Ứng dụng Wechat trên  Google Play của điện thoại Android.

Ứng dụng Wechat trên Google Play của điện thoại Android.

Sau lệnh cấm, Tencent ngừng cung cấp dịch vụ Wechat tại Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Wechat, siêu ứng dụng điện thoại đa năng đứng đầu Trung Quốc được điều hành bởi gã khổng lồ Tencent Holdings đã chính thức ngừng cung cấp dịch vụ tại Ấn Độ sau lệnh cấm của chính phủ nước này từ thứ Hai (27/7).

Nhiều người dùng tại Ấn Độ đã không thể đăng nhập vào Wechat trong ngày hôm nay và nhận được dòng tin nhắn: "Căn cứ theo luật pháp của Ấn Độ, chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ này cho bạn tại thời điểm hiện tại. Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia của các bạn cũng như tầm quan trọng của việc bảo mật dữ liệu, thông tin cá nhân của tất cả người dùng. Chúng tôi đang trong quá trình làm việc với các cơ quan có chức năng và hy vọng sẽ tiếp tục cung cấp lại dịch vụ cho các bạn trong thời gian tới".

Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những tiểu thương và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ có giao thương với Trung Quốc.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội Trung Quốc đã phải lên Twitter của Wechat để kêu cứu. Tài khoản Twitter jaysuyani, một nhà xuất khẩu hải sản từ Ấn Độ, cho biết, ông rất thất vọng và nói: "Hầu hết các đối tác kinh doanh của tôi đều sử dụng mạng xã hội Wechat. Với ứng dụng này, chúng tôi có thể phiên dịch bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, điều mà Whatsapp không thể làm nổi".

Wechat và Tencent đều không đưa ra bất cứ bình luận gì về thông báo mới đây nhất của công ty.

Động thái dứt khoát của Tencent bởi ít nhất 10 ứng dụng của công ty này đã bị cho vào danh sách đen của Chính phủ Ấn Độ bao gồm: QQ Mail, QQ Music và nền tảng các video ngắn Kwai...

Trước đó, ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm tạm thời 59 ứng dụng di động chủ yếu là của Trung Quốc, bao gồm Tik Tok, WeChat, trình duyệt web UC Browser, vì lý do những ứng dụng này gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ.

Lệnh cấm xuất phát từ làn sóng biểu tình kêu từ người dân kêu gọi tẩy chay hàng loạt các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có điện thoại thông minh và các ứng dụng phổ biến trên điện thoại sau. Vụ việc diễn ra trong lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng sau vụ đụng độ đẫm máu giữa binh lính hai nước tại thung lũng Galwan ở Ladakh. 

Mặc dù vẫn chưa có thông tin chính xác về hiệu lực của lệnh cấm, tuy nhiên điều này đã gây thiệt hại hàng triệu USD cho các công ty Trung Quốc. Chẳng hạn như Bytedance (công ty cung cấp ứng dụng TikTok) có tới khoảng 200 triệu người dùng tại Ấn Độ và đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào nước này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Tin bài liên quan