bán những thứ đắt tiền được sản xuất bằng khí đốt rẻ tiền”. Trong khi đó, Mỹ “trở nên rất giàu có nhờ thực hiện nới lỏng định lượng. Nhưng việc nới lỏng định lượng đến từ chế độ lạm phát thấp được kích hoạt bởi hàng xuất khẩu giá rẻ đến từ Nga và Trung Quốc.

Tất cả điều này hiện đang thay đổi. Và điều đó có nghĩa là ngay cả các ngân hàng trung ương diều hâu cũng có thể không kiểm soát được môi trường lạm phát. Đó cũng là một chủ đề được quan tâm tại hội nghị Jackson Hole của các ngân hàng trung ương gần đây.

Ý tưởng cốt lõi là nếu việc tăng lãi suất dẫn đến suy thoái, doanh thu từ thuế giảm và thay vì cắt giảm chi tiêu cho những thứ to lớn như quyền lợi ích kinh tế và quốc phòng - hoặc vỡ nợ trên tín phiếu kho bạc thì áp lực nợ sẽ tăng lên. Khi bức tranh về nợ xấu đi đáng kể, việc chỉ riêng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì vậy hiệu ứng quả cầu tuyết sẽ xuất hiện.

Do đó, trừ khi chính sách tiền tệ đi kèm với một tình hình tài khóa ổn định hơn, thì kết quả sẽ dẫn tới lạm phát gia tăng, kinh tế trì trệ và nợ ngày càng tăng.

Khi lãi suất tăng, đòi hỏi phải tăng thuế hoặc giảm chi tiêu để giảm nợ. Mỹ vừa thông qua một đạo luật dành cho các nhà sản xuất chip 52 tỷ USD tiền trợ cấp. Đức đang chi 100 tỷ USD để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình. Phương Tây có khả năng chi 750 tỷ USD để tái thiết Ukraine và G7 gần đây đã công bố kế hoạch bơm 600 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường khổng lồ của Trung Quốc. Tất cả những điều đó, trong ngắn hạn ít nhất sẽ dẫn tới lạm phát.

Sau đó là những thách thức về đảm bảo sản xuất. “Hàng tồn kho cho chuỗi cung ứng là yếu tố thanh khoản đối với các ngân hàng, và trong bối cảnh của chuỗi cung ứng, đòn bẩy hoạt động là quá mức”. Nhà phân tích Zoltan Pozsar lưu ý rằng khoảng 2 tỷ USD sản xuất giá trị gia tăng của Đức phụ thuộc vào lượng khí đốt trị giá 20 tỷ USD từ Nga. Và điều gì xảy ra nếu khí đốt ngừng chảy hoàn toàn vào mùa đông này?

Có những lưu ý quan trọng đối với câu chuyện này. Chi tiêu hiệu quả cho những thứ như cơ sở hạ tầng, hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch có thể gây lạm phát trong ngắn hạn nhưng cuối cùng sẽ củng cố vị thế tài chính của một quốc gia bằng cách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Theo đó, các loại “bong bóng sản xuất” này - trong đó khu vực kinh tế công cung cấp các động lực đầu tư vào các công nghệ quan trọng và thị trường mới sẽ tạo ra các giai đoạn tăng trưởng bền vững và được chia sẻ rộng rãi.

Câu hỏi đặt ra là chi tiêu ngày nay sẽ mang lại hiệu quả như thế nào và liệu các chính phủ có khả năng cắt giảm những gì không. Dù bằng cách nào, trong ngắn hạn, sự kết thúc của kỷ nguyên toàn cầu hóa sẽ là một yếu tố dẫn đến lạm phát có xu hướng cao hơn. Cũng giống như quá trình toàn cầu hóa đảo ngược và giảm sự phụ thuộc lẫn nhau, điều đó thể hiện một sự chuyển dịch kinh tế lớn và sẽ báo trước tất cả các loại hậu quả không mong muốn.

Tin bài liên quan