Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước

(ĐTCK) Đó là nhận định của các chuyên gia trong buộc Giao lưu trực tuyến: “Nhận diện cơ hội đầu tư quý II” được tổ chức tại ĐTCK chiều ngày 12/4.
 

 Các khách mời tham gia giao lưu gồm:

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 1

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 2

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 3

Ông Nguyễn Sơn
 Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCK)

Ông Hoàng Đình Lợi
Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Ông Trần Thế Anh
Phó Tổng giám đốc  Tập đoàn FLC (FLC)

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 4

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 5

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 6

Ông Lê Công Thiện
Giám đốc Môi giới CTCK TP. HCM (HSC)

Ông Nguyễn Văn Dũng
Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)

TS. Phạm Kinh Luân
Chuyên gia phân tích độc lập

 Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 7

   
 

Ông Phạm Xuân Hà
Chủ tịch HĐQT CTCP Vang Thăng Long (VTL)

   
 
NỘI DUNG TRỰC TUYẾN

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 8

hoàng thị huyền - hoangthihuyen09@gmail.com

Xin hỏi các khách mời 2 câu hỏi:

1. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 liệu có trầm lắng như năm 2012 không? Quy luật thị trường năm 2013 có gì khác so với các năm trước?

2. Năm 2013, nhà đầu tư chứng khoán nên đầu tư vào khối doanh nghiệp nào ổn định và có sinh lời?

Xin cám ơn các ông!
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Về câu hỏi thứ nhất:
Đây là một câu hỏi khó, tôi không thể đoán được chỉ số chứng khoán năm 2013 là bao nhiêu điểm. Tuy nhiên, nếu bạn biết câu nói của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett ” Giá cổ phiếu tăng xảy ra một trong ba điều kiện :1) Lãi suất giảm; 2)GDP tăng trưởng cao hơn năm trước; và 3) Lợi ích cổ đông tăng” thì tìm ngay ra câu trả lời. Tôi sẽ trả lời giúp bạn một phần:
- Lãi suất năm 2013 đã và sẽ giảm thêm , vì ổn định kinh tế vĩ mô căn bản đã đạt được, đặc biệt là mức lạm phát, tỷ giá ổn định, và lãi suất tiền gửi về cơ bản tương đương năm 2007. Dư địa giảm lãi suất vẫn còn 1-2%/năm. Lãi suất cho vay có chiều hướng giảm ,do tín dụng đóng băng. Đến đầu tháng 4, KBNN huy động trên 57 nghìn tỷ TPCP; lãi suất tín phiếu 6,7%, TPCP 3-5 năm khoảng 8-9%, 10 năm là 10%; lãi suất liên NH qua đêm 2-4%; thanh khoản NH tốt; lãi suất tiền gửi giảm theo quy luật cung cầu cụ thể là lãi tiền gửi giảm <=7,5% và kỳ hạn trên 1 năm 9-10%; ít NHTM vượt rào. Dư địa giảm lãi suất vẫn còn nếu NHNN mạnh tay với chính sách chống Dollar hóa như hạ tiền gửi lãi suất USD xuống 1% thay vì 2%/năm áp dụng cho các nhân, khi đó VND có thể hạ thêm 1% lãi suất.
- Lơi ích cổ đông có thể gia tăng, tôi chỉ khái quát chung ( tất nhiên tùy từng cổ phiếu có thể tăng hay giảm, bạn phải xem xét kỹ), vì các lý do : Chính phủ đã nhận biết được hầu hết các nguyên nhân gây ra yếu kém của nền kinh tế , và đã đề ra các giải pháp : Thông qua đề án tái cơ cấu nền kinh tế, đang triển khai đề án tái cấu trúc hệ thống NHTM, và thông qua Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ nhằm hỗ trợ hâm nóng thị trường BĐS, xử lý nợ xấu, và hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể là việc gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN năm 2012, và đặc biệt nếu như quốc hội thông qua việc giảm mức thuế phổ thông TNDN từ 25% xuống 23% từ năm 2013 và xuống 20% từ 1.1.2016. Hơn nữa, do lãi suất cho vay giảm, nên các DN vay vốn có điều kiện giảm chi phí => Lợi nhuận sẽ cải thiện => giá CP tăng.
• GDP có tăng hơn năm 2012 không?: Năm 2013 , Quốc hội đã đặt mục tiêu kinh tế : GDP tăng 5,5%; Lạm phát thấp hơn con số 2012 (tức dưới 6,81%); Kim ngạch XK tăng 10%(đạt khoảng 124,3 tỷ USD); Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK ở mức 8% ; Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP không quá 4,8%. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế IMF, WB, và các NHTM quốc tế , và qua tình hình kinh tế quý I, khả năng GDP tăng 5,7% cho năm 2013, và năm 2014/ 2015 GDP tăng trưởng quay lại mức 7% nếu áp dụng quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế. Thực tế quý 1/2013, GDP đã tăng 4,89% (quý 1/2012: GDP tăng 4,75%).
• Ngoài ra còn một số yếu tố có tác động tích cực đến TTCK như:
- Mặt bằng giá cả cổ phiếu trên TTCK quá rẻ so với các nước trong khu vực;
- Thị trường BĐS tiếp tục suy yếu.
- Chính sách chống đô la hóa, và vàng hóa đang phát huy tác dụng, làm giảm sức hấp dẫn của dân chúng khi tích lũy vàng và ngoại tệ.
- Dự trữ ngoại hối quốc gia tăng mạnh so với các năm trước.
- Dự trữ ngoại hối và vàng của trong dân vẫn còn nhiều. Khác với quốc gia khác , người dân mắc nợ thẻ tín dụng, và nợ thế chấp mua nhà, người dân VN mắc nợ ít, ngoại trừ các DN kinh doanh mặc nợ do dùng đòn bẩy nhiều trong chu kỳ kinh tế những năm 2007.
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 9

Ông Nguyễn Văn Dũng
Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)

- Nền kinh tế VN thuộc nhóm đang phát triển “ Emerging Market” , với dân số 90 triệu và lực lượng lao động trẻ, nên nhu cầu tiêu dùng còn lớn so với các nước đã phát triển khi bị khủng hoảng. Nền kinh tế ngầm “ chưa thống kê “ chiếm tỷ trọng đáng kể, theo ước tính khoảng 20-30% GDP chưa đưa vào con số thống kê chính thức. Là nguồn lực đáng kể giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
• Tuy nhiên, năm 2013 vẫn có những rủi ro có thể xóa hết những yếu tố tích cực trên.Các rủi ro này là:
- Rủi ro lớn nhất là lạm phát còn tiềm ẩn, có liên quan đến một số chính sách: 1) Lương tối thiểu theo 4 vùng tăng từ 1/1/2013. Một mặt nâng cao thu nhập người dân, làm tăng nhu cầu tiêu dung. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, tiền lương tăng như một cú sốc tiêu cực đối với doanh nghiệp. Mức tăng không nhiều song sẽ tạo áp lực tăng giá, do có thể gây ra lạm phát tâm lý; 2) Giá điện tăng: kể từ 22/12/2012 , giá điện tăng 5% lên mức giá điện bình quân là 1.437đ/KW. Đây là lần tăng thứ 2 kể từ 1/7/2012 của EVN. Dù chiếm tỷ trọng nhỏ chi phí của hoạt động sản suất, và chi phí sinh hoạt của người dân, nhưng việc tăng giá điện ảnh hưởng đến lạm phát, và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là không nhỏ. Với mức lỗ lũy kế EVN, đồng thời giá đầu vào chịu sức ép tăng giá trong năm 2013 tạo áp lực tăng giá điện, qua đó gây sức ép tăng lạm phát do hiệu ứng chi phí đẩy; 3) Giá dịch vụ giáo dục và y tế tại một số địa phương có thể phải tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình; và 4)Không loại trừ khả năng có những đột biến về giá dầu thô trên thị trường thế giới.
- Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế vẫn còn cao so với mức lãi tiền gửi, và mức lạm phát. Do nợ xấu còn cao, và tín dụng đóng băng, cộng với chủ trương của chính phủ là các NHTM phải tự bù đắp xử lý nợ xấu từ nguồn lực của cổ đông ,trước sức ép của công luận là lấy từ tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu. Hơn nữa, chính sách huy động TPCP của kho bạc với lãi suất cao hơn tiết kiệm ngắn hạn, đang làm nguồn vốn NH dành cho DN ngày càng cạn kiệt, và làm tín dụng đóng băng ngày càng trầm trọng thêm.
- Tổng cầu của nền kinh tế có thể tiếp tục suy giảm nếu chính phủ không thực hiện quyết liệt các giải pháp kích thích kinh tế. Nguyên nhân chính giảm tổng cầu là TT BĐS tiếp tục suy giảm ỏ phân khúc trung cao cấp; năng lực tài chính của doanh nghiệp, và các hộ gia đình đã suy kiệt sau vài năm khủng hoảng chịu mức lãi suất cao, và lạm phát phi mã.
- Rủi ro về nguồn tài chính vốn đang khan hiếm trong nền kinh tế có thể bị phân bổ lệch lạc, chảy vào nhóm lợi ích, khi thực hiện chính sách phá băng BĐS, giảm nợ xấu và hàng tồn kho, nếu thực hiện không minh bạch.
- Rủi ro về độ chễ thực thi chính sách: Do thể chế thiếu giám sát, và sự chống đối của các nhóm lợi ích khi thực thi các giải pháp chính sách của chính phủ: chính sách phá băng BĐS; chính sách tiền tệ, NH; chính sách tài khóa..

Còn câu hỏi thứ 2, tôi đã trả lời ở trên. Cảm ơn bạn!
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 10
 Ông Phạm Kinh Luân: 1. So với năm 2012, TTCK sẽ sôi động hơn. Quy luật thị trường năm 2013 khác với những năm trước ở một điểm rất cơ bản: đó là trong năm nay, ảnh hưởng của rủi ro vĩ mô cũng như rủi ro thị trường đối với hoạt động giao dịch vẫn còn lớn, nhưng ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là những rủi ro về doanh nghiệp và cổ phiếu. Do vậy việc lựa chọn được cổ phiếu tốt và/hoặc công ty tốt sẽ quyết định đến việc thành công hay thất bại.

2. Mục tiêu sinh lời và ổn định là mong muốn của bất cứ nhà đầu tư nào. Nhưng ở đây vấn đề là tính sinh lời mang tính chất tương đối, 10 đồng cũng là lời nhưng so với 15 đồng vẫn là kém hơn, nên việc ở đây là nhìn nhận khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp còn lại.
 Ông Lê Công Thiện: Theo tính chu kỳ, thị trường chứng khoán thường tăng điểm trong 4 tháng đầu năm vì đây là giai đoạn doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh của năm cũ, rồi sau đó đến đại hội cổ đông thường niên công bố kế hoạch kinh doanh của năm mới. Nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 7, thị trường thường kém sôi động, có lẽ vì thiếu thông tin hỗ trợ.
Tôi nghĩ chu kỳ này có thể lập lại trong năm nay. Tuy nhiên, có một điểm mới trong diễn biến thị trường năm 2013 là VN-Index đã vượt qua được mức điểm cao nhất của năm 2011 và 2012. Nên sau giai đoạn tạm gọi là trầm lắng từ tháng 5 đến tháng 7, thị trường có thể tăng điểm trở lại từ tháng 8 trở đi.
Khoảng dao động của thị trường trong 2 năm gần nhất là từ vùng 350 đến 490, 2013 có thể nâng lên

Về câu hỏi thứ 2 của bạn trùng với câu hỏi với nhà đầu tư khác và HSC đã trả lời nên chúng tôi xin không nhắc lại.
 Ông Hoàng Đình Lợi: Tôi cho rằng TTCK năm 2013 sẽ không trầm lắng như năm 2012 những cũng không quá nóng. Năm 2013 được đánh giá là năm của những chính sách và tiếp tục quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Do đó, sẽ có nhiều thông tin tốt cũng như xấu khá đan xen có thể được đưa ra. Quá trình tái cơ cấu sẽ có những "tổn thương" nhất định, nhưng cơ bản theo hướng bền vững và phát triển tốt hơn. Vì vậy, thị trường CK sẽ có những phản ứng dao động với biên độ rộng hơn (nhiều con sóng lên xuống hơn). Điều này cũng có nghĩa trung bình giao dịch toàn thị trường năm 2013 sẽ tốt hơn 2012.

Theo tôi, năm 2013, NĐT có thể xem xét đầu tư vào nhóm những cổ phiếu như ngành cao su, hàng tiêu dùng, hóa chất.
 

Thế Dũng - Hai Bà Trưng, HN

Theo ông Thiện, nếu danh mục của mình hiện còn 3-4 mã penny và công ty cũng không có mấy triển vọng, giá CP hiện chỉ còn 1/5 giá gốc. Có nên bán thời điểm này và chuyển sang mua những mã khác, giá CP đang rất cao không?

nên chú ý đến những CP đạt tiêu chí nào thời điểm này?

Xin cố gắng trả lời câu hỏi của tôi với!
 Ông Lê Công Thiện: cám ơn anh Thế Dũng đã hỏi. Câu hỏi của anh rất hay nhưng hơi khó để tôi trả lời cụ thể. Về nguyên tắc chung, các mã penny hiện nay có nhiều mã có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách. Mặc dù công ty không nhiều triển vọng nhưng vẫn có khả năng thị giá sẽ tăng gần với giá trị sổ sách. Khi đó, bán cũng không muộn.

Nhưng nếu công ty có mức lỗ lũy kế gần với vốn điều lệ thì nên bán ngay, chuyển sang mã khác.

Trong đầu tư chứng khoán, theo tôi không có khái niệm giá cao hay giá thấp. Chúng ta nên chọn mua ở những vùng giá tốt và bán khi cổ phiếu ở vùng giá cao hơn.
ví dụ vào ngày 29/3, có 1 nhà đầu tư hỏi tôi có nên mua cổ phiếu VNM không và họ quan ngại là giá quá cao. Khi đó, giá VNM 118 ngàn đồng/cp. Tôi tư vấn họ mua, và đến 10/4, khi giá cổ phiếu VNM lên 129 ngàn đồng/cp, tôi đã khuyên khách hàng bán/ Như vậy trong vòng 10 ngày, khách hàng đã lời được 10% trong đầu tư này.
 

Mai Hồng - Quận 2, TP HCM

nếu tôi có 5 đồng tiền dành dụm thời điểm này, theo các ông nên bỏ ra mấy đồng chơi chứng khoán. Tôi rất mê CK nhưng thấy bạn bè lỗ nhiều quá nên sợ, mãi chưa dám mua.
Thủ tục mở tài khoản tại HSC như thế nào, những NĐT mới như tôi có thể được hỗ trợ ra sao?
 Ông Lê Công Thiện
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 11
Ông Lê Công Thiện
Giám đốc Môi giới CTCK TP. HCM (HSC)

chào anh, cám ơn anh đã gởi câu hỏi này. Thưa với anh, 5 đồng hiện nay ít quá, làm sao đầu tư được.
Để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi cần thêm một số thông tin về các nhu cầu trong tương lai của anh. Ví du anh có con không, bao nhiêu tuổi, có dự định du học không...trên cơ sở chi tiết, chúng tôi mới xác định anh sẽ bỏ bao nhiêu tiền bỏ vào chứng khoán. Ngoài ra, trong số tiền chúng tôi tư vấn cho đầu tư chứng khoán, chúng tôi cũng cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro của anh để chia ra hình thức đầu tư khác nhau.

Thưa anh, trước đây bác Lê Duẩn có nói, làm cách mạng phải chấp nhận 30% rủi ro, đầu tư cũng phải chấp nhận rủi ro huống chi đầu tư chứng khoán. Do đó, nếu chơi chứng khoán chúng ta cần xác định rủi ro là gì và xây dựng kế hoạch để hạn chế rủi ro và tạo hiệu quả tốt nhất.

Việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, nhân viên HSC sẽ hỗ trợ cho anh. HSC có 6 phòng giao dịch trên cả nước, xin anh vui lòng liên hệ với các phòng giao dịch của HSC. Chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết, trực tiếp cho anh về các thủ tục mở tài khoản và những tư vấn đầu tư khác.
 

Dam van quynh - Damvanquynhtb@gmail.com

Xin hỏi các vị khách mời tham gia buổi giao lưu 2 câu hỏi:

1. Năm 2013 những ngành nào được hưởng lợi nhiều từ chính sách của Việt Nam?

2. Năm 2013 những ngành nào có tăng trưởng lơị nhuận cao?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Về các ngành nghề được hưởng lợi, theo chúng tôi, gồm:
- Nông nghiệp, kinh doanh hàng xuất khẩu, và liên quan với nông nghiệp như: Thủy sản, phân bón vì lơi thế cạnh tranh quốc gia VN là nông nghiệp, chi phí nhân công rẻ, và NHNN có chính sách ưu đãi cho nhóm này vay vốn giá rể bằng Thông tư số 14, theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm. Mức lãi suất vayNHNN quy định là 11%/năm.
- Dầu khí và Công nghiệp khai khoáng: VN có lợi thế cạnh tranh, là 1 quốc gia giàu tài nguyên về dầu mỏ, và khí đốt, cũng như một số khoáng sản cơ bản khác. Ngoài ra, thu ngân sách nhà nước năm nay sẽ khó khăn nên phải bù đắp bằng nguồn thu từ dầu lửa..
- Hàng tiêu dùng: Sữa , Đồ uống, Fast food, vì với dân số gần 90 triệu và lực lượng lao động trẻ, nên nhu cầu tiêu dùng còn lớn so với các nước đã phát triển.
- Các ngành nhựa, cao su, sản xuất điện. Cũng được hưởng lợi.

Còn về những ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận cao, theo chúng tôi, không có thống kê về ngành tại VN tin cậy, vì các DN đa ngành đa nghề. Có dữ liệu tỷ suất lợi nhuận (ROE) của từng DN niêm yết trên trang: finance.tvsi.com.vn. Tùy từng DN, tuy nhiên các DN thuộc ngành nghê trên sẽ có tăng trưởng lơị nhuận cao.
 Ông Phạm Kinh Luân: 1. Nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ những chính sách đã, đang và sẽ thực thi. Trong một ngày, có doanh nghiệp biết tận dụng chính sách thì sẽ được hưởng lợi trong khi doanh nghiệp khác không tận dụng được. Ví dụ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các chính sách hiện nay đang hỗ trợ lĩnh vực đó rất nhiều nhưng DN xuất khẩu mà không có vùng nuôi, không tự sản xuất ra cá thì sao có thể cạnh tranh được. Hoặc DN không biết tái cấu trúc lại, vẫn tiếp tục dàn trải thì sao có thể tận dụng được.

2. Rất khó nói ngành nào sẽ có tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2013, nhưng sự phân hóa trong khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sẽ là rất lớn. Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, những ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cấu trúc chắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng những ngân hàng có nền tảng vững chắc, và mạng lưới rộng thì chắc sẽ được hưởng lợi nhiều.
 Ông Lê Công Thiện: Về câu hỏi ngành nào hưởng lợi nhiều từ chính sách của VN, bạn có thể tìm thấy trả lời trong các câu trước. Chúng tôi chỉ xin trả lời về ngành nào có tăng trưởng lợi nhuận cao.
Theo HSC, một số ngành nghề có thể đạt được sự ổn định hay thậm chí tăng trưởng doanh thu bao gồm hàng tiêu dùng thiết yếu, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, các công ty khai thác dịch vụ hậu cần cảng biển, các công ty nhiệt điện. Thêm vào đó, quá trình xử lý nợ xấu cũng sẽ tác động tốt đến một số ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết.
Ngoài ra, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản khiến đồng JPY giảm mạnh trong thời gian qua cũng có tác động đến các doanh nghiệp có vay nợ lớn bằng đồng tiền này, và các nhà nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản cũng sẽ được hưởng lợi.
 

Tuấn Lộc - Nguyễn Huệ, Q.1,Tp,HCM

Thưa ông Thiện, không biết HSC dự kiến sẽ nâng cấp, cải thiện mình như thế nào trong năm 2013? Ông có thể cho biết HSC muốn thấy mình sau 5 năm nữa sẽ như thế nào?
 Ông Lê Công Thiện: Chào anh Tuấn Lộc, HSC đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới. Chúng tôi đặt khách hàng làm trung tâm cho mọi sự đổi mới của mình với mục tiêu gia tăng sự hài lòng của khách hàng bao gồm khách hàng bên ngoài, cổ đông và nhân viên.

