Tàu container Dali đâm vào cầu Francis Scott Key khiến sập cầu xuống sông Patapsco ở Baltimore, Maryland, Mỹ vào ngày 26/3/2024

Tàu container Dali đâm vào cầu Francis Scott Key khiến sập cầu xuống sông Patapsco ở Baltimore, Maryland, Mỹ vào ngày 26/3/2024

Sự cố sập cầu ở Mỹ dẫn tới nguy cơ gián đoạn một số chuỗi cung ứng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng sớm ngày 26/3, cầu Francis Scott Key bắc qua sông Patapsco ở Baltimore (bang Maryland) đã sụp đổ chỉ trong vài giây, nhưng hậu quả sẽ kéo dài trong nhiều tuần.

Khoảng 2,5 triệu tấn than, hàng trăm ô tô do Ford Motor và General Motors sản xuất, cùng gỗ và thạch cao có nguy cơ bị gián đoạn sau khi tàu container Dali đâm vào và làm sập cầu Francis Scott Key.

Ernie Thrasher, Giám đốc điều hành của Xcoal Energy & Resources cho biết, vụ sập cầu lớn ở Baltimore có thể sẽ làm ngừng hoạt động xuất khẩu than của cảng trong vòng 6 tuần và ngăn chặn việc vận chuyển tới 2,5 triệu tấn than.

“Nó sẽ gây ra một số gián đoạn hoặc hỗn loạn từ quan điểm chuỗi cung ứng… Nhưng câu hỏi lớn là tác động lên Ấn Độ nhiều hơn bất kỳ tác động toàn cầu nào”, ông cho biết.

Mỹ đã xuất khẩu khoảng 74 triệu tấn than vào năm ngoái, trong đó Baltimore là kho cảng lớn thứ hai về mặt hàng này. Việc đóng cửa một trung tâm khai thác than lớn có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu, sau khi đã bắt đầu giải quyết những khúc mắc còn sót lại do tình trạng suy thoái bởi đại dịch.

Baltimore vận chuyển ít hơn 2% lượng than đường biển toàn cầu nên vụ sập cầu sẽ ít ảnh hưởng đến giá cả toàn cầu. Nhưng lượng than vận chuyển ra khỏi Baltimore bao gồm rất nhiều than nhiệt từ Ấn Độ, được sử dụng để sản xuất điện.

Theo báo cáo từ công ty phân tích hàng hóa DBX, sự gián đoạn nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến thị trường than châu Á nhiều hơn thị trường châu Âu vì phần lớn than xuất khẩu từ cảng này có hàm lượng lưu huỳnh cao và không phù hợp với các nhà máy điện châu Âu.

Hậu quả của vụ sập cầu làm nổi bật thêm tính chất mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng do hạn hán ở Panama và căng thẳng ở Biển Đỏ. Các bến tàu ở New Jersey và Virginia phải đối mặt với nguy cơ bị quá tải do giao thông buộc phải tránh cảng Baltimore, một trong những cảng đông đúc nhất ở Bờ Đông nước Mỹ.

John Lawler, Giám đốc tài chính của Ford cho biết: “Đó là một cảng lớn với rất nhiều dòng người qua lại, vì vậy nó sẽ có tác động… Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết. Chúng tôi sẽ phải chuyển các bộ phận đến các cảng khác dọc theo Bờ Đông hoặc những nơi khác trong nước”.

S&P Global Market Intelligence cho biết, cảng Baltimore chỉ xử lý khoảng 3% tổng lượng hàng nhập khẩu từ Bờ Đông và Bờ Vịnh đầu năm nay, nhưng nó rất quan trọng đối với ô tô và xe tải nhẹ khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu như Mercedes-Benz, Volkswagen và BMW. Đây cũng là cảng xuất khẩu than lớn thứ hai của Mỹ, với việc ngừng hoạt động có thể ảnh hưởng đến các chuyến hàng đến Ấn Độ.

Theo IHS Markit và Wood Mackenzie, khoảng một chục tàu lớn đang mắc kẹt bên trong bến cảng của Baltimore cũng như một số tàu kéo tương tự.

Mặt khác, có khoảng 35.000 người đã sử dụng cây cầu này mỗi ngày. Theo Hiệp hội Vận tải Đường bộ của Mỹ, giá trị hàng hóa vận chuyển hàng năm là khoảng 28 tỷ USD.

Yonah Freemark, nhà nghiên cứu tại Urban Institute cho biết: “Chúng tôi dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng của mình cho nhu cầu hàng ngày, đối với một lượng lớn hàng hóa mà chúng tôi nhập vào Mỹ từ nước ngoài và bị cắt đứt đột ngột, đó là một cuộc khủng hoảng lớn”.

Cầu Francis Scott Key đã mất 5 năm để xây dựng và hoàn thành vào năm 1977. Chi phí vào thời điểm đó là khoảng 141 triệu USD. Do đó, việc xây dựng lại hiện nay có thể tiêu tốn “vài tỷ đô la”.

Tổng thống Joe Biden cho biết, ông muốn chính phủ liên bang trả tiền và cam kết sẽ xây lại cây cầu, nhưng thành phố Baltimore đang trong quá trình tái thiết lâu dài. Có thể mất vài tuần trước khi bất kỳ hoạt động cảng nào tiếp tục trở lại vì các quan chức cần loại bỏ các mảnh vỡ của cây cầu ra khỏi sông.

Điều đó được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hàng hóa sang Bờ Tây để tránh tắc nghẽn từ Boston đến Miami. Theo Ryan Petersen, người sáng lập và giám đốc điều hành của Flexport, lượng hàng hóa thông qua cảng tăng đột ngột từ 10 - 20% là đủ để gây ra tình trạng tồn đọng và tắc nghẽn lớn.

Cây cầu đã giúp kết nối các khu vực chính của Baltimore và là chìa khóa cho sự phục hưng của thành phố này như một trung tâm hậu cần và thương mại điện tử sau khi ngành thép đóng cửa. Với cảng nước sâu, tuyến đường sắt ngắn và đường cao tốc liên bang nằm ở vị trí thuận lợi, thành phố đã thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào tái phát triển.

Đối mặt với nhiều tháng bất ổn, Baltimore và Maryland đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết: “Đây là một trong những thánh đường của cơ sở hạ tầng Mỹ. Con đường trở lại trạng thái bình thường sẽ không dễ dàng, không nhanh chóng, không tốn kém, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại”.

Tin bài liên quan