Sự thận trọng đã ngăn chặn được vòng xoáy trả đũa thuế quan trên toàn cầu

Sự thận trọng đã ngăn chặn được vòng xoáy trả đũa thuế quan trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù thuế quan của Mỹ đang đạt mức cao chưa từng thấy kể từ những năm 1930, nhưng sự thận trọng trong phản ứng của các thị trường toàn cầu đã ngăn chặn một vòng xoáy trả đũa tương tự như cách đã tàn phá thương mại toàn cầu giữa Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.

Simon Geale, Phó chủ tịch điều hành tại công ty tư vấn chuỗi cung ứng Proxima thuộc sở hữu của Bain & Company cho biết, các thương hiệu lớn như Apple, Adidas và Mercedes sẽ tìm cách giảm thiểu tác động của việc tăng giá.

“Các thương hiệu toàn cầu có thể cố gắng gánh chịu một phần chi phí thuế quan thông qua việc tìm nguồn cung ứng thông minh và tiết kiệm chi phí, nhưng phần lớn sẽ phải được phân phối trên các thị trường khác, bởi vì người tiêu dùng Mỹ có thể gánh chịu mức tăng 5%, nhưng không phải là 20% hay thậm chí 40%”, ông cho biết.

Các nhà kinh tế cho biết, vị thế của Mỹ với tư cách là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới cùng với việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế quan đối với các quốc gia thực hiện các biện pháp đáp trả, khiến hầu hết các quốc gia quyết định "chùn bước" là lẽ thường tình về mặt kinh tế.

Mô hình của Capital Economics cho thấy, một cuộc chiến thương mại leo thang cao độ với mức thuế quan tương hỗ trung bình đạt 24% sẽ gây ra thiệt hại 1,3% cho GDP toàn cầu trong hai năm, trong khi với mức thuế quan 10% sẽ gây ra thiệt hại 0,3%.

Thuế quan trung bình của Mỹ đang quay trở lại mức chưa từng có kể từ Thế chiến thứ hai

Thuế quan trung bình của Mỹ đang quay trở lại mức chưa từng có kể từ Thế chiến thứ hai

“Không giống như những năm 1930 khi các quốc gia có mối quan hệ thương mại cân bằng hơn, thế giới ngày nay có mô hình trục và nan hoa với Mỹ ở vị trí trung tâm… Điều đó khiến việc trả đũa về mặt kinh tế trở nên kém hấp dẫn đối với hầu hết các quốc gia, ngay cả khi nó có thể mang lại sự hài lòng về mặt chính trị”, Marta Bengoa, giáo sư kinh tế quốc tế tại Đại học Thành phố New York cho biết.

Theo ông Alexander Klein, giáo sư lịch sử kinh tế tại Đại học Sussex, những cân nhắc ngắn hạn về việc giảm thiểu rủi ro chịu thuế quan và giảm thiểu rủi ro lạm phát đã thúc đẩy hầu hết các cuộc đàm phán với Tổng thống Trump, điều này đã mang lại lợi thế cho Nhà Trắng.

“Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đã rút ra được bài học từ lịch sử, nhưng điều đó còn quá lạc quan. Nhiều khả năng, EU, Canada và nhiều chính phủ khác lo ngại về tác động của sự leo thang đối với các mối liên kết của chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát”, ông cho biết.

Việc thế giới còn chia rẽ và cùng nhau đối mặt với những lời dọa về thuế quan của Tổng thống Trump cũng đã tạo điều kiện cho Tổng thống Mỹ có thêm không gian để nhắm vào từng quốc gia riêng lẻ.

“Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông ấy sẵn sàng tăng thuế quan hơn nữa khi đối mặt với sự trả đũa… Nhiều quốc gia đã nhận được kinh nghiệm từ cuộc chiến thương mại 2018-2019 rằng việc trả đũa thường dẫn đến các biện pháp trả đũa khác thay vì các giải pháp đàm phán”, giáo sư Marta Bengoa cho biết.

Tại Liên minh châu Âu, với nỗi lo ngại ngày càng lớn về việc liệu một cuộc đối đầu với Tổng thống Trump liệu có thể làm suy yếu các đảm bảo an ninh của Mỹ đối với châu Âu hay không đã tạo ra sự thận trọng cao độ.

Theo những người trong cuộc, tuyên bố tăng thuế quan lên 30% của Tổng thống Trump đã không gây ra phản ứng lớn ở EU, một phần là do các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã chủ động liên hệ để khuyến nghị thận trọng.

Kết quả là, không giống như Trung Quốc đã áp thuế tương tự với thuế của Tổng thống Trump vào tháng 4, EU đã nhiều lần trì hoãn việc thực hiện các biện pháp trả đũa nhằm tìm cách tạo điều kiện để đạt được thỏa thuận trước ngày 1/8.

Ngay cả Canada và Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất áp đặt thuế trả đũa với Mỹ cũng có động thái thận trọng.

Ủy viên Thương mại EU Maros Sefcovic tuần này cho biết, mức thuế 30% đối với hàng xuất khẩu của EU sẽ khiến khối này không còn gì để mất vì thương mại xuyên Đại Tây Dương sẽ "gần như bất khả thi". EU đang thảo luận với các đối tác thương mại "cùng chí hướng" về các biện pháp chung tiềm năng.

“Về lâu dài, việc không trả đũa cũng sẽ mang lại cho các công ty Mỹ một lối đi tương đối tự do vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi các nhà sản xuất EU và châu Á vẫn phải đối mặt với mức thuế quan cao vào Mỹ.

Phép tính toán này là ngắn hạn… Sẽ hợp lý nếu không trả đũa trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, cần có sự tính toán cho các quốc gia khác về mức độ chúng ta sẽ đấu tranh cho chuỗi cung ứng toàn cầu bên ngoài Mỹ”, Creon Butler, người đứng đầu bộ phận kinh tế toàn cầu tại Chatham House cho biết.

Tin bài liên quan