5 năm tới, chúng tôi đặt mục tiêu HSC sẽ là một trong những CTCK Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn quốc tế trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 12
 

Vị Xuyên - Nam Định

Chào ông Thế Anh! Đã hết quý I, nhưng FLC hiện vẫn chưa công bố thông tin cụ thể về chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh 2013.
 Ông Trần Thế Anh: Chào bạn. Ngày 25/4, CTCP Tập đoàn FLC sẽ tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2013. Vì vậy, theo quy định hiện hành, FLC đã thực hiện công bố các tài liệu phục vụ cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2013 trên website.

Cụ thể, năm 2013, FLC đăt muc tiêu 1.784 tỷ đồng doanh thu, 153 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng truy cập www.flc.vn nhé
 

Lê Minh Dung - Đống Đa, Hà Nội

Xin chào ông Hoàng Đình Lợi. Tôi cảm thấy rất ấn tượng với kết quả lọt vào Top 10 thị phần môi giới HNX của SHS, thậm chí Top 5 cũng không nằm ngoài tầm hướng tới của công ty. Tôi muốn được biết, công ty có tự tin sẽ giữ vững vị trí Top 10 này trong suốt năm 2013 hay không?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Cảm ơn anh. Với khả năng của SHS cùng các giải pháp đã đề ra và sự quyết tâm của tập thế BLĐ, CBNV của Công ty, chúng tôi rất tự tin về việc sẽ tiếp tục nâng cấp được vị trí của SHS trong top các CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới
 

Trần Hoài Linh - Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Được biết VTL vừa quyết định chuyển niên độ kế toán. Xin hỏi vì sao Công ty lại có thay đổi này?
 Ông Phạm Xuân Hà: Từ năm 2013, niên độ kế toán của VTL sẽ thay đổi từ 01/01 đến 31/12 thành 01/04 đến 31/03 để để phản ánh đúng đặc thù kinh doanh thời vụ của Công ty. Riêng năm 2013, niên độ kế toán được tính từ 1/1 đến 31/3/2014 (15 tháng). Thực tế, mùa tiêu thụ lớn nhất của Công ty là vào dịp lễ tết, trong khi khoảng thời gian kết thúc năm tài chính 31/12 (tính theo dương lịch) đến thời điểm tết Âm lịch thì luôn luôn thay đổi. Do vậy, Công ty phải đổi niên độ kế toán để phù hợp với hoạt động của mình.
 

Phương Mai - CTCK VNDS

Xin gửi câu hỏi này đến ông Sơn, UBCK

Nhà đầu tư chúng tôi rất muốn có thêm các công cụ đầu tư mới để lựa chọn đầu tư và hạn chế rủi ro. Mới đây tôi thấy UBCK cho ra đời sản phẩm quỹ mở, nhưng thực sự là quá mới, nên tôi cũng chưa dám tham gia.
Nghe mấy công ty quản lý quỹ chào sản phẩm này khá hay, nhưng làm thế nào để chúng tôi hiểu về sản phẩm quỹ mở, thưa ông? Ngoài ra, UBCK còn chuẩn bị ra sản phẩm gì nữa, thưa ông?
 Ông Nguyễn Sơn
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 13
Ông Nguyễn Sơn
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCK)
Trong năm 2013, UBCK đưa vào vận hành một số sản phẩm mới như: quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán... Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết các sản phẩm mới, cơ quan quản lý cũng đã tổ chức tập huấn và phối hợp với các thành viên thị trường phổ biến kiến thức cho công chúng nhà đầu tư để triển khai vào thực hiện. Như bạn biết các sản phẩm đưa vào vận hành trong năm 2013 khá mới và khá phức tạp nhạy cảm, đòi hỏi các thành viên tham gia cần có hiểu biết kỹ, cũng như chịu đựng được các rủi ro cho việc sử dụng các sản phẩm mang tính đòn bẩy. Vấn đề bạn nêu hiện tại các CTCK và công ty QLQ trong quá trình triển khai bán sản phẩm đã có tổ chức tập huấn, giới thiệu công cụ và cách thức đầu tư. Vì vậy, bạn có thể tiếp cận với các thành viên thị trường để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm trước khi ra quyết định đầu tư. Chúc bạn đầu tư thành công
 

hoàng thị huyền - lê chân Hải Phòng

Xin hỏi các chuyên gia tham gia buổi giao lưu, các chính sách có liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh BĐS, có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu BĐS trên sàn chứng khoán trong quí 2/2013?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Theo kinh nghệm khủng hoảng BĐS của Nhật Bản, giá BĐS có thể giảm đến 80% và kéo dài đến 20 năm. Về thị trường BĐS Việt Nam, ở miền Bắc có thể kéo dài sự suy giảm vài năm nữa. Ở miền Nam, thị trường có thể giảm thêm 1 đến 2 năm nữa.
Quy mô của thị trường BĐS trong nền kinh tế Việt Nam là quá lớn. Nên gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng của Chính phủ cho một số đối tượng mua nhà dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 chỉ tốt cho các doanh nghiệp có sản phẩm phù hợp đối tượng của gói hỗ trợ.
Các cổ phiếu BĐS niêm yết chủ yếu tập trung ở phân khúc trung và cao cấp, ngoại trừ một số DN như Nam Long, Thủ Đức House được hưởng lợi. Tuy nhiên, gói hỗ trợ mới đang được dự thảo, chưa chắc quý II đã được triển khai nên các DN niêm yết sẽ chưa hưởng lợi trong quý II.
 Ông Phạm Kinh Luân: Sẽ có tác động không thuận lợi, vì:
- DN có đảm bảo được chữ tín về thời hạn giao nhà cho những người giao tiền trước không? Nếu không đảm bảo được thì chịu chế tài gì? Cái đó DN phải tự trả lời.
- Để hỗ trợ cho thị trường BĐS, vừa nới chỗ nọ, thắt chỗ kia. Cụ thể thắt nguồn cung. Đối với những dự án chưa đền bù hoặc đền bù giải tỏa một phần sẽ bị ngừng. Vậy thì có bao nhiều công ty BĐS trên hai sàn đang trong tình trạng như vậy?
 

Thanh tú - meocon2266@yahoo.com

Xin đặt câu hỏi với Ông Hà, chủ tịch VTL. Năm 2012 Công ty lỗ, vậy kết quả kinh doanh quý I/2013 của Công ty có khả quan không và khả năng Công ty có hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2013 hay không?
Xin cảm ơn Ông
 Ông Phạm Xuân Hà: Năm 2012, VTL lỗ 2,4 tỷ đồng, tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến việc Công ty lỗ là do các ngành nghề kinh doanh phụ như sản xuất nhựa... Trong khi đó, sản xuất lõi của Công ty là rượu vang thì vẫn có lãi và kinh doanh tốt. Từ năm 2013, Công ty đã thực hiện cơ cấu lại, cắt bỏ các ngành nghề phụ nên hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều khả năng Công ty sẽ hoàn thành lợi nhuận theo kế hoạch là 5,5 tỷ đồng trong năm 2013.
 

Trần Văn Tốp - Dĩ An, Bình Dương

Tôi được biết, cùng với môi giới, TVSI lấy tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán làm hoạt động chủ đạo. Vậy hiện tại, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán đang được Công ty triển khai như thế nào? Bối cảnh lãi suất thì cao trong khi tỷ suất sinh lời từ đầu tư chứng khoán hiện không thực sự hấp dẫn có hạn chế hoạt động này của Công ty không?
 Ông Nguyễn Văn Dũng
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 14
Ông Nguyễn Văn Dũng
Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)
TVSI xác định nghiệp vụ môi giới là cốt lõi, các nghiệp vụ khác trong đó có tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán là bổ trợ. Trong giai đoạn năm 2011 và 2012, TTCK có mức thanh khoản bình quân ở mức thấp nhưng doanh thu hoạt động môi giới của TVSI vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 tỷ trọng doanh thu khác trong đó có tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán giảm mạnh.

Hiện TVSI vẫn đang triển khai cho khách hàng vay Margin để hỗ trợ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư và các hình thức dịch vụ tài chính khác tuân thủ đúng các quy định của UBCK, của các Sở GDCK để đảm bảo an toàn cho TVSI và cho chính nhà đầu tư.
Mặc dù lãi suất cho vay Margin nói chung trên TTCK ở mức cao(phổ biến 17-19%/năm), nhưng so với vay tiêu dùng của hệ thống ngân hang(20-25%) thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa đặc thù của khoản vay Margin là hỗ trợ khách hàng giao dịch với những mã chứng khoán cụ thể, do vậy mặc dù xu hướng của TTCK nói chung trong 2 năm vừa qua là giảm, nhưng trong những giai đoạn nhất định vẫn có sóng tăng và vẫn có những mã chứng khoán tăng giá. . Ngoài ra, khi vay Margin TVSI người vay có lợi ích mà vay cầm cố của ngân hang không có , là vay Margin là khoản vay không có thời hạn quá hạn, không thu lãi phạt quá hạn, trả lãi bất kỳ khi nào, rút lãi tự động, mà không cần báo trước miễn là đảm bảo tỷ lê tài sản ký quỹ Do vậy các nhà đầu tư theo xu hướng trading ngắn hạn vẫn có nhu cầu sử dụng sản phẩm này rất cao.

Thực tế lãi suất cao và xu hướng giảm điểm của TTCK trong 2 năm vừa qua có ảnh hưởng đến nhu cầu vay margin của các nhà đầu tư, thể hiện ở dư nợ vay bình quân giảm xuống. Mức ảnh hưởng đến doanh thu là khá lớn, nhưng bù lại, Khách hang TVSI ngày càng đông, TVSI thực hiện việc quản trị rủi ro chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng và cắt giảm các chi phí tối đa để tăng hiệu quả hoạt động. Do vậy mặc dù tổng doanh thu giảm, nhưng, dư nợ tăng, và lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh của TVSI lại tăng lên.
 

dautugiatri@gmail.com.vn -

Nhiều ý kiến cho rằng, việc kiềm chế lạm phát ở mức 6-6,5% như kế hoạch sẽ vừa khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn năm ngoái, quan trọng hơn là tiếp tục làm trầm trọng thêm tổng cầu vốn đang yếu của nền kinh tế. Quan điểm của các ông về vấn đề này thế nào, có nên chấp nhận đưa lạm phát lên 7-8% để đảm bảo GDP tăng trưởng tốt hơn, tạo thêm xung lực mới cho nền kinh tế?
 Ông Phạm Kinh Luân
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 15
TS. Phạm Kinh Luân
Chuyên gia phân tích độc lập
Câu hỏi đặt ra: tăng trưởng dựa vào cái gì? Dựa vào đất đai, tài nguyên, vốn (nói một cách chung nhất: phát triển về lượng) hay là dựa vào công nghệ, dựa vào tri thức (nói cách khác: phát triển về chất).

Thực tế của những năm qua cho thấy điều gì? Phát triển rất nhanh nhưng hoàn toàn là dựa vào tài nguyên, dựa vào lao động, chủ yếu là phát triển về lượng, nhưng năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả đầu tư thấp. Liệu tiếp tục hay không?

Vậy thì để nền kinh tế có hiệu quả thì nguồn lực phải được phân bổ một cách có hiệu quả. Và điều gì đảm bảo cho việc phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả? Đó chính là môi trường đầu tư minh bạch và mang tính cạnh tranh. Có như vậy mới thanh lọc những gì yếu kém và nuôi dưỡng được những cái tốt. Toàn bộ chính sách hiện nay đang nhằm mục tiêu đó.
 Ông Lê Công Thiện: Tăng trưởng GDP ở mức cao là một mục tiêu cần thiết, nhưng không phải là mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này. Chính phủ đang tập trung tái cấu trúc lại nền kinh tế thông qua tái cơ cấu và giám sát chặc chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh xử lý nợ xấu khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Đây mới là những mục tiêu quan trọng

Từ sau khi gia nhập WTO, cung tiền M2 đã tăng lên rất nhiều để kích thích tăng trưởng kinh tế. Và vô tình, sự tăng trưởng của GDP phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng cung tiền. Đến khi cung tiền nhiều hơn mức cần thiết để GDP tăng trưởng trong khi hoạt động đầu tư không hiệu quả thì một phần nguồn tiền này được giải ngân vào các lĩnh vực nóng như bất động sản hoặc các lĩnh vực đầu cơ như vàng và ngoại tệ.

Từ đó dẫn đến nhiều bất ổn về mặt kinh tế cũng như xã hội, giá cả hàng hóa tăng nhanh hơn mức tăng của thu nhập khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp, bong bóng trong lĩnh vực bất động sản, nợ xấu xuất hiện trong nhiều lĩnh vực…

Và trong giai đoạn này hoặc có thể kéo dài thêm vài năm nữa (tùy thuộc vào nguồn lực của quá trình tái cơ cấu), chúng ta phải xử lý những bất ổn nêu trên để nền kinh tế quay về quỹ đạo, khi đó GDP sẽ tăng trưởng với chất lượng tốt hơn.
 Ông Hoàng Đình Lợi: Chúng tôi cũng đồng ý việc kiềm chế lạm phát ở mức 6 – 6,5% như kế hoạch đề ra của Chính phủ sẽ rất khó khăn. Một mức lạm phát hợp lý để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay là cần thiết vì việc quá thắt chặt chính sách nhằm giữ lạm phát ở mức thấp cũng có thể gây ra nhưng hệ lụy khó lường hơn, như tình trạng lạm phát đình đốn – Đình lạm chẳng hạn
 

Lam Phương - CTCK SSI


Kính chào ông Sơn,
Rất cảm ơn ông đã tham dự cuộc giao lưu này. Tôi rất muốn hỏi ông 1 câu hỏi:
UBCK đã nâng tiêu chuẩn niêm yết trên 2 Sở GDCK, liệu các ông có tính đến việc loại bỏ những DN không đủ tiêu chuẩn này khỏi sàn không? Tôi hỏi câu này vì thấy TTCK có quá nhiều mã cổ phiếu nhỏ, gây mất tập trung cho nhà đầu tư như chúng tôi.
Xin cảm ơn ông và UBCK
 Ông Nguyễn Sơn: Cùng với việc tái cấu trúc TTCK, cơ quan quản lý đang tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa trên hai Sở GDCK, trong đó có việc nâng tiêu chuẩn niêm yết trên hai sàn. Theo Nghị định 58, công ty niêm yết trên HOSE phải có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng và có 300 cổ đông trở lên. Về tiêu chí tài chính, phải là doanh nghiệp hai năm có lãi liên tiếp và không có lỗ lũy kế, ROE tối thiểu là 5%. Đối với sàn HNX, tiêu chuẩn niêm yết cũng nâng lên thành 30 tỷ đồng vốn điều lệ và ROE tối thiểu cũng là 5%.
Tuy nhiên, để tránh việc xáo trộn khi các công ty thực hiện chuyển sàn niêm yết, Nghị định 58 cũng cho phép các công ty không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết trên các sàn vẫn tiếp tục niêm yết và có lộ trình tăng quy mô vốn hợp lý. Tiêu chuẩn niêm yết nói trên chỉ yêu cầu đối với công ty lần đầu vào niêm yết.
Ngoài ra, việc quản lý niêm yết đối với các công ty trên sàn lại được thực hiện khá chặt chẽ. Các quy định về BCTC và công bố thông tin được siết chặt, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chính điều đó, đã dẫn đến rất nhiều công ty niêm yết phải đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch và hủy niêm yết.
Theo tôi, việc sàng lọc công ty niêm yết là điều cần thiết, để có một thị trường với các hàng hóa chất lượng tốt. Qua số liệu báo cáo của hai Sở, các công ty bị hủy niêm yết trong năm 2013 khá nhiều. Phần lớn rơi vào các trường hợp BCTC thua lỗ qua 3 năm, hoặc lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu.
Các công ty bị hủy niêm yết, UBCK đã khuyến cáo doanh nghiệp đưa cổ phiếu vào giao dịch trên sàn UpCOM, nhằm tạo thanh khoản cho các NĐT, cũng như minh bạch về hoạt động của công ty.
 

Bích Thảo -

Chào ông Thế Anh! Năm 2012, FLC ghi nhận doanh thu trên 500 tỷ đồng từ dự án FLC Landmark. Năm nay, hầu hết các dự án bất động sản của Công ty đều đang trong quá trình đầu tư, trong khi thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, vậy doanh thu của mảng hoạt động trọng tâm của Tập đoàn dự kiến ra sao?
 Ông Trần Thế Anh: Chào bạn Bích Thảo. Về quan tâm của bạn với doanh thu hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, tôi xin trả lời như sau:

Riêng đối với dự án FLC Landmark Tower, năm 2012, Tập đoàn mới ghi nhận hơn 500 tỷ đồng doanh thu. Điều này cũng có nghĩa là, dư địa ghi nhân doanh thu của dự án này (đối với phần căn hộ, chưa kể diện tích văn phòng) trong năm 2013 là khoảng 250 tỷ đồng. Với viêc Chính phủ ban hành và áp dụng các chính sách mới ưu đãi thuế trong năm nay, việc hạch toán doanh thu này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông hơn.

Ngoài ra, trong năm 2013, FLC cũng dự kiến bắt đầu có doanh thu từ việc bán diện tích đất biệt thự trên dự án Hồ Cẩm Quỳ.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 16
 

Trúc Anh - Đống Đa, Hà Nội

Chào ông Thiện. tôi là cổ đông của HSC, xin cho hỏi chiến lược đầu tư của HSC?
 Ông Lê Công Thiện: Xin chào cổ đông Trúc Anh . Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. HSC là Công ty môi giới chứng khoán nên chiến lược đầu tư của HSC là tập trung vào nghiệp vụ môi giới chứng khoán, bao gồm đầu tư hệ thống, con người và mạng lưới. Các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khác đều nhằm hỗ trợ cho nghiệp vụ cốt lõi của HSC là môi giới chứng khoán.
 

Hải Hùng - Hà Nội


Trong khi thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó, các dự án của FLC đang trong quá trình đầu tư, thì hoạt động khác như trường đào tạo nghề khó đem lại hiệu quả kinh doanh cao ngay trong năm đầu tiên khai giảng. Vậy, FLC sẽ giải bài toán doanh thu tăng trưởng 10-15% trong năm nay ra sao, thưa ông?
 Ông Trần Thế Anh: Để trả lời cho bạn câu hỏi này, tôi xin nói tóm tắt lại cơ cấu hoạt động của FLC hiện nay như sau: Ngoài mảng đầu tư - kinh doanh bất động sản, FLC còn có nhiều hoạt động kinh doanh về thương mại, dịch vụ khác như: đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, kinh doanh sản phẩm công nghệ liên quan đến lĩnh vực hàng không, viễn thông; vật liệu xây dựng...

Trong năm 2012, doanh thu từ các mảng kinh doanh trên đóng góp trên 900 tỷ đồng trên tổng số hơn 1.500 tỷ đồng doanh thu toàn Tập đoàn. Năm 2013, với kỳ vọng kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn, nên chúng tôi tự tin có thể đạt được kế hoạch tăng trưởng doanh thu 15% so với năm 2012.
 

Thế Việt - TP Hồ Chí Minh

Kính gửi ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc SHS.
Xin ông chia sẻ về quyết định bảo lãnh cho Công ty CP Tập đoàn gỗ Kỹ nghệ Trường Thành của SHS? Hiện nay công ty sẽ giải quyết thế nào với cổ phiếu này, khi mà TTF hiện đang có thị giá rất thấp so với thời điểm SHS bảo lãnh?
 Ông Hoàng Đình Lợi
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 17
Ông Hoàng Đình Lợi
Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS)
Trên cơ sở đánh giá phân tích tổ chức phát hành (TTF) và khảo sát tìm kiếm các nhà đầu tư có quan tâm đến TTF, chúng tôi đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành với cố gắng tối đa cho TTF. Đến nay công việc này đã hoàn thành và tổ chức phát hành (TTF) đã rất hài lòng với dịch vụ của chúng tôi. Toàn bộ số cổ phần do TTF phát hành (19.686.571 cp) đã được phân phối hết cho các nhà đầu tư. SHS không phải mua bất cứ cổ phần nào của TTF bởi nghĩa vụ bảo lãnh phát hành của mình.
 

