Ngành bán lẻ đang "vượt khó" trong áp lực lạm phát và cắt giảm chi tiêu. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ngành bán lẻ đang "vượt khó" trong áp lực lạm phát và cắt giảm chi tiêu. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ngành bán lẻ sau bùng nổ, giờ là lúc tính kế “vượt khó”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Áp lực từ lạm phát, tăng giá thuê mặt bằng đang khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải linh hoạt hơn trong việc thích ứng với tình hình mới.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trao đổi cùng phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Christian Olofsson, Giám đốc điều hành Khối Phát triển bất động sản Central Retail Việt Nam cho biết, dù đang chịu nhiều áp lực, nhưng bù lại, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ sau dịch và tình hình tăng trưởng kinh tế ổn định đang hỗ trợ nhiều cho ngành bán lẻ.

Với Central Retail, điều này thể hiện qua hiệu quả hoạt động của chuỗi các cửa hàng và trung tâm thương mại của GO! trên khắp Việt Nam. Doanh số của doanh nghiệp tốt hơn đáng kể so với năm ngoái và vượt xa các mục tiêu đã đề ra.

Theo ông Christian Olofsson, quan điểm về giá của Central Retail tập trung vào nhóm khách hàng lớn, có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, do đó, doanh nghiệp này đang có vị thế tốt để tiếp tục cung cấp mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

Với các nhà đầu tư thứ cấp là khách thuê trung tâm thương mại, Central Retail sẽ sắp xếp hợp lý để bổ sung cho nhau và cung cấp một điểm đến mua sắm có giá cả phải chăng, tạo nên với mô hình đa tiện ích “Ăn - Mua sắm - Vui chơi - Học tập – Phát triển bền vững”. Mục tiêu của Central Retail là chinh phục khách hàng từ cách cung cấp trải nghiệm mua sắm hiện đại.

Phát triển thương hiệu riêng

Tại MM Mega Market Việt Nam (MM), theo bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại MM, doanh thu 8 tháng đầu năm 2022 của MM vẫn tăng trưởng ở mức tốt, theo kế hoạch đã đề ra. Giải pháp của MM là lắng nghe thị trường để đưa ra giải pháp linh hoạt, tức thì nhằm giảm thiểu tác động của lạm phát đến tình hình kinh doanh của công ty trong những tháng cuối năm.

Theo bà Nga, các vấn đề mà doanh nghiệp bán lẻ như MM đang phải đối mặt như giá thu mua các mặt hàng nông sản, mặt hàng thiết yếu trong nước, rủi ro từ tăng giá và tỷ giá của các mặt hàng nhập khẩu, giá xăng dầu, chi phí nhân công tăng cao. Mặc dù vậy, MM vẫn ưu tiên hàng đầu việc bình ổn giá, đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu hóa chi phí hoạt động cùng với việc nắm bắt nhu cầu khách hàng khác nhau để hạn chế những ảnh hưởng dây chuyền tiêu cực đến nền kinh tế trong tình hình lạm phát đang có xu hướng tăng cao.

Ảnh: Thành Nguyễn.

Ảnh: Thành Nguyễn.

Với MM, giải pháp để thích ứng đó là tập trung nắm bắt hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu. Từ đó đa dạng hóa sản phẩm, địa phương hóa nguồn cung, cũng như tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hiện, MM đang tận dụng ưu thế địa phương hóa và kinh nghiệm thu mua hàng hóa dày dặn, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thương hiệu riêng (owned brand) và sản phẩm có giá từ nguồn (direct sourcing) - để mang đến cho khách hàng các sản phẩm có giá cả hợp lý cùng với chất lượng.

Bà Nga cho biết, MM sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi kích cầu, như big pack big size, bundling, buy more save more… mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng trong thời gian tới. MM cũng sẽ phối hợp với Sở Công thương TP.HCM, kêu gọi nhà cung cấp hợp tác bình ổn giá, điều tiết nguồn cung hàng hóa và giá cả trên thị trường, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát gây ra đối với nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn đang dần hồi phục sau đại dịch.

“Tối ưu hóa chi phí hoạt động: như rà soát lại quy trình, tìm kiếm các giải pháp công nghệ kỹ thuật số, giúp tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí không cần thiết. Và nhờ đó tiếp tục tái đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cốt lõi cho khách hàng”, bà Nga cho biết thêm.

Sẵn sàng “Back to school”

Với FPT Retail (FRT), trao đổi cùng phóng viên, địa diện doanh nghiệp này cho biết, FRT vẫn giữ kế hoạch năm đã đặt ra tại đại hội cổ đông và tự tin sẽ đạt kế hoạch. Tương tự với kế hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng, FRT vẫn giữ nguyên kế hoạch và theo đúng tiến độ đã đặt ra.

Hiện tại, FRT vẫn đang kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn trong tình hình lạm phát như: máy tính, dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ,…

Về giải pháp, theo đại diện FRT, hai quý cuối năm là thời gian học sinh – sinh viên quay lại trường học nên nhu cầu đối với máy tính tăng cao. Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai thành công chiến dịch bán hàng mùa “Back to school”, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch về hàng hoá, khuyến mại, nguồn lực…để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

“Với mảng dược phẩm, chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng độ phủ của chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu trên khắp cả nước để có thể tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng”, đại diện FRT nhấn mạnh.

Tin bài liên quan