Nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu bằng đường sắt qua Nga tăng vọt do căng thẳng ở Biển Đỏ

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu bằng đường sắt qua Nga tăng vọt do căng thẳng ở Biển Đỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các công ty vận tải hàng hóa đang nỗ lực tìm biện pháp thay thế để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu trước sự gián đoạn do các cuộc căng thẳng ở Biển Đỏ.

Theo dữ liệu từ nền tảng dữ liệu cước phí vận chuyển Xeneta, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đối với ngành hàng may mặc giữa Việt Nam và châu Âu đã tăng 65% trong tuần từ ngày 8/1 tới ngày 14/1 so với tuần trước đó. Trong khi đó, tuyến đường sắt qua Nga lại được nhiều hãng lựa chọn để vận chuyển hàng từ Viễn Đông và châu Âu.

Các công ty tổ chức vận chuyển hàng hóa đã báo cáo số lượng yêu cầu và đặt chỗ cho tuyến đường sắt tăng mạnh. Đường sắt hấp dẫn các công ty vận tải hàng hóa vì nó rẻ hơn vận tải hàng không và nhanh hơn so với sử dụng vận tải đường biển.

Julija Sciglaite, Giám đốc phát triển kinh doanh của RailGate Europe - một nhóm các công ty vận chuyển hàng hóa bao gồm đồ nội thất, đồ chơi, quần áo và phụ tùng ô tô từ Trung Quốc qua Nga đến các nước châu Âu - cho biết, hành trình này mất từ ​​14 đến 25 ngày tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, thời gian vận chuyển tốt hơn đáng kể so với thời gian đi biển.

Vận chuyển đường biển từ Trung Quốc đến cảng Rotterdam của Hà Lan qua Biển Đỏ mất khoảng 27 ngày, nhưng nếu định tuyến lại qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi thì mất thêm khoảng 10 đến 12 ngày. Tuần trước, hãng tàu Đức Hapag Lloyd cho biết họ sẽ tiếp tục định tuyến lại các tàu của mình cho đến khi có thông báo mới.

Đường sắt xuyên Nga

Các công ty đã nêu lên mối lo ngại về việc gửi hàng bằng đường sắt qua Nga. “Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, nhiều công ty lo ngại vận chuyển hàng hóa khi tàu đi qua một phần lãnh thổ Nga”.

Tuy nhiên, kể từ khi căng thẳng ở Biển Đỏ bắt đầu vào cuối năm 2023, nhu cầu về đường sắt đã tăng lên, mặc dù tác động đầy đủ đến nhu cầu sẽ chưa được biết đến trong vài tháng nữa.

Trong khi EU cho phép hàng hóa bị trừng phạt được vận chuyển bằng đường sắt qua Nga, hàng hóa quân sự qua nước này bị cấm thông qua bất kỳ phương thức vận tải nào.

Igor Tambaca, Giám đốc điều hành của công ty hậu cần Hà Lan Rail Bridge Cargcho biết, lượng đặt vé tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu đã tăng 37% trong 4 tuần qua. “Nhu cầu về đường sắt bùng nổ”, ông cho biết.

Rail Bridge Cargo vận chuyển hàng hóa từ linh kiện máy móc đến đồ điện tử và thực phẩm. “Việc chuyển nhượng sang Nga chỉ bị từ chối bởi những khách hàng có vấn đề về đạo đức với Nga. Hầu hết khách hàng không quan tâm đến vấn đề này vì đối với chuỗi cung ứng, họ phải có giải pháp nhanh chóng và đáng tin cậy đến châu Âu”, ông cho biết.

Ngoài ra, những công ty vận tải hàng hóa không muốn gửi hàng qua đường sắt qua Nga có thể sử dụng “hành lang giữa” chạy từ Trung Quốc qua Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Caspian và Kazakhstan, nhưng việc này mất khoảng 26 đến 29 ngày.

Theo ông Igor Tambaca, chi phí vận chuyển một container 40 feet (FEU) từ Trung Quốc đến châu Âu bằng đường sắt hiện vào khoảng 7.900 USD. Theo dữ liệu của Xeneta, con số này cao hơn so với dự báo được đưa ra trước đó là 6.507 USD/FEU đối với vận tải đường biển giữa Viễn Đông và Địa Trung Hải.

Các ga đường sắt của Trung Quốc bao gồm Xian, Thành Đô và Nghĩa Ô đã tăng giá cước mạnh, mặc dù mức giá này không cao ở mức như thời kỳ đại dịch Covid-19 hoặc khi Kênh đào Suez bị tắc nghẽn do sự cố tàu Ever Given vào năm 2021. Cho đến nay, các chuyến tàu vẫn chạy đúng giờ nhưng điều đó có thể thay đổi.

“Khả năng lớn là do tình trạng đặt trước quá nhiều sẽ xuất hiện sự chậm trễ, câu hỏi đặt ra là nhanh và lớn như thế nào”, bà Julija Sciglaite cho biết.

Tình trạng gián đoạn tiếp tục

Marco Forgione, Tổng giám đốc Viện Xuất khẩu và Thương mại Quốc tế dự đoán tình trạng gián đoạn ở Biển Đỏ sẽ tiếp tục trong nhiều tháng hoặc có thể là cả năm 2024.

“Việc điều chỉnh chuỗi cung ứng và đưa mọi thứ trở lại trật tự sẽ mất nhiều tháng. Những gì chúng ta đang thấy ở Biển Đỏ sẽ tiếp tục gây gián đoạn cho thương mại quốc tế toàn cầu. Bạn không thể chỉ thay thế mọi thứ đang diễn ra bằng các loại phương thức vận tải thay thế”, ông cho biết.

Theo Paul Brashier, Phó chủ tịch của ITS Logistics, về lâu dài, cuộc căng thẳng Biển Đỏ có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu từ khỏi Mỹ.

“Trong ngắn hạn và dài hạn đối với châu Âu, chi phí để có được hàng hóa sẽ tăng lên. Liệu điều đó có khả năng thay đổi cán cân thương mại giữa châu Âu và châu Á, giữa châu Âu và Mỹ? ... Rất, rất, rất có khả năng xuất khẩu của Mỹ có thể đạt được một số lực kéo nhờ điều này”, ông cho biết.

Tin bài liên quan