Minh Huy - Hà Nội

Chào ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc SHS. Cám ơn ông đã tham gia giao lưu cùng với nhà đầu tư chúng tôi. Qua đây, ông có thể cho biết, lượng tiền dành cho vay ký quỹ ở SHS trong năm nay là bao nhiêu?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Trên có sở các quy định hiện hành, hiện nay chúng tôi đang triển khai cho vay theo 2 hình thức: SHS trực tiếp cho vay và SHS làm trung gian thu xếp vốn qua các ngân hàng để NĐT được vay để mua, bán chứng khoán.
Do đó, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn kinh doanh chứng khoán của NĐT có tài khoản mở tại SHS.
 

minhck@yahoo.com.vn -

Xin hỏi ông Phạm Kinh Luân, nhiều dự báo cho thấy khả năng lãi suất sẽ còn giảm thêm, ông có cho là như vậy và điều này sẽ tác động ra sao tới TTCK?
 Ông Phạm Kinh Luân: Tác động tích cực đến thị trường chứng khoán vì lý do sau:
- Nhìn vào quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong năm 2013 cho thấy, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành một cách thận trọng và linh hoạt theo lạm phát mục tiêu kỳ vọng.
- Lãi suất giảm, nhưng phải mang tính ổn định. Điều đó tốt hơn là giảm rồi lại tăng, hoặc nói cách khác là biến động. Việc biến động sẽ tạo ra sự bất ổn đối với thị trường.
- Cách điều hành lãi suất giảm theo từng bước nhỏ như NHNN đã làm trong thời gian vừa qua đưa ra tín hiệu là lãi suất tiếp tục giảm xuống và nền kinh tế tiếp tục được ổn định.
- Kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo nền tảng tốt cho hoạt động tái cấu trúc và đây là mục tiêu chung của các DN trong năm 2013, và nó rõ ràng có lợi cho TTCK.
 

Lê Đức Hoàng - Thanh Hóa

Gửi ông Sơn

Xin nhờ ông tư vấn giúp tôi việc này: Qua một người bạn, tôi mua và sở hữu cổ phiếu của một CTCK (xin không nêu tên) từ năm 2007, đến nay không nhận được bất kỳ đồng cổ tức nào, dù có năm Công ty này cũng có lãi.
Theo quy định pháp luật, nếu DN không chịu trả cổ tức cho cổ đông thì chúng tôi phải làm như thế nào? Có quy định nào phạt DN nếu nhiều năm liền không trả cổ tức cho cổ đông không ông?
 Ông Nguyễn Sơn: Về câu hỏi của bạn, tôi xin chia sẻ như sau:
Về nguyên tắc: công ty cổ phần chỉ trả cổ tức khi làm ăn có lãi hoặc lãi lũy kế từ những năm trước đó. Việc trả cổ tức (bằng tiền mặt, cổ phiếu, hoặc các tài sản khác), hoặc giữ lại cổ tức để tái đầu tư là thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ, trong đó có quyền quyết định của bạn với tư cách là một cổ đông có quyền biểu quyết. Đối với trường hợp công ty của bạn, theo tôi nghĩ có thể mức tăng trưởng công ty không cao và đang trong quá trình tái tích lũy, do vậy các khoản lợi nhuận sau thuế công ty sử dụng để tái đầu tư, điều đó sẽ giúp cho giá trị doanh nghiệp của bạn tăng cao, đó là cơ sở của việc tăng giá cổ phiếu của bạn trên thị trường.
Trường hợp công ty có lãi và nhiều năm liền không trả cổ tức, thì bạn có thể cùng với nhóm các cổ đông có ý kiến tại các kỳ họp ĐHĐCĐ, vì về nguyên tắc công ty trả cổ tức hay không trả cổ tức đều do ĐHĐCĐ quyết định.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 18
 

Phi Hung - Nguyên Cu Trinh, Quan1, TP HCM


Ông Thiện có thể cho biết giao dịch của khách hàng, khối tổ chức và cá nhân tại HSC hiện nay so với hồi cuối năm 2012, để từ đó thấy triển vọng của thị trường được ko?

- Tôi muốn chuyển tài khoản về HSC, xin hỏi thủ tục và có nhất thiết giao dịch trực tuyến phải mua token card ko?
 Ông Lê Công Thiện: Xin cám ơn ban Phi Hùng. Nhờ sự cố gắng của toàn thể anh em môi giới HSC và các đồng nghiệp ở những bộ phận khác, năm 2012, thị phần của HSC đã tăng trưởng khá tốt. Thị phần của khối tổ chức cuối quý I/2013 là 4%, tăng 25% so với trung bình năm 2012 (3,2%). Khối cá nhân đạt thị phần 8,3%, tăng 8% so với trung bình cả năm 2012 (7,1%)

Chúng tôi dự đoán, giá trị bình quân năm nay đạt 1500 tỷ đồng/ngày tăng 12% so với bình quân ngày của năm 2012 (1300 tỷ đồng/ngày). Nghĩa là chúng tôi đánh giá triển vọng thị trường trong năm 2013 tốt hơn.

Về thủ tục chuyển tài khoản về HSC, xin vui lòng vào website công ty www.hsc.com.vn để chọn địa điểm giao dịch gần nhất và được hướng dẫn cụ thể thêm
 

Mai Hương - Hồ Tùng Mậu, TP HCM

Chế độ lương thưởng của HSC dành cho môi giới và nhân sự ra sao, chúng tôi là môi giới tại 1 CTCK khác có thể xin chuyển vào công ty thời điểm này. Xin cho biết tiêu chí cụ thể?
 Ông Lê Công Thiện: Cám ơn bạn nhưng vấn đề này rất tế nhị, tôi không thể trả lời chung ở đây. Cần thiết, bạn liên hệ với phòng nhân sự của chúng tôi. Tuy nhiên, ở HSC luôn trân trọng và có chính sách đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên.
 

Triệu Văn Thiết - Trường THCS Hoàng Văn Thụ- Chợ Đồn- Bắc Kạn

Xin các chuyên gia tham dự cuộc giao lưu cho biết, năm 2013 nên đầu tư những cổ phiếu nào? Chiến thuật đầu tư như thế nào cho có hiệu quả? Chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác dụng đến TTCK trong thời gian nào?

Tại sao tháng 2 và tháng 4 (21/2; 26/2, 10/4), thị trường liên tục mất điểm nhiều như vậy.
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Chúng tôi đánh giá rằng TTCK năm 2013 theo xu hướng tăng trưởng. Việc lựa chọn cổ phiếu nên nhắm tới các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp như tăng trưởng doanh thu, hệ số P/E, P/B. Việc đầu tư hiệu quả theo chúng tôi phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn mã cổ phiếu và mức giá mua hợp lý vào đúng thời điểm.
Về chính sách vĩ mô chung của Nhà nước theo chúng tôi là nhằm cải thiện nền kinh tế nói chung và từ đó gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của TTCK.
Việc TTCK có những phiên giảm điểm mạnh phản ánh sự nghi ngờ của các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng. Điều đó không chỉ xảy ra với TTCK Việt Nam mà với tất cả các TTCK khi mà tâm lý lo sợ vẫn chiếm số đông( hội chứng bầy đàn) dẫn đến sự lo sợ, đổ xô cùng bán vào một thời điểm và bán bất chấp mức giá do lo sự sự tăng trưởng của TTCK chỉ là giả tạo. Hơn nữa, là một số CP có tính đầu cơ mạnh tăng giá liên tục trong khi kể tuqar KD , và tăng trưởng chưa thay đổi, xảy ra trong tháng 2 - 3/2013, nên khi có nghi ngờ là NĐT tháo chạy.
 Ông Lê Công Thiện
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 19
 
Xin cám ơn nhà đầu tư Văn Thiết. Khi quyết định đầu tư cổ phiếu nào, chúng ta có thể xem xét đến những yếu tố sau:
- Ngành nghề: nhóm ngành phòng thủ như phân phối khí đốt, nhiệt điện, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, hạ tầng giao thông, khai thác cảng biển.
- Các doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn từ việc thu hồi công nợ, thoái vốn các khoản đầu tư. Giá trị sổ sách của các doanh nghiệp trong nhóm này thường được thể hiện rõ thông qua trạng thái tiền mặt và nếu giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách là cơ hội đâu tư lớn và rõ ràng.
- Các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài được hưởng lợi từ sự trượt giá của đồng JPY, KRW.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguồn doanh thu đầu ra ổn định, chi phí lãi vay giảm cũng sẽ giúp gia tăng lợi nhuận.
- Cổ phiếu của một số ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu và có thể được hưởng lợi từ chương trình xử lý nợ xấu của chính phủ.
- Cổ phiếu khoáng sản gia tăng sản lượng khai thác và giá bán.
Một số cổ phiếu chúng tôi đánh giá cao: BMC, BTP, PPC, PAC, DQC, SAM, PGS, SHB.
 

Lê Hải Anh - Giáp Bát, Hà Nội

Chào ông Nguyễn Văn Dũng, trước hết, xin chúc ông sức khỏe. Ông có thể chia sẻ kết quả kinh doanh của TVSI năm 2012 và quý I/2013?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Năm 2012, mặc dù TTCK có quá nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã đạt tổng doanh thu là 88,7 tỷ , lợi nhuận 25,9 tỷ, cổ đông nhận cổ tức 700 đồng/CP. Hết quý 1/2013 Công ty đạt 25% kế hoạch lợi nhuận 2013.
 

Văn Thành Mai - Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Được biết, Chứng khoán Tân Việt hiện chưa niêm yết. Ông Dũng có thể cho biết Công ty có ý định niêm yết hay không? Lý do gì khiến Công ty, cho đến thời điểm này, vẫn quyết định để cổ phiếu ở ngoài sàn?

Tôi nghe nói, các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh mẽ (về thị giá và về kết quả kinh doanh). Là một CTCK được cho là có năng lực phân tích tốt, ông có thể phác họa bức tranh phân hóa này không?

Cảm ơn ông nhiều!
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Hiện tại Công ty chúng tôi chưa có ý định niêm yết. Vì khi niêm yết trên thị trường hiện tại, Công ty chưa đạt được các mục tiêu sau:
- Khả năng huy động vốn khó khăn;
- Giá chứng khoán được thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực;
- Ngoài ra, khi niêm yết, chúng tôi gặp những bất lợi về mặt tâm lý sau: Ở ngoài thị trường OTC, cổ đông vẫn định giá cổ phiếu và giao dịch trên 10.000 đồng/CP. Trong khi nếu niêm yết, giá sẽ được giao dịch dưới mức trên. Khi không niêm yết, Ban điều hành, HĐQT không chịu áp lực bởi sự biến động của giá cổ phiếu đến công tác điều hành, quản trị Công ty.
Tuy nhiên, trong vài năm tới, khi TTCK thuận lợi, nền kinh tế trở lại bình thường, chúng tôi có thể sẽ niêm yết nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Về ý thứ hai, hiện tại, đúng là TTCK đang có sự phân hoá giữa các cổ phiếu blue-chip và các cổ phiếu penny, cụ thể là sự khác biệt về diễn biến chỉ số giữa hai sàn HOSE và HNX. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là các cổ phiếu blue-chip thường có lợi thế cạnh tranh ngành tốt, như VNM, GAS... Các doanh nghiệp này cũng vay ít nên không bị áp lực tăng chi phí do lãi suất cao. So với mức giá hiện tại, tuy khá cao so với các cổ phiếu penny, nhưng mức giá này vẫn hợp lý với nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí vốn của nhà đầu tư nước ngoài thấp hơn so với tỷ lệ sinh lời cổ tức/thị giá. Trong khi đó, các cổ phiếu penny ít được quan tâm do quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn nhỏ, năng lực quản trị và nhân lực yếu, nên khó vượt qua khó khăn trong khủng hoảng. Thực tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng kém hơn.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 20
 

Trương Quang Hậu - Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội

Xin hỏi ông Dũng, nếu TTCK cần một sự hỗ trợ từ Chính phủ thì cần hỗ trợ trên những khía cạnh nào? Trước mắt thì khía cạnh nào cần được hỗ trợ nhất và tác động của nó với thị trường sẽ ra sao?

Cảm ơn ông nhiều!
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Đây là câu hỏi phức tạp, việc trả lời cần một đề án 20 trang, tuy nhiên tôi nhấn mạnh mấy giải pháp cơ bản cấp bách sau:
Nếu được hỗ trợ, TTCK cần:
 Về trung và dài hạn:
• Chính phủ cần thực hiện quyết liệt đề án tái cấu trúc nền kinh tế đã được phê duyệt vào đầu tháng 3 năm nay, theo đó sẽ chủ động thực hiện chính sách tài khóa “nghịch chu kỳ” , tức là huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, và chuyển dịch vốn từ ngành và DN kém hiệu quả sang các ngành và DN có hiệu quả cao hơn, giảm dần lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn vay, tăng tương ứng tỷ trọng vốn đầu tư cổ phần. Điều đó đồng nghĩa với việc NHNN thực hiện điều hành chính sách lãi suất thực âm, hoặc thực dương chênh lệch không đáng kể , và biến kênh tiền gửi tại NHTM không còn là kênh đầu tư tài chính mà là kênh thanh toán.(NĐT muốn lợi nhuận cao phải đầu tư qua TTCK, hoặc trực tiếp mở doanh nghiệp để kinh doanh). Đi kèm với chủ trương lớn này là NHNN tiếp tục thực hiện quyết liệt chủ trương chống dollar hóa, và chống vàng hóa nền kinh tế. Thực hiện chính sách này, lãi suất sẽ rẻ hơn, nguồn vốn trên thị trường dồi dào hơn, các DN sẽ huy động vốn trên TTCK một cách dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn => DN sản suất giá thành thấp hơn=> tăng tính cạnh tranh DN => Lợi nhuận tốt hơn=> TTCK sẽ phát triển.
• Không đánh thuế cổ tức của NĐT vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, việc thu thuế TNCN đối với cổ tức là tạo sự thiếu sự bình đẳng giữa cổ tức trong tương quan so sánh với lãi tiền gửi tiết kiệm của cá nhân (được miễn thuế TNCN). Về mặt vĩ mô, chính sách thuế cần có sự thay đổi để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng: cùng đánh thuế TNCN hoặc cùng miễn thuế TNCN đối với tiền gửi tiết kiệm và cổ tức/lợi tức.
Cá nhân đầu tư tiền nhàn rỗi vào doanh nghiệp tức là có đóng góp tích cực cả về vốn và chất xám cho nền kinh tế, đồng thời, tự xác định và phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp SXKD bị lỗ (đầu tư không có lãi hoặc bị thâm hụt/mất toàn bộ vốn góp). Khoản lợi tức/cổ tức khi DN có lợi nhuận sau thuế là thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân góp vốn.
Cá nhân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng/tổ chức tín dụng để hưởng lãi tiền gửi tiết kiệm (bản chất cũng là đầu tư) thì sự đóng góp của cá nhân đối với nền kinh tế mang tính “thụ động” cao hơn. Cá nhân được Nhà nước đảm bảo khoản tiền gốc và lãi (thông qua các giải pháp hỗ trợ đối với các ngân hàng/tổ chức tín dụng để tránh tình trạng phá sản). Lãi tiền gửi tiết kiệm của cá nhân vào ngân hàng/ tổ chức tín dụng là thu nhập được miễn thuế TNCN.
Theo phân tích như trên, hoạt động góp vốn mang tính tích cực và tự gánh chịu rủi ro lại bị đánh thuế TNCN (không tạo được sự khuyến khích đầu tư) trong khi việc gửi tiền mang tính thụ động và an toàn hơn lại được miễn thuế TNCN (ưu đãi). Điều này thể hiện sự bất bình đẳng trong việc phân loại các khoản thu nhập chịu thuế.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp thiếu vốn phải huy động vốn với chi phí lớn, kéo theo đó là sự sụt giảm về lợi nhuận hoặc tình trạng lỗ của các doanh nghiệp. Hệ quả tương ứng là NSNN bị thất thu cả về thuế TNDN và thuế TNCN từ cổ tức (các khoản lãi tiền gửi vốn không chịu thuế TNCN).
Thứ hai, đánh thuế TNCN trên cổ tức đối với cá nhân nắm giữ cổ phiếu/góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp đồng nghĩa với việc “thuế chồng thuế”.

Đối với cá nhân là cổ đông hay là chủ sở hữu của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có lãi và phải nộp thuế TNDN có nghĩa là cá nhân đó đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước một cách gián tiếp (thông qua chủ thể là doanh nghiệp) đối với tiền lãi do vốn đầu tư của mình mang lại. Do đó, việc cá nhân đó khi nhận cổ tức lại phải nộp thêm thuế TNCN 5% cho thấy sự chồng chéo trong chính sách thuế và sự tận thu không công bằng đối với nhà đầu tư.
Thứ ba, tác động tích cực của việc miễn thuế TNCN tính trên cổ tức/lợi tức đối với thu Ngân sách Nhà nước và đối với nền kinh tế.
Việc miễn thuế TNCN đối với cổ tức/lợi tức sẽ khuyến khích cá nhân đầu tư vốn trực tiếp vào doanh nghiệp. Đối với thị trường chứng khoán, đây là yếu tố góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển ổn định. Về phía các doanh nghiệp, khắc phục được các khó khăn về huy động vốn và cắt giảm được gánh nặng chi phí lãi vay trả cho ngân hàng/tổ chức tín dụng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phát sinh hoặc gia tăng lợi nhuận trước thuế và tương ứng, thuế TNDN nộp vào NSNN cũng tăng thêm.
Trong trường hợp này, chỉ tiêu thu NSNN về thuế TNDN tăng thêm và thu NSNN về thuế TNCN giảm đi. Tuy nhiên, số thuế TNDN tăng thêm (do doanh nghiệp cắt giảm được chi phí lãi vay) lớn hơn nhiều so với số thuế TNCN bị giảm đi vì cơ sở tính thuế và thuế suất của thuế TNDN tính trên lợi nhuận trước thuế đều lớn hơn so với cơ sở tính thuế và thuế suất của thuế TNCN tính trên cổ tức/lợi tức.

 Về ngắn hạn:
• Lãi suất cần phải giảm hơn nữa, mức lý tưởng là ls tiền gửi khoảng 5-6%, cho vay khoảng 8-9%. Khi đó các DN sẽ phục hồi, và có lợi nhuận; Giá cả các sản phẩm trên TT tài chính sẽ định giá lại cao hơn do lãi suất chiết khấu giảm => TTCK sẽ phát triển.
• BTC, UBCK , SGD CK, và TT lưu ký cần làm ngay các giải pháp tăng tính thanh khoản của thị trường để thu hút NĐT,đây là nhiệm vụ chính mà các tổ chức trên có thể thực hiện được trong phạm vi quyền hạn của mình, trong điều kiện các giải pháp lớn khác phụ thuộc vào cả nền kinh tế.
 Cho phép bán chứng khoán hoàn tất giao dịch sau 1 ngày, như trung quốc, thay vì sau 3 ngày hiện nay. Lý tưởng là mua xong sẽ được bán ngay như các TTCK của các nước phát triển.
 Triển khai dịch vụ cho vay CK – SBL, áp dụng khi TTCK tăng , việc này sẽ có tác dụng điều hòa sự tăng quá nóng của thị trường, giúp phía người bán tăng tính thanh khoản, và tận dụng hàng nghìn tỷ đồng giá trị CK đang nằm chết trên tài khoản lưu ký của NĐT. Cũng giống như ,vế phải của TTCK là đang cho phép giao dịch cho vay ký quỹ -Margin có tác dụng nâng đỡ thị trường phía người mua vào. Một TTCK phát triển phải có đủ công cụ cho hai phí người mua và người bán. Đã có người từng nói” thà có một thị trường vô tổ chức, còn hơn không có thị trường nào cả, vì ở đó thị trường vô tổ chức, có thanh khoản, người ta trao dổi được”.
 Nâng cao chất lượng hàng hóa NY, loại bỏ ngay các cổ phiếu yếu kém ra khỏi 2 bảng HNX, HSX.
 Giảm thêm mức phí lưu ký để khuyến khích NĐT tham gia, mức lý tưởng là giảm thêm 50% so với mức hiện tại (0,4đ/cổ phiếu/tháng).
 Tiếp tục trình quốc hội giảm thuế giao dịch chứng khoán, mức lý tưởng 0% thay vì 0,1% như hiện tại.
 Kéo dài thời gian giao dịch đến 3:30 chiều thay vì 2:15 chiều.
 Tăng cường tính minh bạch, xử lý nghiêm các trường hợp làm giá, thao túng TTCK, lừa dối NĐT.


Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 21
 

Minh Duy - Cầu Gỗ, Hà Nội

Trước hết tôi xin chúc mừng SHS đã vươn lên đứng vào Top 10 thị phần môi giới SHS và có hoạt động tương đối khả quan trong năm vừa qua.
Là người đứng đầu Công ty, ông Lợi có thể chia sẻ với nhà đầu tư, mảng hoạt động nào đang là thế mạnh lớn của SHS (mảng tự doanh, môi giới hay đầu tư...)?
Trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, ông có thể giới thiệu ưu thế nổi trội của SHS là gì so với các CTCK khác hay không?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Chúng tôi cho rằng hiện tại SHS có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong các lĩnh vực hoạt động chính của mình. Trong mảng tư vấn, ngoài các dịch vụ truyền thống chúng tôi cũng đang cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu như tư vấn tái cấu trúc, thoái vốn, tư vấn M&A.
Đối với mảng môi giới, phần mềm đặt lệnh của SHS được nhiều nhà đầu tư tin cậy vì có tốc độ nhanh và nhiều tiện ích, ngoài ra SHS còn cung cấp đa dạng, linh hoạt các sản phẩm dịch vụ tài chính khác (nếu Quý vị muốn biết cụ thể, xin vui lòng liên hệ với bộ phận môi giới của chúng tôi để được tư vấn thêm).
 

Hà Nhi - TP Hồ Chí Minh

Thưa ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc SHS, tôi là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, tiền đầu tư của tôi chỉ một vài trăm triệu, nhưng tôi vẫn luôn lo ngại về sức khỏe của CTCK nếu không tốt có thể khiến tôi mất tiền. Vậy trên cương vị Tổng giám đốc SHS, ông có thể cho tôi lời khuyên để nhận biết những công ty có sức khỏe tốt đủ để an tâm giao tiền cho công ty không?
Có phải một công ty chứng khoán an toàn phải tách biệt tiền nhà đầu tư với tiền của công ty hay không, hay tôi nên nhìn vào hệ số an toàn của công ty?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Với cương vị của mình, tôi hoàn toàn hiểu được mối lo ngại của ông và cũng là của nhiều nhà đầu tư khác hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của các DN nói chung và các CTCK nói riêng là phải đảm bảo khả năng thanh khoản tốt. Trong năm 2012 đã có một số CTCK gặp khó khăn về thanh khoản. Với SHS, chúng tôi luôn đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh khoản cao ngay cả trong giai đoạn thị trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh khiến một số ngân hàng còn phải nhờ đến sự trợ giúp từ NHNN do người dân rút tiền hàng loạt. Năm 2012, SHS đã có lãi trong bối cảnh nhiều CTCK bị thua lỗ. Năm 2013, chúng tôi đặt kế hoạch lợi nhuận cao hơn năm ngoái.
Để đánh giá chính xác được khả năng thanh khoản của một DN sẽ cần xem xét nhiều chỉ tiêu, tiêu chí, như tỷ lệ an toàn tài chính, số dư vốn bằng tiền, tương đương tiền/các khoản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền; quan hệ của CTCK với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, định chế tài chính khác; các cổ đông lớn, …Việc tách bạch hay chưa tách bạch tiền gửi cũng là tiêu chí tham khảo nhưng không hẳn là tiêu chí quyết định.
 

Chuyennguyenvu@yahoo.com.vn -

Giá vàng trong nước đang được NHNN nỗ lực kéo gần hơn với giá thế giới, trong khi lãi suất có thể giảm tiếp. Trong bối cảnh đó, theo ông Phạm Kinh Luận, liệu dòng tiền có tìm đến chứng khoán với tư cách là kênh đầu tư hấp dẫn?
 Ông Phạm Kinh Luân: Chưa chắc. Vì đối với nhà đầu tư, bỏ tiền vào đâu là trên cơ sở so sánh lợi nhuận tương đối và rủi ro đi kèm theo. Có lợi nhuận mà không nắm chắc được cách phòng ngừa rủi ro thì chắc người ta không bỏ tiền. Mà có lợi nhuận cao, rủi ro cao nhưng người ta biết cách phòng tránh thì vẫn có thể bỏ tiền.
Cho nên phải là từ hai phía. Để hấp dẫn nhà đầu tư thì TTCK phải minh bạch.
 

phu.nguyentrong@gmail.com -

Chào ông Phạm Kinh Luân, với tư cách là một chuyên gia độc lập, ở thời điểm hiện tại, nên giải ngân vào những cổ phiếu nào cho có khả năng sinh lời cao nhất?
 Ông Phạm Kinh Luân: Thiên cơ không thể tiết lộ một cách công khai giữa bàn dân thiên hạ.
 

Nguyễn Đản - Thanh Xuân, HN

Vang Thăng Long đã có những cải tiến về bao bì, chất lượng sản phẩm. Vậy thời gian tới, côgn ty có thêm sản phẩm gì mới cũng như có gì cải tiến trong cách tiếp thị?
 Ông Phạm Xuân Hà
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 22
Ông Phạm Xuân Hà
Chủ tịch HĐQT CTCP Vang Thăng Long (VTL)
Ba năm trở lại đây, Công ty đã chú trọng sản xuất dòng rượu vang chất lượng cao như dòng vang chát, dòng Arise... đồng thời hình thức cũng được cái thiện đáng kể để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trong năm 2013, Công ty sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng rượu. Cụ thể, nguyên liệu được nhập ngoại 100%, rượu được lên men tự nhiên, 100% không pha chế. Ngoài ra, mẫu mã dòng vang cao cấp này cũng sẽ được Công ty tiếp tục hoàn thiện và tiếp thị ra thị trường.
 

Nguyễn Tuân - Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

Xin hỏi đại diện CTCK HSC 2 câu hỏi:

1. Chiến lược quản trị rủi ro của HSC trong năm 2013 sẽ ra sao và liệu có thay đổi gì so với năm 2012?

2. HSC đánh giá gì về môi trường mình đang hoat động? Cơ hội cho HSC nhiều không?
 Ông Lê Công Thiện: Cám ơn anh Nguyễn Tuân. Về câu hỏi chiến lược quản trị rủi ro của HSC trong năm 2013 sẽ ra sao? chúng tôi đang trong giai đoạn triển khai dự án quản trị được một công ty tư vấn quốc tế thực hiện từ giữa năm 2012. Với việc quản trị rủi ro này sẽ giúp HSC quản lý rủi ro một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong năm 2013, chúng tôi sẽ sớm thành lập bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc ban điều hành và tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban kiểm soát trực thuộc HĐQT nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro. Ngoài ra, tần suất làm việc của Hội đồng đầu tư sẽ tích cực hơn so với năm 2012, bám sát các nghiệp vụ đầu tư của công ty.

Liên quan đến câu hỏi thứ 2 của anh, HSC đánh giá TTCK Việt Nam còn khá nhỏ so với TTCK khu vực do đó còn nhiều cơ hội phát triển cho các thành viên thị trường có tâm huyết với ngành chứng khoán.
Ví dụ, ngành chứng khoán được hiểu là kênh huy động vốn dài hạn Tuy nhiên đến nay các CTCK vẫn chưa thực hiện được vai trò chuyên sâu, rộng khắp vai trò trung gian huy động vốn cho các DN và nền kinh tế.
 

Trịnh Thu Trang - Tập thể Nam Đồng, Hà Nội

Chào ông Dũng, xin ông cho biết, mảng kinh doanh nào đang mang lại hiệu quả kinh doanh lớn nhất cho TVSI? Công ty hiện có thị phần môi giới thế nào?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Chiến lược của chúng tôi là phát triển TVSI trở thành trung gian tài chính trong TTCK, nên Công ty tập trung vào 2 mảng : Môi giới, và Dịch vụ tài chính. Năm 2012, mặc dù TTCK có quá nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã đạt lợi nhuận 25,9 tỷ nhờ chủ yếu từ 2 mảng hoạt động trên.
Hết quý 1/2013, thị phần TVSI tại sàn HNX đứng thứ 13 chiếm 2,44%, và trên sàn HSX đứng thứ 16 chiếm khoảng 2%.
 

Nguyễn Quang - Hà Nội

Tôi được biết khối công ty chứng khoán đang có sự thanh lọc mạnh. Vậy với cương vị là Tổng giám đốc SHS, ông Lợi nhận thấy đã có sự thay đổi gì đáng kể trong môi trường cạnh tranh của các công ty chứng khoán hay chưa? Ông đã vận dụng sự thay đổi này như thế nào cho hoạt động của SHS?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Rõ ràng là với việc triển khai đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán, đang có nhiều sự thay đổi trong môi trường hoạt động của các CTCK. Chúng ta có thể thấy có CTCK đã bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải rút bớt một số nghiệp vụ kinh doanh, cắt giảm đội ngũ nhân sự để giảm chi phí, một số khác thì gần như ngừng hoạt động. Nhà đầu tư hiện tại có xu hướng chuyển sang các CTCK có uy tín, tiềm lực tài chính cũng như có các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn. Những điều này đang khiến cho sự cạnh tranh giữa các CTCK ngày càng gay gắt và đi vào chiều sâu nhiều hơn. Với những lợi thế, thế mạnh của mình, chúng tôi nhận thấy đây là thách thức và cũng là cơ hội cho SHS tiếp tục vươn lên để hướng tới mục tiêu trở thành một trong các CTCK hàng đầu Việt Nam (bước đầu, SHS hiện đã vươn lên nằm trong top 10 thị phần môi giới cổ phiếu tại HNX trong quý 1/2013)
 

Hải Trang - Hà Nội

Thưa ông Lợi, theo ông, rủi ro lớn nhất của thị trường trong quý II là gì? Rủi ro lớn nhất trong cả năm nay là gì?
Ngược lại, theo ông, cơ hội lớn nhất của thị trường trong quý II và trong cả năm nay là gì?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Theo chúng tôi đánh giá rủi ro đối với TTCK trong năm 2013 đó là việc nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều thách thức trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng. Trước mắt, đó là bài toán làm sao giải phóng hàng tồn kho tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đặc biệt là xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Nếu những vấn đề trên chưa được tháo gỡ thì TTCK sẽ chưa thể có sự tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, như mọi người vẫn nói TTCK là thị trường của niềm tin, do vậy chúng tôi cho rằng trong năm nay, thị trường vẫn sẽ xuất hiện các đợt tăng giảm theo những chuyển biến của nền kinh tế và các nhà đầu tư nhanh nhạy vẫn có thể tận dụng cơ hội để thu được lợi nhuận.
 

Lê Thanh Phong - Tân Bình, TP.HCM

Chào Chủ tịch HĐQT Công ty VTL
Tôi được biết Công ty hiện đang sở hữu hai mảnh đất ở đường Lạc Long Quân. Vậy Công ty dự kiến sẽ đầu tư vào 2 dự án này ra sao (?) sẽ bán đi hay kinh doanh xây dựng? Nếu có thể, Ông có thể tiết lộ nguồn tiền dự kiến thu được từ hai dự án này. Cảm ơn Ông
 Ông Phạm Xuân Hà: ĐHCĐ Công ty vừa qua đã nhất trí giao cho HĐQT và ban điều hành Công ty thực hiện các thủ tục để tiến hành chuyển nhượng dự án 343 Lạc Long Quân hiệu quả, và liên kết với đối tác để đầu tư xây dựng dự án 181 Lạc Long Quân. Hiện nay, dự án 181 đã thực hiện giải phóng mặt bằng và đang tìm đối tác để liên kết thực hiện.
Về nguồn lợi nhuận thu được từ các dự án này, theo quy định mới, chỉ khi nào DN hoàn tất thủ tục bán thì mới được hạch toán vào lợi nhuận. Khi đó, Công ty sẽ thực hiện công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 23

Phạm Lê Minh Hằng - Mỹ Đình, Hà Nôi

Kính gửi đại diện FLC. Tôi nhớ tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2011, lãnh đạo DN có chia sẻ kế hoạch xây dựng bãi đỗ xe thông minh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tôi vẫn chưa nhận được thông tin nào về việc triển khai, kinh doanh dự án này. Ông/bà có thể chia sẻ cho NĐT được không?
 Ông Trần Thế Anh: Cảm ơn bạn đã quan tâm rất sát đến hoạt động kinh doanh của FLC. Về dự án bãi đỗ xe thông minh, FLC đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đủ điều kiện để triển khai dự án.

Tuy nhiên, để khai thác tốt hơn tiềm năng quỹ đất, đặc biệt là tận dụng vị trí đắc địa của diện tích đất, nằm trong khu vực có tốc độ phát triển đô thị cao của Tp, Hà Nội là khu Mỹ Đình - Từ Liêm, nên Công ty có chủ trương và đang đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bổ sung công năng xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất đó. Đây không chỉ là sự bổ sung nhằm mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty, mà còn góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, phù hợp với chủ trương chung về đảm bảo an sinh xã hội.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 24
 

ly.nguyenminhthu@yahoo.com.vn -

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ như hiện tại, theo ông Phạm Kinh Luân đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng có những lợi thế và rủi ro nào. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, theo ông những cổ phiếu nào đáng giải ngân? Cảm ơn ông
 Ông Phạm Kinh Luân: Hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Nền kinh tế có khỏe mà hệ thống mạch máu có vấn đề thì trước sau nền kinh tế cũng gặp vấn đề. Nhưng hệ thống mạch máu sẽ bị ô nhiễm nếu cơ thể bị nhiễm độc. Do vậy để chữa bệnh cho nền kinh tế thì bao giờ người ta cũng phải chữa bệnh cho hệ thống mạch máu đầu tiên. Nhìn thực tế ngành y mà thấy, bao giờ chữa bệnh cũng phải dùng đường truyền. Thuốc sẽ được truyền qua đâu? Qua hệ thống ngân hàng là mạch máu.
Cổ phiếu ngân hàng nào đáng được giải ngân? Hãy xem lại đề án tái cấu trúc tổ chức tín dụng của NHNN. Với mục tiêu đến năm 2015 có 15 ngân hàng mạnh và xử lý dứt điểm thậm chí có thể xóa sổ/cho phá sản những ngân hàng yếu kém, vậy thì lựa chọn ngân hàng không cẩn thận sẽ có thể dẫn tới thất bại nếu chọn phải ngân hàng bị phá sản. Còn đánh giá ngân hàng tốt xấu, hãy xem cách mà NHNN đang làm.
 

chungkhoanviet_hung@yahoo.com -

Xin ông Phạm Kinh Luân chia sẻ cách nhìn về triển vọng kinh tế vĩ mô trong quý II/2013 sẽ tác động đến TTCK ra sao?
 Ông Phạm Kinh Luân: Sẽ tác động tích cực đến TTCK, vì lý do sau:
- Vĩ mô sẽ vấn được duy trì ổn định. Sự ổn định của vĩ mô sẽ giúp cho các DN điều chỉnh lại chất lượng sản xuất kinh doanh của mình từ chiều rộng sang chiều sâu. Ai cũng nhìn thấy nếu chỉ phát triển theo chiều rộng sẽ đi đến bế tắc. Vậy cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Để cấu trúc lại hoặc thay đổi thì phải có môi trường vĩ mô ổn định. Còn trong môi trường bất ổn, giữ được thăng bằng đã là khó chứ đừng nói đến việc phát triển.
- Vĩ mô ổn định thì sẽ có những DN phát triển tốt và có những DN không tốt và dẫn đến sự sàng lọc. Sự sàng lọc đó giúp cho nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu xứng đáng bỏ tiền.
 

Hoàng Mai Hạnh - TP. HCM


Thưa ông Sơn

Tôi là nhà đầu tư chứng khoán từ năm 2001, nên cũng đã trải qua nhiều giai đoạn của thị trường. Có lúc cũng rất bực với UBCK vì chậm xử lý những vụ việc nổi cộm. Tuy nhiên, tôi thấy bây giờ, nhà đầu tư đã hiểu hơn nỗ lực của Ủy ban, nhất là khi UBCK cũng minh bạch hơn và ban hành nhiều văn bản pháp quy trong năm 2012. Là nhà đầu tư, chúng tôi cần nhất là 1 luật chơi sòng phẳng và khả năng nhận diện ra những nhân tố tốt, nhân tố xấu trên thị trường. Tôi nghe nói UBCK chuẩn bị sửa đổi quy định về công bố thông tin với các DN, tôi muốn biết, quy định mới sẽ chặt hơn hay lỏng hơn hiện nay? Liệu có cách nào để nhà đầu tư được tiếp cận thông tin thật hơn về chất lượng hoạt động của các DN không ông?
 Ông Nguyễn Sơn: Chào bạn. Câu hỏi của bạn nêu tôi cũng được tiếp nhận khá nhiều qua độc giả. Tôi biết thị trường kỳ vọng rất nhiều vào cơ chế, chính sách mới, để giúp NĐT có nhiều cơ hội đầu tư trên nền tảng thị trường công bằng, công khai, minh bạch. Trong thời gian qua, UBCK đã nỗ lực xây dựng khung chính sách pháp lý, để ban hành và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, là một thị trường mới hình thành trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, các sản phẩm mới cần tính đến tính an toàn, hạn chế rủi ro cho các đối tượng tham gia. Chính vì vậy, nhiều sản phẩm được các thị trường khu vực đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có đủ các yếu tố để triển khai. Săp tới đây, cơ quan quản lý sẽ đưa vào một số sản phẩm đòi hỏi NĐT phải có kiến thức và khả năng chấp nhận được các rủi ro như: ETF, chứng chỉ bất động sản và các sản phẩm phái sinh.
Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã từng bước hoàn thiện cơ chế về công bố thông tin và quản trị công ty đối với DN niêm yết, từng bước theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, quá trình áp dụng đòi hỏi phải có lộ trình hợp lý để phù hợp với khả năng tiếp cận của các DN Việt Nam.
 

Nguyễn Lê Hoàng Minh - Tây Hồ, Hà Nội

Xin hỏi ông Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt. Tính đến cuối quý I/2013, các chỉ số về an toàn tài chính của Công ty thế nào? Các hệ số đó so với mức bình quân của thị trường ra sao?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Tại thời điểm 31/03/2013, tỷ lệ an toàn tài chính của TVSI là 445%, tăng hơn so với thời điểm 31/12/2012 (437%). TVSI là công ty có tỷ lệ an toàn tài chính thuộc nhóm dẫn đầu trên thị trường. (Tại thời điểm 31/12: SSI: 325%, Kimeng: 421%). Mức cảnh báo là dưới 180%.
 

Hà Chí Cầm - Hải Phòng

Hiện TVSI đã thực hiện tách bạch tài khoản tiền gửi – chứng khoán của NĐT chưa? Ngân hàng đối tác của Công ty là ngân hàng nào? Việc kết nối giữa tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của nhà đầu tư ở ngân hàng đối tác (nếu có) của TVSI và tài khoản chứng khoán của NĐT tại Công ty thế nào?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Việc quản lý tiền của NĐT tại TVSI hiện đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý. TVSI đã thực hiện kết nối trực tuyến với 2 Ngân hàng là Vietcombank và BIDV. Việc xử lý giao dịch chuyển tiền giữa TVSI và 2 Ngân hàng này là hoàn toàn tự động. Khách hàng có thể tự chuyển tiền giữa tài khoản tại TVSI và tài khoản tại 2 NH này bất kỳ lúc nào trong giờ giao dịch, và thời gian cho việc xử lý tự động là dưới 1 phút.
 

Hoàng Lê Huy - Hà Nội

Tôi có một vài thắc mắc xin gửi đến ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc SHS. Tôi nhận thấy các công ty chứng khoán cũng như các công ty quản lý quỹ đang tuyển dụng khá nhiều nhân sự trong thời gian gần đây. Liệu đây có phải là sự bù đắp cho lượng người đã ra đi khỏi khối chứng khoán trong năm ngoái, hay là nhu cầu mở rộng thực sự của các CTCK?
Nếu đây là nhu cầu mở rộng của khối CTCK, ông có nghĩ rằng còn quá sớm để tăng nhân sự khi mà ngành tài chính vẫn đang ẩn chứa nhiều rủi ro?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Đúng là việc tuyển dụng mới một phần là để các CTCK, CT QLQ bù đắp nhân sự đã dịch chuyển sang ngành khác, doanh nghiệp khác và ngành tài chính vẫn ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, luôn có những cơ hội tốt cho sự phát triển một số lĩnh vực hoạt động của các CTCK. Năm 2013, mặc dù còn nhiều thách thức khó khăn nhưng chúng tôi đánh giá vẫn sẽ có những cơ hội cho SHS, do đó, ngoài việc tuyển mới để thay thế một số vị trí, chúng tôi tập trung vào việc tăng nhân sự khối môi giới hưởng lương khoán theo doanh thu.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 25
 

Hoàng Việt Tùng - Hà Nội

Thưa ông Lợi, Tổng giám đốc SHS, tôi nhận thấy khối CTCK đã có những biến động nhân sự cấp cao rất thường xuyên thời gian qua, đặc biệt là ở những CTCK cỡ trung như SHS. Bản thân ông có tin vào sự gắn bó lâu dài của cá nhân mình với SHS hay không? Điều gì ông nhận thấy là bản sắc của SHS?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Đúng là thời gian vừa qua có sự biến động về nhân sự cao cấp ở các CTCK. Với SHS, mặc dù cũng có những biến động về nhân sự cao cấp nhưng nhờ có định hướng chiến lược phát triển xuyên suốt với tầm nhìn dài hạn nên về cơ bản các giá trị cốt lõi của SHS vẫn được gìn giữ, xây dựng và phát triển (đó là: Sự chính trực; Tính sáng tạo; Chuyên nghiệp; và Sự hài lòng của KH).
Bản thân tôi đã gắn bó và tham gia xây dựng SHS từ tháng 7/2007 với tư cách là Phó ban dự án thành lập công ty chứng khoán. Với lòng yêu nghề, yêu SHS, tôi luôn có suy nghĩ sẽ gắn bó lâu dài để đóng góp được nhiều cho sự phát triển của SHS.

