Tân quốc vương Ả Rập Xê út giữ nguyên chính sách dầu mỏ

(ĐTCK) Tân quốc vương Ả Rập Xê út (Saudi Arabia) ngay sau khi lên ngôi ngày hôm nay (23/1) đã tuyên bố sẽ không thay đổi chính sách dầu mỏ ở nước này, vốn đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận. 
Tân vương Salman bin Abdulaziz al-Saud

Tân vương Salman bin Abdulaziz al-Saud

Sáng hôm nay, Quốc vương Ả Rập Saudi là Abdullah bin Abdulaziz al-Saud qua đời, thọ 90 tuổi. Người nối ngôi là em trai của ông, Hoàng thân Salman bin Abdulaziz al-Saud.

Quốc vương Salman, vị vua mới của Ả Rập Xê út có lẽ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách về giá dầu của quốc vương quá cố Abdullah, duy trì sản lượng dầu hiện tại để giữ nguyên thị phần ngay cả khi giá dầu đang xuống rất thấp.

Mức giảm của giá dầu đã lên tới 48% trong năm 2014, và cả 12 thành viên của OPEC vẫn giữ nguyên chính sách không cắt giảm nguồn cung dầu, không chấp nhận chia sẻ thị phần cho các nhà sản xuất dầu đá phiến mới nổi của Mỹ.

Lần đầu tiên West Texas Intermidiate, chỉ số chuẩn của Mỹ, đã giảm xuống thấp hơn 50 USD/thùng vào tháng một kể từ tháng 8/2009. Hôm nay giá dầu đang ở mức 46,31 USD/thùng.

Với 9,5 triệu thùng dầu mỗi ngày và xuất khẩu 7 triệu thùng, Ả Rập Xê út nằm trong doanh sách 10 nhà cung cấp dầu hàng đầu thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ năm trên thế giới. Chính quyết định kiên quyết từ chối cắt giảm nguồn cung dầu của Ả Rập Xê út đã góp phần tạo nên đợt sụt giá dầu lớn nhất hiện nay kể từ khủng hoảng tín dụng năm 2008.

Trên thực tế, người đưa ra và điều phối chính sách về dầu mỏ của Ả Rập Xê út là Bộ trưởng dầu mỏ Ali Al Naimi, và luôn nhận được sự tin cậy từ Hoàng gia. Ông Ali Al Naimi là người đã ra những quyết định quan trọng kể từ năm 1995 vẫn được tín nhiệm giữ vị trí bộ trưởng. Ông Naimi, năm nay đã 80 tuổi, cho biết ông mong muốn được tiếp tục cống hiến thêm cho công việc này.

Người đứng đầu nhóm các chuyên gia kinh tế của Arabia Monitor có trụ sở tại London, ông Florence Eid-Oakden cho rằng: “Tân quốc vương Ả Rập Xê út đã phải đưa ra quyết định khó khăn trong tình trạng giá dầu xuống thấp”.

“Naimi là 1 người có uy tín, ông ấy được kính trọng và sẽ không có thay đổi lớn nào cho đến khi nội các chính phủ được hoàn thiện”, ông Eid-Oakden bình luận.

Trong một bài phát biểu thay mặt cho quốc vương vào ngày 6/1/2015 khi vẫn đang ở vị trí hoàng tử, ông Salman đã khẳng định việc tiếp tục duy trì các chính sách về dầu mỏ của đất nước để đối mặt với xu hướng mới của thị trường do nền kinh tế thế giới chậm phát triển.

“Tình trạng này không phải là mới có trên thị trường dầu mỏ, chúng ta đã từng giải quyết vấn đề này trong quá khứ với nguồn dầu dự trữ, với sự khôn ngoan và kinh nghiệm, và chúng ta cũng sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng hiện tại trên thị trường dầu cũng theo cách này”, ông Salman nói.

Khó thay đổi chính sách

Cũng vào ngày 6/1/2015, giám đốc công ty tư vấn năng lượng Stratener có trụ sở tại Paris, ông Francis Perrin cho biết với doanh thu từ dầu mỏ chiếm tới 465 GDP của Ả Rập Saudi “rất có thể chính sách này sẽ được nới lỏng trong năm 2015”.

Theo ông Francis Perrin vì tình hình tài chính tốn kém và những tổn thất mà các nước Ả Rập phải chịu khiến Riyadh không hề muốn mất đi sự ổn định.

Trước đó, Bộ trưởng Naimi đại diện Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đưa ra tuyên bố vào 27/10 giữ nguyên sản lượng dầu, phớt lờ yêu cầu cắt giảm nguồn cung từ nhóm các nước xuất khẩu khác như Venezuela, Algeria và các thành viên mà bị phụ thuộc vào giá dầu để cân bằng ngân khố quốc gia.

Ông Naimi đã phát biểu với hãng tin Middle East Economic Survey: “Nếu tôi cắt giảm lượng cung, thị phần của tôi trên thị trường sẽ ra sao? Giá dầu có thể tăng, và các nhà sản xuất dầu từ Nga, Brazil hay Mỹ sẽ chiếm mất thị phần của tôi”.

“Cho dù giá có giảm xuống 20$/thùng, 40$/thùng, 50$/thùng, 60$/thùng, cũng không liên quan gì”.

Theo số liệu của Bloomberg, Vương quốc Saudi với dân số 29 triệu người, có tới 736,23 tỷ USD tài sản dự trữ, chiếm 6% tổng tài sản dự trữ trên thế giới. Tháng trước, chính phủ nước này đã thông báo ngân sách cho năm 2015 có thể bị thiếu hụt khoảng 145 tỷ Riyals (39 tỷ USD) lớn hơn nhiều so với chỉ 45 tỷ Riyals vào năm ngoái.

Trong một báo cáo ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mohammad Al-Jasseeer cho biết đất nước sẽ bù đắp thiếu hụt ngân sách bằng cách mượn từ nguồn tài sản dự trữ và vẫn sẽ tiếp tục sử dụng tiền vào các dự án trọng yếu bao gồm hệ thống đường sắt, điện, khử mặn cho đất và các trường đại học.

Vào ngày 26/12, chuyên gia cố vấn cho bộ tài chính của Saudi ông Sfakianiakis cho biết rằng dự đoán nguồn thu ngân sách trong năm 20115 sẽ giảm xuống còn 715 tỷ Riyals so với 1,046 tỷ Riyals vào năm 2014, khi mà giá dầu ở mức 80 USD/thùng. 

Chuyên gia phân tích địa chính trị tại Energy Aspects có trụ sở tại London, ông Richard Mallinson nhận định các chính sách chính sẽ không thay đổi nếu không có sự chỉ đạo mới từ quốc vương.

“Nhưng cũng chẳng có gì chắc chắn rằng không có thay đổi nào được thực hiện trong tương lai”.

Tin bài liên quan