Người dùng lại mệt mỏi đi bổ sung thông tin ngân hàng, bảo hiểm... Như việc bổ sung ảnh chân dung?

Người dùng lại mệt mỏi đi bổ sung thông tin ngân hàng, bảo hiểm... Như việc bổ sung ảnh chân dung?

Người dùng lại “đau đầu” đi bổ sung lại thông tin sau chuyển đổi đầu số

Dù không thiệt hại nặng nề về kinh tế như việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định nhưng việc thay đổi đầu số thuê bao di động từ 11 số sang 10 số cũng tác động rất nhiều đến người dùng, nhất là việc phải cập nhật lại thông tin ở bên dịch vụ thứ 3.

Lý do nối tiếp lý do!

Việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định của 59/63 tỉnh thành trên cả nước trong 2 năm trước đây đã khiến cho nhiều doanh nghiệp “đau đầu” tìm biện pháp để tránh thiệt hại.

Nhiều doanh nghiệp đã từng phản ánh với Dân trí rằng, thay đổi mã vùng điện thoại cố định khiến cho họ phải bỏ đi hết các bao bì, card visit, bảng hiệu... Để in ấn lại, gây tổn thất không nhỏ.

Thậm chí có một doanh nghiệp vận tải cũng cho biết, hàng chục chuyến xe của đơn vị này cũng phải lột bỏ các mẫu decal để thay thế, tránh bị thiệt hại về kinh tế khi khách hàng không thể liên hệ được.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông lý giải rằng, theo quy hoạch cũ thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2.

Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động. Về lâu dài, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông di động sẽ dẫn đến thiếu số cho di động trong khi thừa số cho cố định.

Đồng thời, với việc không có sự thống nhất trong độ dài quay số dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng dịch vụ.

Quy hoạch mới giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại cố định giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể. 

Người dùng lại “đau đầu” đi bổ sung lại thông tin sau chuyển đổi đầu số ảnh 1

Chuyển đổi đầu số di động 11 số sang 10 số bắt đầu từ 15/9 

Đối với việc chuyển đổi thuê bao 11 số sang 10, sẽ bắt đầu từ 15/9/2018 tới đây, Bộ TT&TT cũng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch kho số để đáp ứng xu thế phát triển lâu dài cho thị trường viễn thông, yêu cầu phát triển của nền kinh tế số:

Giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh... phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0, tránh tình trạng thiếu kho số cho di động trong khi thừa kho số cho cố định.

Bộ TT&TT cũng thừa nhận kế hoạch chuyển đổi có tác động lớn đến doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng, do đó Bộ sẽ phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông để thực hiện các biện pháp thông tin, tuyên truyền kết hợp nhằm tuyên truyền rộng rãi tư tưởng và nội dung chính của kế hoạch, đồng thời hạn chế tối đa tác động của việc chuyển đổi.

Người dùng vẫn rất mệt mỏi!

Một số nhà mạng cho biết, để đảm bảo việc triển khai kế hoạch chuyển đổi không làm ảnh hưởng đến khách hàng, các nhà mạng đã chuẩn bị chu đáo phương án tổng thể điều phối quá trình thực hiện từ truyền thông, kỹ thuật đến chăm sóc khách hàng.

Đại diện VinaPhone cho biết, về truyền thông, VinaPhone dự định sẽ thực hiện qua nhiều hình thức: Poster/Tờ rơi, Banner website, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhắn tin trực tiếp đến từng khách hàng...

Đồng thời, VinaPhone cũng đã chuẩn bị các âm thông báo chuyển đổi mã mạng; thông báo đến các đối tác nước ngoài; và lên kế hoạch thử nghiệm phương án kỹ thuật chuyển đổi mã mạng đối với 1 vài dải số có ít thuê bao: thử nghiệm nội bộ và thử nghiệm liên mạng.

Trong thời gian tới VinaPhone sẽ cung cấp công cụ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi danh bạ trên điện thoại một cách dễ dàng.

Tuy là vậy, nhưng thực tế việc chuyển đổi đầu số 11 số sang 10 số không có quá nhiều thiệt hại về kinh tế như mã vùng điện thoại cố định nhưng vẫn ảnh hưởng đến một số người dùng sử dụng SIM 11 số là số chính thức.

Do đó, họ phải in ấn, thông báo lại các đối tác cũng như thay đổi các bảng hiệu đối với các hộ kinh doanh.

Một vấn đề khác cũng được nhiều người dùng phản ánh đó là các tài khoản mạng xã hội, tài khoản OTT và thậm chí nhiều tài khoản mail, người dùng phải thực hiện việc bổ sung lại từ đầu, gây tốn kém về mặt thời gian và sức lực.

"Nếu không thay đổi số di động trong việc cập nhật lại thông tin tài khoản, những người dùng xác nhập hai lớp hoặc dùng số di động để đăng nhập đều không thể truy cập vì không nhận được mã OTP". Một độc giả phản ánh.

Đặc biệt hơn, nhiều người còn phản ánh rằng, các số di động 11 số của họ bị ảnh hưởng đến thời gian rất nhiều, họ buộc phải đi thay đổi số di động đối với dịch vụ của ngân hàng, bảo hiểm...

Trong khi Bộ chưa nên rõ các giải pháp sau khi chuyển đổi, nhiều người dùng nêu vấn đề: "Nếu đã thông báo chuyển đổi đầu số, thiết nghĩ các bộ ngành nên liên kết với nhau và thay đổi đầu số di động cho người dùng ở các dịch vụ bên thứ 3 để tránh làm phiền người dùng".

Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, những thuê bao di động 11 số thuộc tất cả các nhà mạng tại Việt Nam sẽ chuyển đổi sang 10 bắt đầu từ 15/9/2018 đến hết ngày 30/6/2019.

Thời gian cho phép quay số song song sẽ bắt đầu từ 15/9/2018 đến hết ngày 14/11/2018. Trong thời gian này, người sử dụng quay số theo mã mạng cũ hoặc mã mạng mới thì cuộc gọi đều thành công.

Tin bài liên quan