 

NGuyễn Quang QUyền - Phạm NGọc Thạch, Quận 3, Tp.HCM

Kính gửi ông Thế Anh. Tôi thấy FLC có đưa kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Tôi nghĩ là, trong trường hợp này, cổ đông lớn SGInvest sẽ là người có tiếng nói rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thành công của phương án. Ông có thể bật mí kế hoạch mua cổ phiếu phát hành thêm của cổ đông lớn này không?
 Ông Trần Thế Anh: Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên tới đây, HĐQT Tập đoàn sẽ trình phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ theo tỷ lệ 1:1, và việc thông qua phương án này thuộc về thẩm quyền của ĐHCĐ. Về quyết định của SGInvest, tôi xin phép không thể trả lời thay ý kiến của cổ đông này, tuy nhiên, tôi có thể chia sẻ với bạn là, từ trước đến nay, mỗi quyết định quan trọng của Công ty đều nhận được sự đồng thuận rất cao từ phía các cổ đông.
 

Nguyễn Bá Huy - Cần Thơ

Thưa ông Thế Anh, trong năm 2013, FLC dự kiến kế hoạch doanh thu, lợi nhuận ra sao? Liệu năm nay chúng tôi có được chia cổ tức không?
 Ông Trần Thế Anh: Về kế hoạch kinh doanh năm 2013, bạn vui lòng xem câu trả lời trước. Đối với vấn đề chia cổ tức, việc này sẽ do ĐHCĐ quyết định, rất mong các cổ đông sẽ đến tham dự cuộc họp ĐHCĐ thường niên sắp tới để ĐHCĐ thành công tốt đẹp.
 

Nguyen Hoàng - Cầu Giấy

Kính gửi ông Luân,

Tôi thường thấy ông trên một số kênh truyền hình trao đổi về phân tích tài chính, nên rất mến ông. Biết là ông đã từng làm trong ngành ngân hàng nhiều năm, xin hỏi ông đánh giá của ông về thực trạng nợ xấu của các ngân hàng? Nhiều ngân hàng (niêm yết) công khai nợ xấu ở mức rất thấp liệu có đáng tin không ông?
 Ông Phạm Kinh Luân: Trước hết phải xem nợ xấu được xác định như thế nào.
- Theo phương pháp định lượng, dựa trên tiêu chí phân loại nợ đã được NHNN công bố.
- Thứ hai là dựa vào định tính để xác định khả năng chậm thanh toán hoặc không trả được nợ của khách hàng trong tương lai. Do vậy:
- Nợ xấu chỉ mang tính tương đối. Vì nó là ở từng thời điểm. Hôm nay có thể tốt nhưng ngày mai do hoàn cảnh thay đổi nó có thể xấu (ví dụ đang là món nợ tốt, chủ nợ chẳng may qua đời, rõ ràng khả năng trả nợ sẽ thành vấn đề).
- Vì là định tính, phụ thuộc vào cảm nhận của từng người sẽ dấn đến tính tương đối.
Cho nên khi đã nói đến nợ xấu, cần xác định:
- Tiêu chí phân loại nợ.
- Nguồn gốc của nợ xấu. Nợ xấu có thể là do cho vay ẩu, hoặc cũng có thể là hoàn cảnh thay đổi.
- Tài sản đảm bảo.
- Thiện chí trong việc cùng xử lý nợ xấu của con nợ.
...

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 26
 

Hải Triều - Quận 1, TP HCM

Tôi có anh bạn giám đốc quỹ đầu tư nói trên thị trường VN chỉ có khoảng 50 CP đáng để đầu tư. Xin hỏi HSC, các ông có nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, hành động của những nhà đầu tư tại công ty ông có điểm nào chung không? Các ông có nhiều thông tin, có thường xuyên hỗ trợ NĐT theo cách nào để hạn chế rủi ro? Thời điểm này thị trường cứ trồi sụt không theo xu hướng, vậy có nên tạm nghỉ hay đầu tư cần chú ý gì?
 Ông Lê Công Thiện: 50 cổ phiếu mà anh đề cập có lẻ là các cổ phiếu đáng để đầu tư dài hạn. Trên thị trường có hơn 700 cổ phiếu nên tôi nghĩ còn khá nhiều cơ hội khác để đầu tư tùy từng thời điểm.

Công việc của chúng tôi là đưa ra sản phẩm tư vấn tốt cho khách hàng, quyết định cuối cùng tùy thuộc khách hàng tùy thuộc chiến lược đầu tư riêng của họ.

Chúng tôi luôn khuyến nghị khách hàng của mình hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu để tìm kiếm lợi nhuận ở mức tối đa thông qua bản tin tư vấn gửi khách hàng hàng hàng ngày và báo cáo phân tích công ty cụ thể. Ngoài ra, chuyên viên môi giới của chúng tôi được đào tạo tốt cũng thường xuyên theo sát khách hàng trong các hoạt động đầu tư.

Theo tôi, hiện nay thị trường trồi sụt thất thường nhưng tôi nghĩ vẫn có 1 số cổ phiếu sinh lợi tốt và đáng để đầu tư.
 

Nguyễn Duy - 44 Ô Chợ Dừa

Vừa qua, Vang Thăng Long có quyết định thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu công ty. Xin cho hỏi phương hướng và những dự kiến tái cơ cấu của công ty ra sao?
 Ông Phạm Xuân Hà: Trước hết, tôi rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến tình hình hoạt động của Công ty. Đúng là Công ty vừa thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Công ty trong năm 2013 theo hướng rà soát, tổ chức lại bộ máy và phương thức hoat động kinh doanh của toàn Công ty, nhằm tinh giảm bộ máy nhân sự gián tiếp...và tập trung, tăng cường vào hoạt động chuyên sâu trong sản xuất kinh doanh.
 

Mạnh Hùng - Thanh Xuân, Hà Nội

tôi vừa đặt câu hỏi nhưng bị lỗi mạng, nay gõ lại: ông Lê Công Thiện tư vấn mua mã VNM hay quá, lãi 10% trong vòng 10 ngày. Tôi chỉ mong lãi vài ba phần trăm thôi. Ông có thể chia sẻ một vài mã nên mua trong phiên đầu tuần tới hay không? Xin cám ơn.
 Ông Lê Công Thiện: Cám ơn anh đã khen. Đây là nghiệp vụ bình thường của các nhân viên môi giới của HSC. Xin anh liên hệ với một trong các phòng giao dịch của chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Tôi tin răng các nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn chính xác các mã cổ phiếu cho anh, tùy thuộc vào mức độ kỳ vọng lợi nhuận và mức độ chấp nhận rủi ro của anh.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 27
 

Lã Thị Thu - Tân Phú, TP. HCM

Chào ông Dũng. Tôi muốn mở mới một tài khoản chứng khoán nhưng đang băn khoăn về việc chọn CTCK. Ông có thể chia sẻ về những tiện ích vượt trội của TVSI trong việc sử dụng tài khoản chứng khoán tại Công ty?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: TVSI có thể:
- Bảo mật thông tin khách hàng số 1.
- Tình hình tài chính của TVSI lành mạnh, nên tài sản của bạn gửi tại TVSI được an toàn.
- Hiếu đúng nhu cầu khách hàng, và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
- Đủ vốn cho khách hàng margin.
- Mạng lưới rộng nhất: 13 CN, PGD , nên dịch vụ hỗ trợ thuận tiện
- Hệ thống công nghệ : TOP đầu, là đơn vị đầu tiên trên TTCK triển khai công nghệ nước ngoài, nên lệnh xử lý nhanh, số liệu tiền và chứng tuyệt đối tin cậy, và bạn có thể chuyển , nộp tiền tự động qua NH là đối tá của TVSI.
- Ngoài ra cũng như các CTY CK lớn khác , bạn có thể đặt lệnh trực tuyến và mở tài khoản Online.
 

Lê Hồng Thắng - Sơn Trà, Đà Nẵng

Xin hỏi ông Dũng, Tổng giám đốc TVSI.

Vừa qua, có không ít CTCK không minh bạch trong hoạt động, lạm dụng tài khoản chứng khoán và tiền gửi của NĐT, làm suy giảm niềm tin của các NĐT với các CTCK nói riêng và với TTCK nói chung. Ông có thể chia sẻ một vài thông tin đủ để khẳng định rằng, ở TVSI sẽ không có rủi ro đó?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: TVSI ngay từ đầu tiên khi hoạt động tới giờ luôn đặc biệt chú trọng tới việc minh bạch tiền và chứng khoán của NĐT, chúng tôi xác định đây là vấn đề cốt lõi nhằm xây dựng thương hiệu và uy tín của TVSI nhằm hướng tới mục tiêu phát triển vững mạnh và lâu dài. NĐT khi mở TK tại TVSI có thể kiểm tra tiền và số dư bất kỳ lúc nào (24/7) thông qua các hình thức: sao kê online qua internet, contact center, email, sms, tại quầy. Bên cạnh đó, bất kỳ biến động nào về số dư tiền và chứng khoán trên TK của khách hàng đều được gửi tin nhắn sms và email ngay lập tức tới khách hàng. Chúng tôi cũng tổ chức gửi sao kê đối chiếu số dư với khách hàng định kỳ. Suốt quá trình từ ngày thành lập tới giờ, tại TVSi chưa bao giờ xảy ra việc lạm dụng tiền và chứng khoán của NĐT.
 

dautumaohiem@gmail.com.vn -

Vướng mắc về cổ phần hóa và niêm yết đối với DN FDI đã được nêu ra từ lâu. Thưa TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC, cơ quan quản lý có ý định gỡ bất cập này không, bao giờ? Cảm ơn ông
 Ông Nguyễn Sơn: Việc niêm yết cổ phiếu của các DN FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần trong thời gian qua bị ngưng trệ, xuất phát từ quan điểm quản lý, giám sát hoạt động của các DN có nguồn gốc FDI. Hiện tại, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khối DN này, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế QĐ55/TTg. Trong đó, cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu không hạn chế vốn trong DN FDI chuyển đổi, ngoài trừ có quy định khác của cơ quan quản lý chuyên ngành khi thực hiện cổ phần hóa các DN này. Bên cạnh việc xem xét nới lỏng các tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các DN cổ phần Việt Nam, việc không giới hạn sở hữu đối với NĐT nước ngoài trong các DN FDI chuyển đổi sẽ tạo điều kiện để thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dự kiến Quyết định này sẽ được ban hành sớm trong năm 2013 để triển khai áp dụng.
 

money_89@gmail.com -

Được biết, UBCK vừa vận hành hệ thống giám sát giao dịch mới. Khả năng phát hiện và cảnh báo các giao dịch có dấu hiệu làm giá của hệ thống này ra sao, thưa TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường? Từ khi đưa vào vận hành đến nay, Hệ thống đã ghi nhận giao dịch nào đáng ngờ và đây là cơ sở để UBCK ra quyết định xử phạt?
 Ông Nguyễn Sơn: Mới đây, UBCK đã đưa vào vận hành Hệ thống giám sát thị trường MSS, qua đó cho phép cơ quan quản lý có thể giám sát trực tuyến các giao dịch trên hai Sở, đồng thời truy xuất dữ liệu trong quá khứ phục vụ cho việc phân tích các giao dịch có dấu hiệu làm giá, thâu tóm, hoặc thao túng. Trước đây, cơ chế giám sát của UBCK dựa trên hệ thống báo cáo từ tuyến 2 là các Sở GDCK, nên tính kịp thời trong việc phát hiện các giao dịch có dấu hiệu không công bằng còn hạn chế. Việc đưa vào ứng dụng hệ thống giám sát mới sẽ cho phép cơ quan quản lý chủ động trong việc phân tích các dữ liệu giao dịch, kết hợp với dữ liệu phân tích từ các Sở GDCK, Trung tâm lưu ký, để có quyết định xử lý kịp thời.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 28
 

Phan Thị Mỹ Dung - Hà Nội

Thưa ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám dốc SHS, ông đánh giá ngành nào sẽ có triển vọng tốt nhất trên thị trường chứng khoán trong năm nay? Ông đánh giá thế nào về triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản?


 Ông Hoàng Đình Lợi: Chúng tôi nhìn nhận triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2013 sẽ chưa tích cực, lợi nhuận của ngành nhìn chung sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp (theo chủ trương nhằm kiềm chế lạm phát), các dịch vụ ngân hàng khác cũng khó được đẩy mạnh, dẫn tới doanh thu giảm trong khi việc trích lập dự phòng trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục và làm gia tăng chi phí. Tuy nhiên về dài hạn ngành ngân hàng vẫn được đánh giá cao bởi là ngành chủ chốt của nền kinh tế do vậy đối với nhà đầu tư dài hạn, có thể xem xét lựa chọn cổ phiếu tốt trong ngành này để đầu tư.
Đối với ngành bất động sản, năm 2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn đặc biệt với những doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính mạnh, sử dụng vốn tín dụng nhiều và tập trung vào phân khúc nhà/căn hộ cao cấp,.... Các DN có các dự án thuộc phân khúc nhà giá thấp, nhà ở xã hội sẽ được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Do vậy chúng tôi cho rằng cổ phiếu của các DN trong ngành BĐS sẽ có sự phân hóa mạnh.
 

Bùi Hồng Trang - Ngã Tư Sở, Hà Nội

Xin chào ông Lợi, Tổng giám đốc SHS. Tôi thấy suốt thời gian vừa qua, các quỹ ETF chi phối biến động thị trường rất nhiều. Nhưng là một nhà đầu tư cá nhân, tôi cảm thấy rất mù mờ về các hoạt động của các quỹ này, gần như không thể nắm bắt được. Có những cổ phiếu tôi rất tin tưởng đầu tư nhưng chỉ vì giao dịch của ETF mà giá cổ phiếu giảm bất ngờ khiến tôi phải bán.
Trên cương vị TGĐ một CTCK, ông có thể "mách nước" cho những nhà đầu tư cá nhân như tôi biết làm thế nào để đoán định được động thái của khối ETF hay không, và đặc biệt là làm thế nào để tránh được các tác động của các quỹ này?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Về mặt bản chất các quỹ ETF sẽ lập ra một danh mục để làm thế nào phản ánh gần nhất với mức độ biến động của chỉ số tham chiếu (ví dụ quỹ ETF của Deutsch Bank lấy theo chỉ số FTSE Vietnam Index làm tham chiếu) và thực hiện mua/bán các mã cổ phiếu trong danh mục này. Vì vậy các cổ phiếu nằm trong danh mục không nhất thiết phải có yếu tố cơ bản tốt mà quan trọng là tính thanh khoản, tỷ trọng trong rổ tính chỉ số tham chiếu đủ lớn và một số các tiêu chí khác (bạn có thể tham khảo các quy tắc trên các trang thông tin của các quỹ).
Do thường mua/bán với số lượng lớn nên các quỹ này có tác động mạnh đến thị trường nhất là trong các đợt tái cơ cấu danh mục. Do vậy để nắm được thông tin về các quỹ này, nhà đầu tư nên theo dõi công bố của các quỹ này về những đợt xem xét (review) theo quý để đánh giá mức độ ảnh hưởng/cơ hội đối với hoạt động đầu tư của mình.
 

Mai Hoa - Từ Liêm, Hà Nội

Tôi đang dự định đầu tư vào HSC, xin cho biết cơ cấu lợi nhuận dự kiến của HSC trong năm 2013?
 Ông Lê Công Thiện: Cám ơn bạn Mai Hoa.Kế hoạch dự kiến của HSC sẽ trình ĐHCĐ vào ngày 26/4 tới. Doanh thu thuần năm 2013 dự kiến là 482 tỷ đồng, trong đó mảng môi giới sẽ đóng góp chính, với 60% doanh thu. Phần còn lại từ các hoạt động kinh doanh nguồn vốn và LNTT dự kiến là 316 tỷ đồng.
Để xem kế hoạch chi tiết, xin vui lòng vào website của HSC www.hsc.com.vn. Hy vọng năm sau, Thiện sẽ gặp bạn Mai Hoa tại ĐHCĐ.

 

Vũ Văn Tuyển - Hà Nội

Tôi muốn hỏi về số 22 triệu cổ phiếu SHB mà SHS đang nắm giữ. Khi mà ngành ngân hàng trong ngắn hạn vẫn rất nhiều rủi ro, SHS có trích lập dự phòng cho số cổ phiếu này hay không? Và vì lý do gì SHS quyết định tăng nắm giữ SHB?
 Ông Hoàng Đình Lợi: SHS thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ mọi khoản đầu tư theo những quy định hiện hành.
Về vấn đề SHS quyết định tăng nắm giữ SHB, chúng tôi cho rằng SHB vẫn là 1 cố phiếu tiềm năng. Như ĐHCĐ vừa rồi của SHB cũng đã cho thấy quá trình sáp nhập của SHB và Habubank đã thành công và bước đầu đã có kết quả khá tốt khi mà SHB đã tái cơ cấu được nhiều khoản nợ đọng cũ của Habubank chuyển giao, đồng thời đã có lãi năm 2012, mặc dù con số lợi nhuận không cao, nhưng đánh giá đây là một kết quả rất tích cực. Chúng tôi nhìn nhận thời kỳ khó khăn của SHB đã qua và xu hướng sắp tới sẽ có rất nhiều triển vọng (Kế hoạch kinh doanh 2013 SHB cũng đã thể hiện ). Do đó, đây một trong những lý do chúng tôi đầu tư vào cổ phiếu SHB.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 29
 

Thanh Thế - Hải Phòng

SHS đang nắm giữ một lượng không nhỏ cổ phiếu SHB, vậy xin ông cho biết
mức giá mục tiêu của SHS khi nắm giữ SHB là bao nhiêu?
Thứ hai xin ông chia sẻ đánh giá đối với cổ phiếu ngành ngân hàng nói chung, và đánh giá với cổ phiếu SHB nói riêng.
 Ông Hoàng Đình Lợi: Ở trên tôi đã trả lời câu hỏi về sự đánh giá triển vọng của các CP ngành ngân hàng. SHB là cổ phiếu được chúng tôi xác định là hội tụ các yếu cần thiết để nắm giữ dài hạn với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho Công ty.
 

Trần Văn Giáp - TPHCM

Hàng loạt DN niêm yết đang bị hủy niêm yết, tạm ngừng giao dịch, cảnh báo. Hiện tượng này đang diễn ra với số lượng đáng báo động do môi trường kinh doanh quá khó khăn, khiến hàng loạt DN thua lỗ kéo dài. Thưa ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC, liệu SSC có kế hoạch kiến nghị giải pháp hỗ trợ cho TTCK nói chung, DN niêm yết nói riêng? Cảm ơn ông
 Ông Nguyễn Sơn: Để triển khai thực thi Nghị quyết 02 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, UBCK cũng đã triển khai một số nhóm giải pháp để hỗ trợ thị trường như: kiến nghị đưa tín dụng chứng khoán ra khỏi khu vực phi sản xuất, cơ chế cho phép DN phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá khi có đủ nguồn vốn thặng dư bù đắp, hạ phí lưu ký, kiến nghị mở room cho NĐT nước ngoài, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội cho phép miễn, giảm phí đối với các giao dịch và sản phẩm mới trên thị trường.
 

