Tại sao doanh nghiệp Nhật Bản chọn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
Trong báo cáo vừa công bố của Jetro, 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới.

Động lực mở rộng kinh doanh vẫn mạnh, nhưng sự phục hồi kinh tế đang có dấu hiệu đình trệ. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) nhận định sau khi khảo sát 849 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Đây là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản từ 10% trở lên, các chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Trong số này, khi dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, 50,4% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ “cải thiện” và 8,3% doanh nghiệp lo ngại tình hình “xấu đi” so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023.

56,7% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới.

56,7% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới.

56,7% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới.

Tính theo ngành, tỷ lệ doanh nghiệp ngành chế tạo trả lời “mở rộng” là 47,1% (giảm 7,3 điểm so với năm trước), ngành phi chế tạo là 65,5% (giảm 0,4 điểm). Lý do mở rộng của các doanh nghiệp này là “mở rộng nhu cầu thị trường nội địa” và “tăng xuất khẩu”.

Đối với chức năng mở rộng, cả ngành chế tạo và phi chế tạo đều lựa chọn chức năng “Bán hàng” nhiều nhất (ngành chế tạo tăng 11,5 điểm và ngành phi chế tạo tăng 0,6 điểm so với năm trước). Việc mở rộng “sản xuất” trong ngành chế tạo cả “sản phẩm đa năng” và “sản phẩm có giá trị gia tăng cao” đều có tỷ lệ gần ngang nhau.

Điều đáng nói là doanh nghiệp mở rộng bán hàng phần lớn là do nhu cầu thị trường nội địa (tăng 4,2 điểm so với năm trước).

Ngược lại với xu hướng trên, các doanh nghiệp trong ngành cao su, gốm sứ, đất đá và dệt may là những ngành có tham vọng mở rộng giảm mạnh. Có tới 65,5% doanh nghiệp dệt may duy trì quy mô hiện tại. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngành gốm sứ, đất đá là 57,9%.

Tuy đa số doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn mở rộng kinh doanh trong năm tới, nhưng theo Jetro, so với lần khảo sát năm trước, tỷ lệ này giảm 3,3 điểm. Đặc biệt, theo Jetro, Việt Nam là nước duy nhất trong số 6 nước chủ chốt của ASEAN có mức giảm so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “Thu hẹp” hoặc “Rút lui hay di chuyển sang nước (khu vực) thứ 3” là 2.5% (tăng 1,4 điểm so với năm trước).

Về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 (so với năm 2022), tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 32,0% (giảm 15,6 điểm so với năm trước). Lý do cải thiện về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023, với ngành chế tạo, phần lớn doanh nghiệp chọn “nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng”, với doanh nghiệp ngành phi chế tạo là “nhu cầu tại thị trường nội địa tăng”. Ngoài ra, sự nỗ lực của doanh nghiệp trong “cải thiện năng suất”, “cắt giảm chi phí” cũng được xếp ở thứ hạng cao.

Còn lý do kinh doanh xấu đi, theo các doanh nghiệp là do “sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước” điều này còn vượt xa “sự gia tăng chi phí nhân công và mua nguyên vật liệu”.

Đây là năm thứ 37 Jetro thực hiện khảo sát này.

Tin bài liên quan