Mỹ, châu Âu chạy đua để cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giám đốc thương mại của EU cho biết, Mỹ và Liên minh châu Âu đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sau khi Ấn Độ và các quốc gia áp đặt các hạn chế xuất khẩu.
Mỹ, châu Âu chạy đua để cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì

Các ngoại trưởng G7 cuối tuần qua cảnh báo rằng, xung đột ở Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng đói nghèo trên toàn cầu. Điều này là do Ukraine đã không thể xuất khẩu ngũ cốc, phân bón và dầu thực vật trong khi xung đột cũng đang phá hủy các cánh đồng trồng trọt và ngăn cản một mùa gieo trồng bình thường.

Điều này đã làm tăng sự phụ thuộc vào các quốc gia từ các khu vực khác trên thế giới đối với các sản phẩm này. Nhưng một số nước với lo ngại về nguồn cung cấp cho chính công dân của họ, đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu. Ví dụ như tại Ấn Độ, nước này đã công bố lệnh cấm bán lúa mì hôm thứ Bảy (14/5) để “quản lý an ninh lương thực tổng thể của đất nước”.

"Đó là điều rất đáng quan tâm", Valdis Dombrovskis, Giám đốc thương mại của EU nói về các biện pháp xuất khẩu mới này.

“Chúng tôi nhất trí với Mỹ hợp tác và phối hợp các phương pháp tiếp cận của chúng tôi trong lĩnh vực này, như một phản ứng trước xung đột của Nga-Ukraine và sự gia tăng tương ứng về giá lương thực và lo ngại về an ninh lương thực, các nước đang bắt đầu thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Và chúng tôi nghĩ rằng, đây là một xu hướng chỉ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề”, ông Dombrovskis nói.

Ông nói thêm rằng, những biện pháp này, chẳng hạn như lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia "làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn”.

Hạn chế đối với xuất khẩu có khả năng làm tăng giá hàng hóa và do đó chi phí lương thực cũng tăng theo. Đối với EU, đây là vấn đề về khả năng chi trả lương thực.

Tin bài liên quan