Nguyễn Lê Minh - TP Hồ Chí Minh

Chào ông Lợi, Tổng giám đốc SHS. Tôi là một nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán được nửa năm nay. Từ đầu năm tới nay tôi may mắn đã có lãi chút ít từ một hai mã nên tôi muốn dùng margin để nhân cao khoản lãi này, nhưng tôi cũng đã được nhiều người đi trước cảnh báo về bài học thua lỗ do dùng margin. Trên cương vị tổng giám đốc của một công ty chứng khoán, và công ty đang có chiến lược mở rộng cho vay ký quỹ, xin ông cho lời khuyên về việc tôi có nên dùng margin vào thời điểm này hay không?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Trước tiên xin chúc mừng bạn vì đã đầu tư có lãi trong thời gian vừa rồi. Việc nên hay không nên sử dụng margrin sẽ tùy quan điểm mỗi người, vì chúng ta đều biết việc dùng đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi. Nó có thể gia tăng lợi nhuận cho bạn rất nhanh, nhưng cũng có thể xóa bỏ mọi thành quả trước đó của bạn thậm chí gây ra cho bạn thua lỗ. Sản phẩm cho vay ký quỹ của SHS chỉ là một dịch vụ trong số rất nhiều dịch vụ SHS đang cung cấp cho nhà đầu tư, để nhà đầu tư có nhiều công cụ khi tham gia trên thị trường. Cá nhân tôi khuyên bạn, nếu bạn là người an toàn và thận trọng không ưa thích rủi ro thì không nên dùng margin, ngược lại nếu muốn bạn muốn gia tăng lợi nhuận khi có cơ hội thì nên có thể lựa thời điểm, giai đoạn hợp lý để dùng margrin ở mức hợp lý để giới hạn mức độ an toàn mình chấp nhận được (khả năng kiếm được lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro lớn). Khi bạn dùng đòn bẩy tài chính ở mức cao thì sức ép sẽ rất cao dẫn đến phán đoán của bạn có thể sẽ thiếu chính xác và nhanh nhạy. Và điều quan trọng khi dùng margrin bạn nên đưa ra kỷ luật và tuân thủ về mức chốt lãi, cắt lỗ, đảm bảo bạn luôn ở vị thế chủ động khi thị trường có biến động mạnh.
 

Huỳnh Tấn Đạt - 66 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. HCM

Tôi thấy trong tháng 3, trên sàn HOSE có một hiện tượng khá lạ là VN-Index tăng, hướng về mốc 500 điểm, nhưng khối lượng giao dịch toàn thị trường lại có xu hướng giảm. Ông Dũng có thể lý giải hiện tượng này?


 Ông Nguyễn Văn Dũng: Cảm nhận của bạn là chính xác. Hiện tượng này là do dòng tiền tập trung chủ yếu vào các mã bluechip, đẩy VN-Index tăng, nhưng khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đôi chút so với tháng trước đó.
Khi khối lượng giao dịch giảm, nhiều nhà đầu tư có tâm lý ngại sự tăng điểm sẽ không bền vững, tuy nhiên, sự tăng điểm có bền vững hay không lại phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư.
Nếu là dòng tiền đầu tư ngắn hạn thì sự tăng điểm tháng 3 là đáng nghi ngờ. Nhưng nếu dòng tiền này là đầu tư trung và dài hạn thì không có lý do để lo sợ về khả năng mất điểm sâu của chỉ số.
Với việc dòng tiền tập trung vào cổ phiếu bluechip và cơ bản tốt, bản chất việc đầu tư này đã thể hiện dòng tiền muốn đầu tư ổn định, nhằm mục tiêu trung và dài hạn. Vì thế, nếu thị trường có sự điều chỉnh, đó không phải là điều đáng ngại, mà có thể đó là cơ hội cho những nhà đầu tư chưa tham gia thị trường hoặc chưa tích luỹ đủ danh mục trong khả năng đầu tư của mình.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 30
 

Trần Minh Ngọc - A4 Giảng Võ, Hà Nội

Xin hỏi Ông Hà, chủ tịch Vang Thăng Long. Hiện nay Tổng công ty hapro đang nắm bao nhiêu% vốn tại Công ty và Tổng công ty có ý định thoái vốn tại VTL trong thời gian tới hay không?
 Ông Phạm Xuân Hà: Hiện nay, Hapro là cổ đông lớn nhất tại VTL, nắm 40% vốn điều lệ. Việc Hapro có thoái vốn tại VTL trong thời gian tới hay không phụ thuộc chủ trương của Nhà nước.
 

Nguyễn Mạnh Hùng - Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Chào Ông Hà, chủ tịch HĐQT CTCP Vang Thăng Long
Tôi thấy trong khi giá cổ phiếu trên thị trường biến động mạnh thì cổ phiếu VTL vẫn giữ được mức giá khá ổn định trên 30.000 đồng/CP, tuy nhiên tính thanh khoản lại khá thấp. Vậy công ty có định làm gì để đẩy mạnh tính thanh khoản của cổ phiếu trong thời gian tới hay không. Xin cảm ơn Ông
 Ông Phạm Xuân Hà
Tôi cho rằng, khi DN đã niêm yết thì giá cổ phiếu do thị trường quyết định. Cổ phiếu VTL trong thời gian qua thanh khoản khá thấp là do nhà đầu tư bên ngoài nắm không nhiều CP, trong khi các cổ đông nội bộ thì lại không bán. Để cải thiện tính thanh khoản, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 2:1) tăng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng lên 27 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu.
 

Quách Trường Giang - Hoàng Mai, Hà Nội

Tôi đọc báo ĐTCK thấy đưa tin FLC chuẩn bị khởi công nhà máy bao bì carton cao cấp với quy mô tổng đầu tư lên đến 400 tỷ đồng. Xin ông Thế Anh chia sẻ kỹ hơn thông tin dự án. Công ty dùng nguồn tiền ở đâu để triển khai dự án này?
 Ông Trần Thế Anh: Khi nền kinh tế phục hồi, sản xuất - thương mại tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng bao bì, nhất là các loại bao bì thân thiện với môi trường (bao bì giấy carton) cũng tăng lên theo. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang là điểm đến của nhiều tập đoàn sản xuất điện - điện tử lớn trên thế giới.

Chính vì vậy, Tập đoàn đã có chủ trương xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton cao cấp, sử dụng công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức, với tổng mức đầu tư dự kiến 400 tỷ đồng. Như đã trả lời ở câu hỏi trước, tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm nay, HĐQT sẽ trình phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Một trong những nội dung sử dụng vốn từ đợt phát hành là tài trợ cho dự án này. Ngoài ra, dự án cũng sử dụng một phần vốn vay từ ngân hàng.
 

Lê Lan Hương - Mai Động, Hà Nội

Gửi ông Luân,

Tôi cảm nhận ông là người thiên về đầu tư giá trị. Tôi rất muốn tham gia TTCK, nhưng không dám tin vào tư vấn của mấy công ty chứng khoán cạnh nhà. Xin hỏi ông, nếu muốn mua khoảng 100 triệu đồng cổ phiếu và đầu tư dài hạn, tôi nên chọn mã nào?

Cảm ơn ông
 Ông Phạm Kinh Luân: Đầu tư giá trị mà không mang lại lợi nhuận thì để làm gì? Mục tiêu của đầu tư là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận có thể do gia tăng thị giá hoặc những quyền lợi được nhận từ việc nắm giữ cổ phiếu. Thị giá gia tăng nếu chỉ đơn thuần dựa vào những thông tin dao động của thị trường thì có lẽ không bền. Nhưng thị giá gia tăng nhờ lợi nhuận gia tăng của DN mang lại thì sẽ bền. Và tốt nhất là vừa có lợi nhuận gia tăng lại vừa có biến động thúc đẩy thị giá.
Trước hết bạn phải tự hỏi mình, dài hạn là bao lâu? Thứ hai là khả năng chịu được rủi ro của bạn đến đâu? Và một điểm rất quan trọng, bạn phải nhớ rằng môi trường thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi. Một công ty có thể hôm nay tốt, đang sinh lời nhưng hôm sau có thể đảo ngược. Cho nên đã đầu tư là phải theo dõi.
 

Quang Anh - Vinh, Nghệ An

Chúc mừng HSC và ông Thiện, cũng như công sự khi HSC tiếp tục có thị phần dẫn đầu cả 2 sàn trong quý I/2013. Tôi xin hỏi, để có được vị trí đứng đầu về thị phần môi giới, hoạt động cho vay margin được đẩy mạnh không và nó góp phần như thế nào vào lợi nhuận của HSC?
 Ông Lê Công Thiện: Cám ơn bạn Quang Anh và cám ơn các khách hàng của HSC đã giúp chúng tôi đạt vị trí số 1 về thị phần môi giới trên cả hai sàn. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để quý khách hàng ngày càng hài lòng hơn. Về câu hỏi của bạn, HSC có nguồn vốn khá dồi dào để đồng hành và đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư trong sản phẩm giao dịch ký quỹ (margin). Tuy nhiên, đối với HSC, sản phẩm giao dịch ký quỹ chỉ là công cụ hỗ trợ cho nghiệp vụ cốt lõi của HSC là môi giới chứng khoán.




 

Hoàng Hải - Hoàng Mai, Hà Nội

SHS vừa lọt Top 10 thị phần môi giới quý I/2013 trên HNX. Tại ĐHCĐ của SHS mới đây, ông Nguyễn Quang Hiển, Chủ tịch Công ty đã yêu cầu Ban điều hành phải đưa thị phần môi giới của SHS lọt Top 5. Xin hỏi, thời gian tới, Công ty sẽ có những giải pháp gì để đạt được mục tiêu này?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Chúng tôi đã đang và sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhóm các giải pháp về tài chính, nhân sự và công nghệ. Qua đó, chúng tôi sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ tài chính, về các tiện ích, về sự hỗ trợ từ phía CTCK. Chúng tôi tin rằng với nhóm giải pháp này thì SHS sẽ tiếp tục thăng tiến về thị phần môi giới cũng như doanh số về các hoạt động dịch vụ có liên quan.
 

Bảo Hân - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội

Nhìn vào BCTC đã kiểm toán của CTCP Vang Thăng Long từ năm 2009 đến 2012 cho thấy, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh (tăng hơn 2,6 tỷ đồng so với năm 2011). Chủ tịch HĐQT Công ty có thể cho biết nguyên nhân của việc tăng đột biến này?
 Ông Phạm Xuân Hà: Nguyên nhân đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 của VTL tăng thêm 2,6 tỷ là do UBNN Thành Phố Hà Nội tăng giá thuê đất nên Công ty phải gánh thêm chi phí.
 

Thái Hà - Thái Thịnh, Hà Nội

Hai tuần nay, thị trường biến động mạnh xoay quanh 500 điểm, hôm nay VNIndex giảm gần 10 điểm, xuống dưới mốc này. Xin hỏi các chuyên gia, thị trường liệu có sụt giảm mạnh hay không? có giữ được mức 500 điểm hay không? Xin chân thành cảm ơn!
 Ông Lê Công Thiện: Nếu như khung giao dịch của VNindex trong hai năm trước đây từ 350 đến 490 điểm thì tôi nghĩ năm 2013 khung giao dịch này sẽ được nâng cao hơn 1 chút, thấp nhất 450 và cao nhất 550 điểm.
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Về ngưỡng 500 điểm, mời bạn xem câu trả lời ở trên.
Về việc thị trường có giữ được 500 điểm hay không, theo tôi, như phiên hôm nay là 1 phiên điều chỉnh. Trên phương diện kỹ thuật, thị trường đang kiểm tra lại sức cung và sức cầu.
Theo cá nhân tôi, mức hỗ trợ với VN-Index hiện tại khá chắc ở 490 điểm, nên tôi không cho rằng thị trường có thể giảm sâu hơn nữa.
Nếu mốc 490 điểm khẳng định là mốc hỗ trợ mạnh và phiên thứ Hai sẽ tăng trở lại thì thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục vượt qua mốc 500 điểm và sự tăng điểm lần này sẽ bền vững hơn.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 31
 

Đoan Trang - Cầu Giấy, Hà Nội

Kính chào ông Tổng giám đốc Tân Việt,

Tôi đang làm môi giới ở 1 CTCK nhỏ, thực sự đang rất gặp khó khăn vì thị trường ngày càng tập trung vào các công ty chứng khoán lớn. Tôi muốn hỏi ông Công ty ông có cơ hội tuyển dụng nào không? Tiêu chuẩn tuyển dụng môi giới bên ông là như thế nào?

Cảm ơn ông nhiều,
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Công ty chúng tôi đang tuyển dụng môi giới. Mời bạn vào trang web của Công ty để biết tiêu chuẩn tuyển dụng.
Công ty chúng tôi đến cuối quý I/2013 đứng ở vị trí thứ 13 về thị phần tại Sở GDCK Hà Nội và đứng vị trí thứ 16 tại Sở GDCK TP. HCM. Tại Công ty chúng tôi, định vị hoạt động môi giới là hoạt động chủ đạo, với số lượng môi giới hiện hành lên tới gần 200 người. Mong bạn sẽ sớm gia nhập hàng ngũ môi giới của Công ty chúng tôi.

 

Lê Hùng Dũng - Bắc Ninh

Gửi ông Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt

Là nhà đầu tư, tôi rất cần một nhà tư vấn đáng tin cậy. Tôi rất ngạc nhiên khi ngay cả những CTCK hàng đầu (tôi không tiện nêu tên ở đây) cũng có chuyện tư vấn khuyên nhà đầu tư một đằng, tự doanh của Công ty làm một nẻo. Tôi xin hỏi Tân Việt có tự doanh không và ông có kiểm soát sự xung đột lợi ích giữa Công ty và khách hàng trong nghiệp vụ này không, thưa ông?

Xin cảm ơn nhiều
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Tại Chứng khoán Tân Việt, chúng tôi có hoạt động tự doanh, nhưng mấy năm gần đây chúng tôi có chủ trương thu hẹp lại. Hiện nay chúng tôi vẫn đảm bảo bộ phận tự doanh và môi giới hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, nên không thể xảy ra sự xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư với CTCK.
 

tanck06@gmail.com.vn -

Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC, thì đâu là những nhân tố tác động lớn tới TTCK trong quý II này. trong bối cảnh đó nhà đầu tư cần nhìn nhận cơ hội đầu tư ra sao? Cảm ơn ông!
 Ông Nguyễn Sơn: TTCK chịu tác động rất lớn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô, như bạn biết trong quý I/2013, các chỉ tiêu kinh tế đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2012, như: tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ năm 2012, tăng trưởng tín dụng ở mức 0,03% so với mức tăng trưởng âm của cùng kỳ năm ngoái, lạm phát giảm, lãi suất ngân hàng hạ, việc triển khai xử lý cơ cấu nợ xấu ngân hàng cũng như việc xúc tiến thành lập công ty xử lý nợ xấu (VAMC), gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ bất động sản... sẽ tác động rất lớn đến khu vực DN và TTCK. Những tín hiệu trên cho thấy sự trợ giúp từ kinh tế vĩ mô đến TTCK có hiệu ứng nhất định thông qua mức tăng trưởng chỉ số VN-Index trong quý I/2013 khoảng 20%. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách giải pháp đòi hỏi phải có độ trễ nhất định và những biến động về giá của một số mặt hàng cơ bản như xăng dầu, điện sẽ tác động tới hoạt động của khu vực DN. Quá trình xử lý nợ xấu và việc triển khai thực thi gói hỗ trợ bất động sản kéo dài cũng sẽ tác động tới DN. Do vậy, theo tôi thị trường vẫn còn có những khó khăn nhất định trong giai đoạn đầu của quý II/2013 và sẽ được cải thiện vào những thời điểm cuối năm.
 

Phan Hải - Hà Nội

Xin chào ông Phạm Xuân Hà! Hiện tại VTL đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ sản phẩm ngoại nhập và thương hiệu Vang Đà Lạt trong nước.
Với định hướng của Vang Thăng Long là trở thành Công ty cung cấp rượu vang hàng đầu Việt Nam, giải pháp cụ thể của Công ty ra sao để hiện thực hóa mục tiêu này?
 Ông Phạm Xuân Hà: Tôi xin trả lời bạn như sau:
Về mảng rượu truyền thống (vang hoa quả) vẫn đang tiêu thụ khá ổn định trên thị trường (trung bình trên 3.000.000 chai/năm). Còn mảng vang chất lượng cao, Công ty có thể so sánh với các rượu vang chất lượng trung bình trên thị trường quốc tế. Như đã trả lời ở câu hỏi trên, trong năm 2013, Công ty sẽ tiếp tục phát triển mảng rượu vang cao cấp và tăng cường tiếp thị trên thị trường và sẽ dần hiện thực hóa mục tiêu trở thành công ty cung cấp rượu vang hàng đầu Việt Nam.

 

ngoctran79@yahoo.com.vn -

Thưa ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC, quy định nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm 49% hoặc 100% vốn tại công ty chứng khoán đang khiến khối ngoại rất khó rót vốn vào CTCK. SSC có giải pháp nào khắc phục tình trạng này?
 Ông Nguyễn Sơn: Để triển khai các thực thi trong cam kết WTO, hiện nay UBCK đang trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép NĐT nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần và thành lập mới công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán, dự thảo Quyết định thay thế QĐ55/TTg cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định 58/CP của Chính phủ được mua cổ phần, góp vốn từ 49% đến 100% vốn nước ngoài. Như vậy, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài sẽ lựa chọn tỷ lệ hợp lý từ 49% đến 100% để đầu tư.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 32
 

trịnh nguyễn thảo trang - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, HCM

Gửi ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI). Gần đây, chỉ số VN-Index đang lên xuống quanh mức 500 điểm. Dường như thị trường đang lấy ngưỡng quan trọng này làm trục dao động. Ông có nhận xét gì về diễn biến này?

Theo ông, trong quý II này, những nhân tố nào được cho là sẽ có ảnh hưởng quyết định đến TTCK Việt Nam và theo đó thì VN-Index sẽ tăng hay giảm, khả năng nào cao hơn?

Xin cảm ơn ông!
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Theo đánh giá của cá nhân tôi, bản thân ngưỡng 500 điểm của VN-Index là ngưỡng tâm lý do đó là một con số tròn trịa mà theo tâm lý của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Sự tròn trịa là điều gì đó rất đáng quý, tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, quanh ngưỡng 500 điểm, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự về mặt kỹ thuật đan nhau khá dày đặc, do vậy việc chỉ số VN-Index dao động xung quanh ngưỡng này trong thời gian vừa qua là điều dễ hiểu.
Với xu hướng hiện tại, theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, nhân tố quyết định đến TTCK chính là sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư. Chúng ta có thể thấy các kênh đầu tư chính ở Việt Nam đó là BĐS, tiết kiệm, giữ vàng và ngoại tệ, chứng khoán. Trong khi các kênh đầu tư kia có lịch sử từ rất lâu rồi, từ hàng chục đến hàng trăm năm thì chứng khoán chỉ mới là kênh đầu tư trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Dù không có số liệu cụ thể, nhưng chúng ta cũng có thể cảm nhận được dòng vốn đầu tư đang chết kẹt tại BĐS, đang giữ vàng, ngoại tệ là rất lớn. Trong khi đó nhìn vào thực tế dù các khoản này về dài hạn vẫn sinh lời, nhưng mức sinh lời theo tôi đánh giá là thấp hơn so với đầu tư chứng khoán. Trong khi đó thanh khoản với dòng vốn đầu tư BĐS rất thấp, vàng và ngoại tệ gặp hạn chế về chính sách thì kênh chứng khoán lại thanh khoản và thoáng hơn rất nhiều. Tiết kiệm sẽ gặp hạn chế nếu so sánh với tỷ lệ cổ tức hoặc EPS của cổ phiếu khi lãi suất tiết kiệm đang giảm dần.
Như vậy, nếu một phần dòng vốn trong số các dòng vốn đầu tư trên chuyển vào chứng khoán thì TTCK sẽ vô cùng sôi động và trở nên cực kỳ hấp dẫn.
Theo những đánh giá cảm quan đó, tôi cho rằng TTCK trong quý II/2013 này sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng. Tất nhiên chúng ta cũng phải loại trừ những trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, bệnh dịch…

 

Cao Liêm - 255 Dũng Sỹ Thanh Khê, q. Thanh Khê, Đà Nẵng

VN-Index tăng trong thời gian vừa qua được cho là do nhóm cổ phiếu blue-chips được các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua vào. Vậy xin hỏi ông Dũng, lượng mua vào của khối ngoại chiếm bao nhiêu phần trăm lượng đặt mua hay khớp lệnh của các cổ phiếu đó. Tại sao khối ngoại lại tỏ ra lạc quan, tương phản với thái độ chung của các nhà đầu tư trong nước như vậy?

