Rảnh rỗi nghỉ Covid-19, anh kỹ sư phát minh ra chiếc máy huấn luyện loài chim thu gom rác thải để đổi lấy đồ ăn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự sáng tạo cùng với sức mạnh của công nghệ, khoa học là thứ khiến con người ta làm chủ hành tinh này.
Rảnh rỗi nghỉ Covid-19, anh kỹ sư phát minh ra chiếc máy huấn luyện loài chim thu gom rác thải để đổi lấy đồ ăn

Mới đây, anh Hans Forsberg, một kỹ sư làm việc trong mảng công nghệ về trí tuệ nhân tạo, trong quãng thời gian rảnh rỗi ở nhà do dịch bệnh Covid-19 đã nảy ra một ý nghĩ táo bạo. Đó là huấn luyện những con chim có thể thực hiện các động tác bậc cao giống như con người.

Khởi nguồn của câu chuyện bắt đầu từ lúc Forsberg nhận ra cái sân vườn đằng sau nhà anh đang bị một đàn chim ác là chiếm đóng.

Ác là, bồ các, ác xắc, hỉ thước, ác là châu Âu (danh pháp hai phần: Pica pica) là một loài chim định cư trong khu vực châu Âu, phần lớn châu Á, tây bắc châu Phi. Nó là một trong vài loài chim trong họ Quạ (Corvidae) có tên gọi chung là ác là và thuộc về nhánh phân tỏa cận Bắc cực của ác là "đơn sắc".

Đây là loài chim đặc biệt thu hút bởi sự duyên dáng, trí thông minh và đôi khi có thể kết bạn, đặc biệt với những người cho chúng ăn.

Sau một vài ngày quan sát những "kẻ xâm lược", Forsberg nhận ra chúng thường xuyên có trò đó là cạy khóa đèn lồng treo bên ngoài cửa để lấy trộm ngọn nến đang phát sáng bên trong. Điều này khiến anh nghĩ rằng có lẽ bọn chim này có đủ trí thông minh để lựa chọn ổ khóa cần để phá, đồng nghĩa với việc chúng chắc chắn có thể chọn được thứ khác.

Camera ghi hình lại cảnh chim ác là khéo léo nhét vỏ chai vào chiếc máy để đổi lấy thức ăn.

Camera ghi hình lại cảnh chim ác là khéo léo nhét vỏ chai vào chiếc máy để đổi lấy thức ăn.

Thế là từ đó, ý tưởng về việc sẽ huấn luyện lũ chim cách thu thập nắp chai để đổi lấy thức ăn dần nhen nhóm trong anh kỹ sư.

Với kiến thức sẵn có, Forsberg bắt tay vào ngay để thực hiện ý tưởng của mình.

Theo đó, "máy bán hàng tự động" đổi nắp chai lấy thức ăn được thiết kế dựa trên nền tảng cơ khí, phần mềm quản lý và công nghệ in 3D. Mấu chốt vấn đề ở đây là chưa từng ai làm ra một thứ tương tự như thế, do đó bạn không thể nào tìm kiếm những tài liệu có liên quan ở trên internet hay youtube.

Nhét vỏ chai vào xong thì chờ đợi thức ăn được trả lại.

Nhét vỏ chai vào xong thì chờ đợi thức ăn được trả lại.

Vì vậy, để thỏa mãn niềm đam mê, Forsberg bắt buộc phải làm tất cả mọi thứ từ A cho đến Z, nào là lên kế hoạch, sau đó tìm kiếm nguyên vật liệu, rồi công đoạn lắp ráp tất cả mọi thứ lại với nhau.

Mặc dù tốn không ít công sức nhưng khi hoàn thành, chiếc máy hoàn toàn xứng đáng với tất cả những gì chàng kỹ sư đã bỏ ra.

Clip nguồn Hans Forsberg.

Forsberg đã tạo ra một chiếc máy bán hàng có thể vận hành bằng cảm biến, tự nhận biết lúc nào những con chim đem nắp chai đến rồi tự động trả thức ăn. Ngoài ra, anh còn gắn thêm một chiếc camera góc rộng để ghi hình lại tất cả những hoạt động diễn ra.

Chính những thước phim đó đã cho thấy phát mình của Forsberg đã hoạt động cực kỳ trơn tru. Hành động lần này, Forsberg đã một mũi tên bắn trúng hai đích. Thứ nhất anh đã huấn luyện những "vị khách không mời" thu gom rác thải về để tái chế. Tiếp đến, anh còn có thể bảo vệ những chiếc đèn lồng nhỏ bé của mình khỏi sự phá hoại của lũ chim.

Đúng là với trí tuệ và lòng say mê công việc, con người chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề.

Tin bài liên quan