Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố phiên tòa xét xử đại án "chuyến bay giải cứu".

Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố phiên tòa xét xử đại án "chuyến bay giải cứu".

Người nhận hối lộ nhiều nhất vụ “chuyến bay giải cứu” bị đề nghị tử hình

0:00 / 0:00
0:00
Phạm Trung Kiên được xác định phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhận hối lộ nhiều nhất, thủ đoạn trắng trợn nhất, nên Viện Kiểm sát đề nghị tuyên tử hình.

Sáng 17/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu” bước vào phần đề nghị án, sau khi đại diện Viện Kiểm sát công bố bản luận tội đối với các bị cáo.

Theo đánh giá của Viện Kiểm sát, vai trò nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án là bị cáo Phạm Trung Kiên. Đây là bị cáo có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhận hối lộ nhiều nhất, thủ đoạn trắng trợn nhất, nên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên án tử hình.

Đối với nhóm các bị cáo bị xét xử về tội "Nhận hối lộ", cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị đề nghị tuyên án 12-13 năm tù; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự 18-19 năm tù; Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế 7-8 năm tù; Bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng bị đề nghị tuyên án 7-8 năm tù; Vũ Anh Tuấn, cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh 19-20 năm tù.

Trong 24 bị cáo phạm tội "Đưa hối lộ", người bị đề nghị án phạt cao nhất là Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty BlueSky, từ 11-12 năm tù; còn Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó tổng giám đốc công ty này bị đề nghị tuyên 10-11 năm tù. 22 bị cáo còn lại bị đề nghị tuyên từ 12 tháng đến 11 năm tù.

Liên quan tới cáo buộc "chạy án", bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội bị đề nghị 6-7 năm tù về tội "Môi giới hối lộ"; còn bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an bị đề nghị tuyên phạt 19-20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trong vụ án này, Phạm Trung Kiên được xác định nhận hối lộ với số tiền lớn nhất. Theo đó, Kiên bị cáo buộc lợi dụng vai trò của mình trong quá trình chuyển hồ sơ phê duyệt chuyến bay giải cứu, nhận hối lộ 253 lần, với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng.

Khai nhận với Hội đồng xét xử, bị cáo Kiên cho rằng, chỉ có vai trò tiếp nhận hồ sơ đã được hoàn thiện, sau đó chuyển cho Thứ trưởng ký, rồi chuyển lại cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Thêm vào đó, Kiên bác bỏ cáo buộc ép doanh nghiệp phải chi tiền cho mỗi chuyến bay hoặc khách lẻ như cáo trạng và lời khai của các bị cáo thuộc nhóm doanh nghiệp đã đưa hối lộ cho mình; đồng thời khẳng định, sau khi xong các thủ tục cấp phép chuyến bay thì doanh nghiệp liên hệ gặp để cảm ơn.

Bị cáo này cũng khẳng định, sau khi nhận tiền từ doanh nghiệp, không đưa cho ai khác, mà chỉ về đưa cho vợ và cho vay, đầu tư mua đất tại Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) và hai lô đất tại huyện Ba Vì và Hoài Đức (TP.Hà Nội).

Tuy nhiên, khi được hỏi cho ai vay, thì bị cáo Kiên cho biết, cho chú họ (chú rể) tên là Đông, ở Thái Bình vay, nhưng cả hai vợ chồng đều không nhớ đầy đủ họ tên, địa chỉ của người chú này. Do tin tưởng nhau nên cho vay số tiền lớn.

Bị cáo Phạm Trung Kiên được Viện Kiểm sát đánh giá thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn trắng trợn nhất.
Bị cáo Phạm Trung Kiên được Viện Kiểm sát đánh giá thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn trắng trợn nhất.

Trái ngược với lời khai của Kiên, một số bị cáo nhóm doanh nghiệp khẳng định, bị cáo Vũ Anh Tuấn, cán bộ Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an yêu cầu, họ đã chi cho Tuấn 150 triệu đồng/chuyến, cũng phải “đưa cho người của Bộ Y tế số tiền như vậy”.

Bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch Công ty Vijasun khai, Phạm Trung Kiên đã ép buộc mình và nhiều người khác phải đưa tiền.

“Tôi nhớ từng chi tiết, bị cáo Kiên quát bị cáo Lê Hồng Sơn, nói to gấp rưỡi trong một phòng họp Bộ Y tế, yêu cầu phải chi mấy triệu một khách. Sơn nói như vậy cao, xin 100 triệu đồng/chuyến và Kiên đòi 150 triệu đồng/chuyến, đưa cho Kiên hay Tuấn ở Cục Xuất nhập cảnh cũng được”, Dương khai trước Hội đồng xét xử.

Liên quan tới các chuyến bay của công ty mình, bị cáo Dương cũng cho biết, được cấp phép 17 chuyến và bị Kiên ép chuyển 150 triệu đồng/chuyến, trước mỗi khi cấp phép. Bị cáo này khẳng định: “Tôi bị ép, công ty của tôi phải đưa tiền chứ tôi không muốn đưa”.

“Cứ 8 giờ 30 phút, tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện. Đang dịch Covid-19, cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục, tôi phải cho nhân viên nghe. Nhân viên báo lại anh Kiên muốn gặp anh và Kiên lại đòi tiền. Anh ta gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói Thứ trưởng ký rồi, anh chuyển tiền thì có dấu”, Dương khai thêm.

Tương tự, nhiều bị cáo thuộc nhóm doanh nghiệp đã đưa hối lộ cho Kiên cũng khai nhận, đã bị ép hoặc phải thỏa thuận đưa tiền trước hoặc trong khi nộp hồ sơ cấp phép các chuyến bay, nếu không sẽ bị gây khó dễ hoặc bị từ chối hồ sơ.

Tin bài liên quan