Theo ông, các nhóm cổ phiếu nào sẽ có cơ hội tăng giá nhiều nhất trong quý II này và tại sao?

Chân thành cảm ơn ông!
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Thưa Quý độc giả, theo đánh giá của cá nhân tôi Vnindex tăng có phần quan trọng nhờ sự mua vào tích cực của khối NĐT nước ngoài. Trong vòng 6 tháng gần đây (từ tháng 10/2012 đến hết tháng 03/2013) tỷ trọng mua vào của khối này chiếm 20,5% giá trị giao dịch toàn thị trường, tỷ trọng bán giá chiếm 13,8% tỷ trọng giao dịch toàn thị trường. Trong vòng 3 tháng gần đây (trong quý I/2013) hai tỷ trọng này lần lượt là 19.9% và 13,9%. Nếu Quý độc giả quan tâm đến chi tiết mã cụ thể nào đó có thể tham khảo thông tin trên website thống kê của TVSI với địa chỉ http://finance.tvsi.com.vn/IndicesStats.aspx

Khối NĐT nước ngoài lại lạc quan với TTCK VN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, tương phản với thái độ chung của các NĐT trong theo tôi có 2 lý do chính:

Kinh nghiệm về TTCK và diễn biến nền kinh tế tại các nước mới nổi tương đồng như Việt Nam. Chúng ta biết rằng các NĐT nước ngoài tham gia mua bán trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là các quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ này đã có hàng chục năm kinh nghiệm tại các nền kinh tế và các TTCK mới nổi có đặc điểm tương đồng với nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Do vậy có thể họ có các mô hình tương đối sát và có chiến lược hành động hợp lý hơn. Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nếu bản thân chúng ta nếu xử lý những sự việc phát sinh tương đồng với những sự việc đã xảy ra thì chúng ta luôn luôn chủ động và kiểm soát tốt tình hình, đồng thời kết quả của chúng ta đạt được nhiều khi còn tốt hơn nhiều so với quá khứ.
Chênh lệch về lợi suất đầu tư. Với việc Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối và chính sách tỷ giá điều chỉnh ở mức độ thấp (2-3%) như Thống đốc NHNN đã công bố thì tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cổ phiếu blue-chip ở Việt Nam là cực kỳ hấp dẫn khi mức P/E dưới 10 lần.



Về cơ hội tăng giá của cổ phiếu hay nhóm cổ phiếu trong Quý II thì thực chất phụ thuộc nhiều vào dòng tiền, có thể nhiều cổ phiếu đầu cơ được dòng tiền làm giá, đẩy giá cổ phiếu lên rất cao nếu điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên trên quan điểm bền vững, tôi cho rằng việc đầu tư trung và dài hạn vào các doanh nghiệp đầu ngành và các doanh nghiệp trong ngành có lợi thế cạnh tranh luôn luôn phù hợp và hiệu quả.
 

Hùng Thanh - Hà Đông

Chào ông Luân,

Tôi thấy dân tình cứ kỳ vọng vào công ty xử lý nợ xấu của Chính phủ và cho rằng, lập ra công ty này thì sẽ xử lý được tình trạng nợ nần bê bết hiện nay. Ông nghĩ sao về vấn đề này? Thực ra, để xử lý được nợ xấu của khối DN đang nằm trong các ngân hàng thì phải làm sao ông nhỉ?
 Ông Phạm Kinh Luân: Tắc mạch máu thường có hai loại:
- Loại tắc ở động mạch làm cho máu từ tim không đi đến được các cơ và trường hợp này rất dễ chết. Ở đây cũng có thể gọi đó là cục máu đông (nợ xấu) ở hệ thống ngân hàng.
- Loại thứ hai là tắc ở tĩnh mạch làm cho máu từ cơ thể không về được tim. Có nghĩa là DN không tiêu được hàng thì làm gì có tiền trả nợ ngân hàng. Loại tắc tĩnh mạch nguy hiểm nhưng chết từ từ, chết từng bộ phận chứ không chết ngay. Loại tắc này chính là hàng tồn kho.
Để xử lý được vấn đề này thì phải làm đồng thời cả hai, nhưng có lẽ ưu tiên đầu tiên là xử lý ở phần động mạch.
Mục tiêu của việc xử lý nợ xấu là gì? Là đưa những vốn ứ đọng không sinh lời vào quay trở lại guồng quay. Muốn như vậy cần phải có Công ty mua bán nợ. Và để thị trường mua bán nợ hoạt động có hiệu quả cần phải ít nhất hai điều kiện:
- Thông tin về các khoản nợ xấu phải minh bạch. Chính vấn đề này sẽ được VAMC giải quyết.
- Phải có hành lang pháp lý để xử lý những tài sản đảm bảo cho khoản nợ này. Cái này hiện nay bản thân VAMC và NHNN không thể tự mình làm nổi mà phải các bộ ngành tham gia.
Vậy chờ đợi ư? Không thể chờ đợi được. Việc đầu tiên là xóa bỏ cục máu đông ở hệ thống ngân hàng.
Thực tế hiện nay cho thấy, một DN vay nhiều ngân hàng và việc DN dùng khoản vay này trả nợ khoản vay của ngân hàng khác là có thật. Vậy ngân hàng A có dám cho DN vay khi không nắm được sự dịch chuyển nguồn tiền của DN mặc dù biết rằng nếu bơm tiền thì DN có thể sống được.
Vậy để làm được việc đó thì đầu tiên các chủ nợ phải thống nhất với nhau, một người quản lý theo dõi con nợ thì mới dám bơm tiền. VAMC sẽ đóng vai trò như vậy, đại diện cho các chủ nợ.
Lấy trường hợp công ty Thủy sản Bình An, nếu SHB không phải chủ nợ duy nhất và không nắm được luồng tiền đi của DN thì chắc không dám bơm tiền tiếp và DN sẽ không hoạt động trở lại được.
 

Nguyễn Ngọc Phương - Bình Định

Gửi ông Luân,

Tôi từng mua khá nhiều cổ phiếu ngân hàng từ những năm sốt nóng, nên bây giờ lỗ nặng. Nhưng tôi không thể chấp nhận việc bán đi danh mục này với giá cổ phiếu bằng hoặc dưới mệnh giá. Theo ông, tôi có nên giữ tiếp cổ phiếu ngân hàng không (có mấy ngân hàng chưa niêm yết)? Liệu có triển vọng gì cho khối cổ phiếu này không ông ơi?
 Ông Phạm Kinh Luân: Hãy chấp nhận việc bán đi danh mục nếu không có cửa cho những ngân hàng đó phục hồi lại trong tương lai. Với cách điều hành hiện nay của NHNN, ngân hàng đã khó khăn sẽ bị kiểm soát rất chặt chẽ. Đã bị kiểm soát chặt chẽ thì khả năng sinh lời sẽ rất thấp và nếu không sáp nhập được, không ai mua lại thì sẽ khó thoát khỏi sự phá sản.
Nền kinh tế không thể thiếu hệ thống ngân hàng được. Vấn đề là chọn ngân hàng nào.

 

Minh Hằng - Nguyễn Du, Hà Nội

Thị trường mấy phiên gần đây chao đảo ghê quá, xin các ông cho biết lý do. Quý 2 này. NDT cần chú ý đến những yếu tố nào khi giao dịch.
 Ông Lê Công Thiện

VN-Index giao dịch gần ngưỡng kháng cự trung hạn quanh 520 điểm sau khi đã tăng điểm nhiều từ tháng 11/2012 đến nay. Nên tâm lý chốt lời là tất yếu.

Tuy nhiên, tôi nghĩ mức độ điều chỉnh sẽ không quá nhiều vì còn nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ.

Liên quan đến cơ hội đầu tư trong quý II, có một số lưu ý nhà đầu tư như sau:
-Tiếng Anh có câu "sell in may go away" tiếng Việt tạm dịch "bán tháng 5 cầm tiền cho chắc".
- TTCK quý II thường không sôi động, đặc biệt TTCK đã tăng từ tháng 12 đến tháng 4 nên từ tháng 5, có thể áp lực chốt lời sẽ lớn. Vừa qua, các nhà đầu tư của các quỹ ETF (ở nước ngoài) cũng bắt đầu bán ra, có thể xem là dấu hiệu khởi đầu cho xu hướng chốt lời.
Tuy nhiên, có một số yếu tố vĩ mô trong thời gian tới như lãi suất tiếp tục ở mức thấp, Chính Phủ đang đề xuất giảm thuế TNDN từ 25% xuống 20% và công ty VAMC sẽ sớm hoạt động...nên tôi nghĩ, mức độ điều chỉnh của thị trường sẽ không quá sâu.

Nếu VN-Index giảm quanh 450-460 điểm, chúng tôi nghĩ nhà đầu tư có thể mua tích lũy dần cổ phiếu để chuẩn bị cho cơ hội đầu tư trong quý III, đặc biệt là trong tháng 8-tháng thường có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong năm. Xin cám ơn và chúc bạn may mắn.
Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 33
 Ông Phạm Kinh Luân: Lý do thì có nhiều.
- Thứ nhất, thị giá phải tương thích với khả năng sinh lời. Mà mấy DN có mức lợi nhuận dự kiến sẽ gia tăng trong năm 2013 so với năm 2012. DN vẫn làm ăn tốt, nhưng lợi nhuận không có khả năng tăng nhiều hơn thì thị giá lấy cơ sở nào để tăng. Lúc đó chỉ phụ thuộc vào diễn biến nhất thời của thị trường.
- Thứ hai, ảnh hưởng của các quỹ ETF nước ngoài (các quỹ hoán đổi danh mục đầu tư) đối với một số cổ phiếu chủ chốt là rất lớn xét về tỷ trọng giao dịch. Mà NĐT nước ngoài và NĐT trong nước có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về thị trường. Cụ thể, các NĐT nước ngoài mua chứng chỉ quỹ ETF chắc không nắm chắc được về danh mục công ty được nắm giữ, nhưng người ta chỉ quan tâm đến vĩ mô của Việt Nam, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam có được cải thiện hay không.
- Thứ ba, tùy vào từng giai đoạn phát triển mà thị trường có một dung lượng nhất định. Vượt quá dung lượng đó rất dễ bị đổ. Lấy ví dụ, nuôi gà mật độ cao rất dễ bị bệnh dịch.
Khi giao dịch, NĐT cần chú ý:
- Tốc độ vòng quay của cổ phiếu (CP giao dịch trong một kỳ nào đó chia cho tổng cổ phiếu sẵn sàng để giao dịch). Đường trơn mà chạy nhanh là dễ chết. Đường không tốt phải chạy từ từ.
- Đã nói ảnh hưởng của ETF rất lớn, vậy thì cần phải nhớ rằng khi đã giải ngân về cơ bản thì để duy trì hoạt động, ETF luôn luôn vừa mua vào vừa bán ra.
 

Đức Huy - Ba Đình - Hà Nội

Câu hỏi cho ông Hoàng Đình Lợi (CTCK SHS): Thị trường giao dịch mấy ngày qua liên tục có những đợt tăng giảm trái chiều, ông có đánh giá gì về diễn biến thị trường mấy ngày qua? Cơ hội đầu tư trong năm 2013?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Mức dao động của thị trường trong những ngày qua lên xuống với mức biên độ khá rộng. Tôi cho rằng điều này thế hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nhiều hoài nghi. Một mặt nhiều người nghĩ nền kinh tế đang có xu hướng đỡ khó khăn hơn và những chính sách của Chính phủ đang liên tục được đưa ra nhẵm hỗ trợ nền kinh tế giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, mặt khác họ lại khá lo ngại bởi nhiều chính sách đưa ra vẫn còn nhiều tranh luận và thời gian triển khai vẫn còn chậm, nên sự kỳ vọng vào việc hồi phục lại nền kinh tế là chưa thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch của các quỹ ETF cũng ảnh hưởng khá lớn vào biến động chỉ số của thị trường. Tôi cho rằng năm 2013, vẫn có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn. Những nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng những con sóng của thị trường (theo cá nhân tôi nghĩ năm nay sẽ có một số sóng có thể giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận). Sẽ tiếp tục có những sự phân hóa cổ phiếu trong năm 2013. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể lựa chọn những cố phiếu đầu ngành, có cơ bản tốt.
 

hung_otc@gmail.com.vn - Đà Nẵng

Theo kế hoạch năm nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ hoàn tất xây dựng Đề án thị trường chứng khoán phái sinh. Xin ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC cho biết, tiến độ xây dựng đề án này đang được triển khai ra sao, đâu là những nét chính của Đề án này?
 Ông Nguyễn Sơn: Để triển khai Quyết định 252/TTg và Chỉ thị 08/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay UBCK đang hoàn tất xây dựng Đề án về TTCK phái sinh và Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TTCK phái sinh. Theo lộ trình, UBCK sẽ báo cáo Bộ Tài chính để trình Chính phủ vào quý IV/2013. Hiện tại các Đề án và dự thảo Nghị định đang được hoàn chỉnh trong nội bộ UBCK, Bộ Tài chính và tổ xây dựng của các bộ, ngành. Dự kiến sẽ được đưa ra hội thảo vào trung tuần tháng 4 tại Hà Nội và TP.HCM.
 

Trần Độ - Hà Nội

Gửi ông Hoàng Đình Lợi, Tổn giám đốc SHS.
Tôi nghe nói năm nay có các quỹ mở sẽ hoạt động và cũng nghe nói loại hình này sẽ giúp nhà đầu tư nhỏ lẻ giảm rủi ro thua lỗ (vì đã có đội ngũ của quỹ đầu tư giúp). Bản thân tôi chơi chứng khoán thường thua lỗ nên có phần băn khoăn về loại hình đầu tư này. Rất mong ông có thể chia sẻ cảm nhận của ông về loại hình đầu tư này?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Không có quỹ đầu tư chứng khoán nào có thể cam kết với nhà đầu tư rằng sẽ không có rủi ro thua lỗ bất kể đó là quỹ mở hay quỹ đóng. Do vậy, trước khi tham gia, ngoài việc tự đánh giá về tình hình tài chính và những kỳ vọng của cá nhân, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên xem xét kỹ về công ty quản lý quỹ, điều lệ quỹ, đội ngũ nhân sự trực tiếp quản lý quỹ, cách thức đầu tư cũng như các rủi ro có thể phát sinh. Chúc bạn đầu tư thành công.
 

Lê Thị Thanh - Đan Phượng, Hà Nội

Tôi được biết trường Cao đẳng nghề FLC bắt đầu tuyển sinh từ năm 2013. Ông có thể cho NĐT biết thêm thông tin về thực trạng tuyển sinh đến thời điểm này? Liệu Trường có mang lại lợi nhuận cho FLC trong năm 2013?
 Ông Trần Thế Anh: Giáo dục, đào tạo nghề là lĩnh vực đang được Tập đoàn FLC tập trung phát triển. Tuy nhiên, như bạn đã biết, đầu tư cho giáo dục là đầu tư dài hạn, đòi hỏi tổng mức đầu tư ban đầu lớn và mang nhiều ý nghĩa xã hội. Vì vậy, FLC chưa đặt mục tiêu lợi nhuận từ lĩnh vực này ngay năm 2013.

Về việc tuyển sinh của Trường Cao đẳng nghề FLC, thực tế diễn ra theo đúng lộ trình mà Ban Giám hiệu và HĐQT của Trường đã đặt ra từ đầu năm. Chúng tôi cho rằng, thời gian còn lại của năm 2013, số lượng học viên các hệ đào tạo của Trường sẽ vượt qua con số 1.000.
 

Cao Viết Sử - Ba Đình, Hà Nội

Xin gửi câu hỏi này đến ông Phạm Kinh Luân

Ông Luân ơi, TTCK nhiều cổ phiếu niêm yết quá mà thông tin về các DN thì chẳng minh bạch đáng kể là bao. Đi dự ĐHCĐ của mấy DN tôi thấy cổ đông (bên ngoài) cũng chẳng biết hỏi câu gì để ra được những câu trả lời có thông tin từ lãnh đạo DN. Những người hiểu DN như ông liệu có nghĩ đến việc lập nên một hội, hay một nhóm, chuyên hỗ trợ nhà đầu tư đi tìm hiểu DN mù mờ thông tin hay không?
 Ông Phạm Kinh Luân: Đấy là một ý tưởng hay và cần thiết. Mục đích của hội này không phải là giúp cho các hội viên con cá hoặc cần câu, mà chính là giúp cho hội viên cách câu cá, cách tìm tăm tia cá.
 

Mai Hương - Hà Đông

Kính gửi ông Dũng, Tổng giám đốc Tân Việt

Tôi rất thích bảng điện bên ông bởi cách hiển thị số liệu rất dễ xem. Cũng vài lần muốn chuyển tài khoản sang bên ông, nhưng không rõ chế độ thông tin đến nhà đầu tư của bên ông có cập nhật không? Chế độ cho vay margin và tư vấn cho nhà đầu tư chúng tôi như thế nào?
Xin cảm ơn ông
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Về thông tin cho nhà đầu tư, Tân Việt áp dụng cách thức cập nhật thường xuyên với khách hàng thông qua email, SMS, điện thoại... Cụ thể, khi có biến động về tài khoản, như thay đổi về số lượng tiền, số lượng chứng khoán, ngay lập tức tin nhắn sẽ được gửi đến khách hàng và email xác nhận sẽ được gửi cuối ngày đến địa chỉ email đăng ký của khách hàng.
Định kỳ hàng tháng, Công ty sẽ gửi sao kê số dư tài khoản gồm cả tiền và chứng khoán bằng email hoặc đường thư (bưu điện, nếu nhà đầu tư đăng ký).
Nếu khách hàng sử dụng tài khoản margin và tỷ lệ margin của khách hàng có biến động giảm thì Công ty có bộ phận liên hệ thông báo kịp thời để khách hàng có kế hoạch bổ sung hoặc xử lý chứng khoán.
Về chế độ cho vay margin, Tân Việt cấp margin cho hầu hết các cổ phiếu không nằm trong danh sách cấm do các Sở GDCK cung cấp. Về lãi suất margin, Tân Việt duy trì mức lãi hợp lý trên quan điểm chia sẻ với nhà đầu tư, nhất là trong giai đoạn thị trường còn nhiều khó khăn hiện nay.
Dư nợ margin của nhà đầu tư thực chất có thể được gia hạn, nếu tỷ lệ tài sản đảm bảo vẫn trong giới hạn quy định của Công ty.
Về hoạt động tư vấn đầu tư, chính những cán bộ môi giới sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận các thông tin và đưa ra các khuyến nghị để nhà đầu tư có lựa chọn hợp lý nhất.
 

Khánh Huyền - Quảng Ninh

Gửi ông Dũng, Tân Việt

Gần đây tôi thấy nhiều thông tin bất lợi về khối CTCK quá, nhất là khi khối này có những công ty lạm dụng tài sản nhà đầu tư. Thực sự đối với chúng tôi, niềm tin là quan trọng nhất, vì chúng tôi gửi tiền, cổ phiếu vào CTCK giữ hộ. Tôi thấy UBCK nói mới có 25 CTCK quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư khỏi tài khoản của CTCK. Không biết Công ty ông đã làm việc này chưa? Nếu làm theo cách này (tiền nhà đầu tư gửi tại ngân hàng) thì có gì trục trặc trong giao dịch không ông?

Cảm ơn ông đã lắng nghe


 Ông Nguyễn Văn Dũng: Câu hỏi của bạn, tôi đã trả lời ở phần trên.

Cảm ơn bạn
 

Bùi Viết Thành - Thanh Hóa

Chào ông Dũng, Tân Việt

Tôi ấn tượng với ông vì ông rất giống 1 nhân vật chuyên gia trên TTCK mà tôi hay thấy trên báo chí. Công ty tôi đang quản lý đang rất cần vốn từ cổ đông, nhưng phát hành lúc này có vẻ khó quá. Tôi thấy UBCK vừa qua cho phép mấy CTCP phát hành dưới mệnh giá. Tôi không biết bên ông có dịch vụ tư vấn cho CTCP huy động vốn hay không? Nếu chúng tôi cũng muốn phát hành dưới mệnh giá liệu có khả thi không ông?
Trân trọng
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Cảm ơn ông đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn của Tân Việt. Theo tôi được biết, một số công ty vẫn phát hành được cổ phiếu với giá dưới mệnh giá với điều kiện sau phát hành vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ. Tức là công ty phải có nguồn từ các quỹ, như quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư vốn từ trước để bù đắp phần thiếu hụt từ đợt phát dưới mệnh giá.
Nếu bên ông có nhu cầu, mời ông liên hệ với Phòng dịch vụ ngân hàng đầu tư của chúng tôi để được tư vấn.
 

Hoàng Đình Tùng - Hoàng Mai, Hà Nội

Xin chào các vị khách mời tham gia buổi giao lưu. Tôi cũng như nhiều nhà đầu tư khác có một thắc mắc, mong được đại diện UBCK giải đáp rõ. Năm 2012, Vang Thăng Long (VTL) hoạt động thua lỗ và công ty này quyết định năm tài chính 2013 sẽ bắt đầu từ 1/1/2013 đến 31/3/2014. Tôi thấy VTL thay đổi kỳ kế toán như vậy sẽ giúp năm tài chính 2013 dài hơn bình thường 3 tháng, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó tránh được nguy cơ thua lỗ năm thứ hai liên tiếp. Các doanh nghiệp đang thua lỗ khác, nhất là những doanh nghiệp đã có 2 năm liên tiếp thua lỗ nên làm theo cách này để tránh bị hủy niêm yết. Không biết ý kiến của cơ quan quản lý như thế nào?
 Ông Nguyễn Sơn: Về câu hỏi của bạn, tôi xin chia sẻ như sau. Năm tài chính của DN được quy định là 12 tháng, DN có quyền lựa chọn thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính. Thông thường các DN Việt Nam thường lựa chọn năm tài chính từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Tuy nhiên, mới đây cơ quan quản lý khuyến cáo DN dựa trên chu kỳ hoạt động kinh doanh của ngành hàng để chọn kỳ kế toán hợp lý, điều đó cũng góp phần giãn việc tập trung vào kỳ kiểm toán ở các dịp đầu năm. Hiện tại, nhiều DN đã đăng ký kỳ kế toán bắt đầu từ 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 hàng năm. Trường hợp của bạn nêu tôi nghĩ có thể bạn nhầm lẫn thời gian khởi đầu kỳ kế toán.
 

Nguyễn Hiến - Đống Đa, HN

Vang Thăng Long có phân khúc thị trường riêng và khá là "không giống ai". Vậy Công ty có kế hoạch, dự định nào để sản phẩm vang ngọt có thị trường rộng lớn đặc biệt là ở các TP lớn?
 Ông Phạm Xuân Hà: Hiện nay, phân khúc của thị trường VTL là sản phẩm vang hoa quả truyền thống với mức tiêu thụ tương đối tốt.
Công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường phía Nam đối với dòng sản phẩm này để tăng hiệu quả kinh doanh. Đối với các thành phố lớn thì Công ty đang đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm vang nho chất lượng cao.

 

Minh Quang - Hà Đông

Cổ phiếu VTL bị HNX đưa vào diện cảnh báo do năm 2012 thua lỗ. Xin hỏi, công ty làm gì để thoát khỏi tình trạng này?
 Ông Phạm Xuân Hà: Như tôi đã nói, năm 2013 nhiều khả năng Công ty sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 5,5 tỷ đồng. Khi DN có lãi thì sẽ thoát khỏi tình trạng kiểm soát.
 

Nguyễn Việt Quang - Đà Nẵng

Gửi ông Hoàng Đình Lợi, Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn - Hà Nội
Tôi được nghe nhiều người trên thị trường chứng khoán kể ông là người thực thà. Theo ông thấy, giữ được sự thực thà trên thị trường chứng khoán có khó khăn không? Bản thân ông cảm thấy đức tính ấy có gây bất lợi cho mình nhiều không?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Cảm ơn bạn. Theo tôi, tính chính trực, thực thà luôn cần thiết, nhất là những người làm nghề tài chính và cung cấp dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Để luôn giữ được tính chính trực không hẳn là dễ dàng. Mọi cái đều có tính 2 mặt của nó, tuy nhiên, tôi thấy nhờ những đức tính mà mình có được nên ít nhiều mình cũng có được những thành công nhất định. Mặc dù vậy, tôi luôn ý niệm rằng, luôn luôn phải nhạy bén, linh hoạt, không ngại thay đổi để giúp Công ty, giúp chính mình có thể nắm bắt được cơ hội, gặt hái thành công và không ngừng phát triển.
 

Trần Duy Sơn - TP. HCM

Gửi câu hỏi này đến ông Tổng giám đốc Tân Việt,

Thương vụ Sacombank bị thâu tóm vừa qua, nhất là vụ người sáng lập Ngân hàng này, ông Đặng Văn Thành bị xiết cả cổ phiếu, khiến chúng tôi thấy TTCK thật khắc nghiệt. Biết ông cũng từng có nhiều năm tìm hiểu về TTCK nước ngoài, nên tôi muốn hỏi ông, cuối cùng thì điều gì đang điều khiển TTCK? DN phải làm gì để giữ được quyền kiểm soát, tránh tình trạng bị thâu tóm, bị đẩy ra đường, thậm chí bị xiết nợ, thưa ông?

Bên Tân Việt có cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư không? Ở vai trò nhà tư vấn, ông thường đứng về phía nào nếu phải tư vấn cho một thương vụ mua lại DN trên thị trường?

Trân trọng cảm ơn ông
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Theo tôi, người có tiền đang điều khiển thị trường chứng khoán. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á năm 1997 và toàn cầu năm 2008 cho thấy, các quỹ đầu tư, nhất là quỹ đầu cơ với số lượng vốn lớn, đã thâu tóm các ngân hàng, các khách sạn có vị trí đắc địa. Đó là quy luật đương nhiên của kinh tế thị trường mà ai tham gia cũng đều phải chấp nhận luật chơi này.
Về việc DN muốn giữ quyền kiểm soát, trước hết, cần tăng vốn một cách hợp lý, tránh bị pha loãng cổ phiếu. Bên cạnh đó, cần thiết kế một bản điều lệ công ty nhằm bảo vệ cổ đông sáng lập.
Tuy nhiên, không nên nhìn việc thâu tóm với cái nhìn quá xấu, vì khi DN đã yếu, gặp được "hiệp sỹ" có đạo đức và có năng lực thì học hỏi được rất nhiều, sẽ giúp các cổ đông, trong đó có cổ đông sáng lập bảo toàn được vốn. Ngoài ra, nhiều vụ thâu tóm đẩy giá cổ phiếu lên, người sáng lập sẽ được hưởng lợi ích tài chính, có khi còn lớn hơn cả đời xây dựng DN.

Bên Tân Việt chúng tôi có dịch vụ tư vấn M&A. Trong từng thương vụ, nếu chúng tôi phục vụ người mua thì sẽ đứng về phía quyền lợi người mua; nếu phục vụ người bán thì đứng về phía người bán.
 

Nguyễn Hải - Nha Trang

Thưa ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, SSC, việc thực hiện sáp nhập HOSE và HNX đang được triển khai tới đâu, sau khi so với tiến độ đề ra đã muộn 1 năm?
 Ông Nguyễn Sơn: Thực hiện triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 08/TTg, hiện nay UBCK đang hoàn chỉnh Đề án tái cấu trúc tổ chức thị trường trên cơ sở hợp nhất các Sở GDCK hiện có thành Sở GDCK Việt Nam. Theo lộ trình sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2013. Việc hợp nhất hai Sở GDCK hiện có phải dựa trên hiện trạng hoạt động của các Sở GDCK, tránh gây xáo trộn, bất ổn đến thị trường. Ngoài ra, việc hợp nhất các Sở GDCK cần dựa trên việc phát triển các khu vực của thị trường, là thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường phái sinh và phải gắn liền với đầu tư phát triển công nghệ, đặc biệt là gói thầu công nghệ thông tin cho toàn thị trường mà hiện nay các Sở GDCK và Trung tâm lưu ký đang triển khai xây dựng.
 

Việt Phương - Ngô Quyền, Hà Nội

Ông Lợi đánh giá thế nào về triển vọng kinh doanh của khối Công ty chứng khoán trong năm 2013? Đâu sẽ là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho các công ty chứng khoán trong năm nay?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Tôi cho rằng năm 2013 là năm có nhiều thách thức cũng như cơ hội cho các CTCK. Trên cơ sở đánh giá triển vọng thị trường và nội tại SHS so với các CTCK khác, chúng tôi sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm môi giới - dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, SHS cũng vẫn chú trọng công tác đầu tư ngắn hạn (lướt sóng) để tận dụng các cơ hội.
 

Hải Nam - Văn quán, Hà đông

Tôi không phải là cổ đông của VTL và cũng chưa có ý định đầu tư, nhưng xin hỏi ông Phạm Xuân Hà, chủ tịch VTL: tôi biết là rượu vang rất tốt cho sức khỏe, ông có thể cho biết uống loại rượu nào và uống vào thời điểm nào thì tốt, nhất là đối với người bị mỡ máu cao và tiêu hóa kém như tôi. Xin cảm ơn.
 Ông Phạm Xuân Hà: Rượu vang vốn rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là các rượu vang được lên men tự nhiên, không pha chế cồn. Việc uống rượu vang cũng thể hiện nét văn hóa của người thưởng thức, đó là phải cảm nhận được màu sắc, hương, đặc biệt là vị (Ngọt,chua, mặn, chát). Tôi cho rằng, ngoài các loại rượu vang quốc tế thì Vang Thăng Long cũng là một lựa chọn tốt cho bạn. Theo tôi, bạn có thể khai vị một ly rượu vang trước bữa ăn.
 

Nguyễn Phước Đạt - Tp,HCM

Kính thưa Thế Anh! Tôi được biết FLC có kế hoạch đưa thêm một công ty con lên niêm yết trong năm 2013. Ông có thể nói chi tiết hơn về việc này không? Xin cảm ơn ông
 Ông Trần Thế Anh: Tôi muốn đính chính một chút, đúng là trong năm 2013, một DN thuộc hệ thống FLC có kế hoạch niêm yết trên HNX, nhưng đây không phải là công ty con, mà là công ty liên kết (FLC đang sở hữu 21% vốn điều lệ). Đó là CTCP Đầu tư Liên doanh Quốc tế FLC (FLC Global).

Công ty này có vốn điều lệ 260 tỷ đồng, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ thể thao và giải trí. FLC Global là đại lý cấp 1 của Vietnam Airlines và tất cả các hãng hàng không khác tại Việt Nam cũng như một số hãng hàng không lớn trên thế giới. Công ty hiện đang sở hữu 02 sân tập golf tại khu vực phía Tây Hà Nội, trong đó sân tập FLC Golfnet 2 được đánh giá là sân tập golf lớn nhất miền Bắc, với diện tích 4 hec-ta. FLC Global hiện đã đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của pháp luật và Ban lãnh đạo Công ty đang triển khai các thủ tục để xin cấp phép niêm yết.
 

Mạnh Hùng - Thanh Xuân, Hà Nội

Một số CTCK áp dụng mức phí giao dịch 0,15% nhưng giới hạn trong một vài tháng. Tôi thấy Tân Việt thông báo trên website phí giao dịch là 0,15%. Xin hỏi, mức phí này duy trì mãi hay cũng giới hạn thời gian nhất định?
 Ông Nguyễn Văn Dũng: Mức phí 0,15% mà chúng tôi thông báo được áp dụng trong vòng 3 tháng, kể từ khi mở tài khoản Online.
Theo tôi biết, mức phí trên là quá thấp so với các thị trường khu vực. Chẳng hạn, tại Thái Lan, mức phí thấp nhất cũng là 0,21% do Bộ Tài chính quy định, trong khi quy mô thị trường giao dịch lên đến 1-2 tỷ USD/ngày, trong khi Việt Nam, quy mô giao dịch hàng ngày chỉ 100 triệu USD.
Nếu so với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, dịch vụ thẻ tín dụng hiện được thu với mức phí 2% giá trị giao dịch, cho thấy mức phí 0,15 là quá thấp. Các CTCK nếu cứ áp dụng mức thu này dài dài thì sẽ không thể có lãi mà tái đầu tư và phát triển.

Quy luật TTCK 2013 khác với những năm trước  ảnh 34
 

Mai Hoa - Quận 2, TP. HCM

Mấy ngày qua tôi thấy thị trường liên tục tăng giảm, không xác định rõ xu hướng. Xin hỏi, thời điểm này tôi có nên đầu tư vào chứng khoán không? Và nên đầu tư vào ngành nào thì ổn định nhất?
 Ông Phạm Kinh Luân: Xin xem những câu trả lời trên.
 

Lại Minh Châu - Hà Nội

Ông Lợi cho thể cho biết, thu nhập trung bình của nhân viên SHS hiện nay là bao nhiêu không?
 Ông Hoàng Đình Lợi: Tại SHS, chúng tôi hiện áp dụng chế độ lương khoán theo doanh số cho các bộ phận kinh doanh. Chúng tôi chỉ chi trả lương cố định ở mức tối thiểu có thể giúp CBNV trang trải một số chi phí sinh hoạt cơ bản, phần thu nhập chính của CBNV sẽ được hưởng kết quả mà họ đạt được. Do đó, tổng thu nhập của CBNV sẽ không cố định mà tùy thuộc vào kết quả làm việc của chính từng CBNV.
 

Mai Linh - Thái Bình

Tôi có một câu hỏi dành cho ông Luân. Ông có đánh giá gì về tình trạng nhiều công ty chứng khoán trên thị trường làm ăn thua lỗ, đến âm cả vốn chủ sở hữu, nhưng lại có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng khá cao, thậm chí cao gấp mấy lần quy định?
 Ông Phạm Kinh Luân: Hiện nay Vụ tài chính kế toán, Bộ Tài Chính đang xây dựng chế độ kiểm toán cho CTCK. Và trong đó với những khoản đầu tư dài hạn, khoản đầu tư vào cổ phiếu OTC sẽ có những quy định về việc trích lập dự phòng. Khi đã trích lập như thế Tổng tài sản có rủi ro sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới CAR.
 

Phan Hà Phương - Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Tôi được biết SHS đang mắc kẹt một khoản cổ phiếu TTF không nhỏ. Ông Hoàng Đình lợi có thể cho biết lý do vì sao SHS quyết định bảo lãnh cho TTF vào thời điểm đó, và đến nay lượng cổ phiếu này đã được giải quyết như thế nào không ạ?

 Ông Hoàng Đình Lợi: Toàn bộ số cổ phần do TTF phát hành (19.686.571 cp) đã được phân phối hết cho các nhà đầu tư. SHS không phải mua bất cứ cổ phần nào của TTF bởi nghĩa vụ bảo lãnh phát hành của mình.
 

Diệp Anh - Cầu Giấy - Hà Nội

Tôi có câu hỏi xin được ông Luân. Nhiều DN cho rằng lãi suất ngân hàng giảm hay không giờ không quan trọng bằng tìm đầu ra cho sản phẩm, trong khi một số khác lại cho rằng lãi suất nên giảm thêm nữa. Theo đánh giá của ông, với trần lãi suất tiền gửi hiện giờ là 7,5%/năm thì có nên giảm thêm nữa?
 Ông Phạm Kinh Luân: Việc giảm lãi suất tiếp hay không phụ thuộc vào đánh giá của NHNN trong tương quan với vấn đề tỷ giá, vấn đề lạm phát.
 

Cù Đức Dũng - Đống Đa, Hà Nội

Tôi thấy FLC có lãi mà sao giá cổ phiếu thấp quá. Ban lãnh đạo FLC có kế hoạch gì để thúc đẩy giá cổ phiếu lên không?
 Ông Trần Thế Anh: Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giá trị nội tại của công ty và quan hệ cung cầu trên thị trường. Với tư cách là Ban lãnh đạo của Công ty, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang lại kết quả sản xuất - kinh doanh tốt nhất cho Công ty, chứ không thể can thiệp vào yếu tố cung cầu trên thị trường. Như bạn đã biết, hành vi đẩy giá cổ phiếu là hành vi vi phạm pháp luật.
 

Thái An - Hà Nội

Xin được hỏi ông Phạm Kinh Luân, tôi không hiểu nhiều về chứng khoán nhưng tôi có một khoản tiền nhàn rỗi muốn mua cổ phiếu dài hạn, coi như khoản để dành. Tôi có đọc được quyển sách trong đó nói rằng, nếu mua được cổ phiếu tốt thì thời điểm bán gần như là không bao giờ. Sau vài năm, sau hàng chục năm thì cổ phiếu đó sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ. Là chuyên gia, ông có thể chia sẻ cho tôi một số mã cổ phiếu tốt để đầu tư dài hạn được không. Xin cảm ơn.
 Ông Phạm Kinh Luân: Câu hỏi đặt ra hiện nay: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái hay là đang trong giai đoạn phục hồi, hay là giai đoạn tăng trưởng. Câu trả lời sẽ là: nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả. Các DN Việt Nam chủ yếu tồn tại và phát triển dựa trên việc sử dụng nguồn nguyên liệu, chứ năng lực dựa trên công nghệ và cạnh tranh hầu như là không có. Trong thế giới mà công nghệ liên tục thay đổi, liệu có duy trì được khả năng cạnh tranh không? Do vậy các DN phải tự thay đổi mình cho phù hợp. Đã trong quá trình thay đổi thì không thể biết được DN nào tồn tại và DN nào không tồn tại. Vì vậy mua cổ phiếu mà bỏ đấy là ...
 

Thái Hà - Hà Nội

Kính gửi ông chủ tịch VTL: ông vừa nói là sản phẩm rượu vang của công ty vẫn tiêu thụ tốt,năm ngoái lỗ là do ngành nghề phụ và mùa kinh doanh của công ty là dịp tết nguyên đán. Vậy ông có thể cho biết rõ hơn về kết quả kinh doanh trong quý 1 vừa qua?
 Ông Phạm Xuân Hà: Như tôi đã trả lời ở những câu hỏi trên, hoạt động tiêu thụ rượu khá tốt, nhưng lợi nhuận của Công ty thường tập trung vào thời điểm cuối năm (thời điểm lễ tết). Quý I/2013 dù chưa có con số cụ thể nhưng chắc chắn Công ty đã có lãi, dù con số không cao.
 

Trần Văn Dũng - NĐT CTCK MBS

Kính gửi ông Thế Anh, Phó Tổng giám đốc FLC,

Tôi được biết Quý công ty đã đàm phán để phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài. Liệu ông có thể nói chi tiết hơn về vấn đề này: tên NĐT chiến lược, khối lượng phát hành, giá, thời điểm?

 Ông Trần Thế Anh: Cảm ơn bạn đã quan tâm. Hiện tại, chúng tôi đang đàm phán với đối tác nước ngoài về việc phát hành riêng lẻ và đã đạt được những kết quả nhất định. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thể tiết lộ chi tiết thông tin về những NĐT nước ngoài nói trên. Mặc dù vậy, tôi muốn chia sẻ với các bạn là, phía đối tác đã chấp thuận sơ bộ giá mua riêng lẻ cao hơn khá nhiều so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và thị giá hiện nay, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tối đa cho các cổ đông, chúng tôi vẫn đang đàm phán để có được mức giá tốt hơn.
 

Hồng Sơn - Hoàng Mai - Hà Nội

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Đề án tái cấu trúc nền kinh tế bị kéo dài quá lâu, nhiều điểm bị lạc hậu sơ với diễn biến thực tế? Xin hỏi đánh giá của Ông Luân về vấn đề này như thế nào?
 Ông Phạm Kinh Luân: Đường lên Tây Bắc rất xa vời. Đi lên không phải dễ dàng, đèo dốc vực thẳm, lái xe không thể lái nhanh. Hành khách thì mệt mỏi muốn đến đích sớm và kêu ca phàn nàn. Nhưng nhiệm vụ cuả người lái xe là giữ an toàn cho chuyến đi. Nên tôi nghĩ người điều hành người ta còn lo hơn nhiều.
 

Qua hơn 2 giờ giao lưu, các diễn giả đã cung cấp một khối lượng thông tin về tình hình kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp và xu hướng của TTCK trong thời gian tới. Qua đó, giúp nhà đầu tư có cách nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về bức tranh doanh nghiệp và xu hướng của TTCK Việt Nam để đưa ra quyết định đầu hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, với lượng thời gian ít ỏi, nên có thể còn nhiều câu hỏi của độc giả chưa được trả lời trong cuộc giao lưu hôm nay, Đầu tư Chứng khoán mong nhận được sự thông cảm của quý vị. Các câu hỏi sẽ tiếp tục được chúng tôi chuyển đến các vị diễn giả để cập nhật trong thời gian tới.