Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu ngân hàng vẫn nóng?

Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu ngân hàng vẫn nóng?

(ĐTCK) VN-Index giữ được mức 760 điểm; Fed tăng lãi suất như dự báo; chứng khoán thế giới chao đảo; cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh là bình thường; nhiều cổ phiếu chết thanh khoản; chưa chốt tỷ lệ ký quỹ giao dịch chứng khoán phái sinh... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm

Sau khi liên tiếp thiết lập đỉnh mới gần 10 năm qua, VN-Index chịu áp lực và bị rung lắc trong phiên giao dịch hôm nay. Áp lực bán tại vùng đỉnh khiến VN-Index quay đầu giảm điểm.

Tuy nhiên, chỉ số không giảm điểm mạnh chủ yếu nhờ lực cầu vẫn hoạt động tương đối tích cực, nhất là dòng tiền chảy mạnh từ khối ngoại..

Trong phiên, HPG nổi lên là điểm sáng của thị trường khi có đột biến trong giao dịch.

HPG được khớp lệnh 11,73 triệu đơn vị, mức cao nhất trong gần 4 tháng qua. Nhưng đáng chú ý hơn là việc khối ngoại mua ròng tới hơn 4,5 triệu cổ phiếu.

Kết phiên, HPG tăng mạnh 2,5% lên 32.450 đồng/CP và cũng là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này. 

ngày mai (16/6) là giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 5:1.

HPG giao dịch sôi động phần nào giúp rổ VN30 hồi phục và tăng điểm, song do nhóm cổ phiếu lớn không có sự đồng thuận nên không đủ sức kéo VN-Index về tham chiếu.

Ở nhóm ngân hàng, trong khi CTG, VCB tăng điểm, thì BID, MBB, STB giảm điểm. BID khớp 5,87 triệu đơn vị, STB khớp trên 3 triệu đơn vị, CTG và VCB cùng khớp trên 2,8 triệu đơn vị, còn MBB khớp 1,6 triệu đơn vị.

Trong TOP 10 mã vốn hóa lớn nhất, VIC và VNM cũng tăng tốt, song chưa đủ để hỗ trợ chỉ số khi các mã đều giảm, đặc biệt là ROS với phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp về 104.300 đồng/CP (-7%), khớp lệnh 2,04 triệu đơn vị.

Tương tự, 2 người anh em , AMD cũng giảm sàn phiên thứ 6 liên tiếp về 15.300 đồng/CP (-7%). FLC giảm phiên thứ 3 liên tục về 7.120 đồng/CP (-1,5%), khớp lệnh 8,19 triệu đơn vị.

Cặp đôi HAG-HNG diễn biến trái chiều và đều suy giảm sau phiên tăng trần trước đó.

Trong khi HNG vẫn giữ sắc xanh với mức tăng 2,5% lên 10.350 đồng/CP và khớp 5,8 triệu đơn vị, thì HAG giảm 1% về 9.050 đồng/CP và khớp 9,1 triệu đơn vị.

Ngoài các mã trên, áp lực chốt lời cũng khiến đa phần nhóm cổ phiếu thị trường ôm sắc đỏ.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 7,11 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 252,44 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại  mua ròng 1,33 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 12,27 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 77.000 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 3,58 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/6: VN-Index giảm 0,2 điểm (-0,03%), xuống 760,57 điểm; HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,11%), xuống 97,78 điểm; UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (+0,75%), lên 56,89 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.799 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng chủ yếu lình xình trong phiên thứ Tư để chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed kết thúc.

Kết quả cuộc họp của Fed được công bố tăng lãi suất 0,25% giống như dự đoán trước đó. Fed cũng cho biết, sẽ bắt đầu tính tới việc cắt giảm gói kích thích kinh tế 4.200 tỷ USD.

Chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết, quá trình này có thể bắt đầu “tương đối sớm”.

Tuy nhiên, kết quả cuộc họp của Fed bị che phủ bởi dữ liệu kinh tế kém khả quan của Mỹ được công bố. Cụ thể, chỉ số CPI cơ bản của Mỹ trong tháng 5 chỉ còn tăng 1,7% so với cùng kỳ, trong khi tháng 4 tăng 1,9%.

Doanh số bán lẻ trong tháng 5 của Mỹ cũng bất ngờ giảm 0,3% - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2016 và thấp hơn so với mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là tăng 0,1%.

Cùng với dữ liệu kinh tế kém khả quan, việc giá dầu thô giảm mạnh, cùng nhóm cổ phiếu công nghệ giảm khiến Nasdaq và S&P 500 giảm điểm, trong khi Dow Jones với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu tài chính lại có được sắc xanh.

Kết thúc phiên 14/6, chỉ số Dow Jones tăng 46,09 điểm (+0,22%), lên 21.374,56 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,43 điểm (-0,10%), xuống 2.437,92 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 25,48 điểm (-0,41%), xuống 6.194,89 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei 255 của Nhật Bản giảm,  sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến đã làm lu mờ động thái tăng lãi  của Fed.

Isao Kubo, một nhà chiến lược về vốn cổ phần của Nissay Asset Management, nói: "Tâm lý chung đã bị xáo trộn sau khi đồng yên tăng giá ... Cả hai dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và ông Trump có khả năng đang bị điều tra vì gây cản trở công lý đều có thể trở thành lý do để mua đồng yên.

Đô la giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tuần, ở mức 108,81 yen/USD, trước khi phục hồi nhẹ lên 109,59 yen/USD, đã gây áp lực cho các nhà xuất khẩu. Cổ phiếu của Toyota Motor Corp. giảm 1,1% và Panasonic Corp giảm 1,6%...

Cổ phiếu ngành tài chính cũng mất điểm do số liệu ngành bán lẻ Mỹ sụt giảm, trong đó khu vực ngân hàng mất 1,5% và ngành bảo hiểm giảm 1,8%. Nhóm tài chính Mitsubishi UFJ giảm 2,0%, T & D Holdings sụt 2,2% và Dai-ichi Life Holdings giảm 1,5%.

Giá hàng tiêu dùng của Mỹ đột ngột giảm trong tháng 5 và mức tăng CPI cơ bản hàng năm giảm xuống còn 1,7%, mức tăng thấp nhất tháng 5/2015, sau khi tăng 1,9% vào tháng Tư.

Chứng khoán Trung Quốc không thay đổi nhiều do lo ngại rằng các biện pháp thắt chặt chính sách sẽ sớm bắt đầu, qua đó tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, mặc dù dữ liệu cho thấy sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ được thông báo vào hôm trước.

Dữ liệu hôm thứ tư cho thấy sản lượng công nghiệp vẫn rất vững chắc và tăng trưởng bán lẻ trong tháng 5, mặc dù đầu tư bắt đầu “ngấm đòn” vì các điều kiện tín dụng thắt chặt trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Wei Jianfei, nhà phân tích của Lianchu Securities, cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến nhiều nguồn cung cổ phiếu hơn nhưng thanh khoản lại kém đi”.

Hầu hết các ngành đều giảm, dẫn đầu là cổ phiếu ngân hàng và tiêu dùng.

Các cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là các cổ phiếu mới được niêm yết và các cổ phiếu khác đã giảm hơn 40% hoặc hơn trong những tháng vừa qua.

Chứng khoán Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần qua, dẫn đầu là ngành bất động sản, do chi phí đi vay tăng lên sau khi lãi suất của Mỹ tăng lên.

Một chỉ số theo dõi các công ty đại lục niêm yết tại Hong Kong đã ghi nhận mức giảm % lớn nhất trong vòng 6 tuần giữa lúc lo ngại rằng sự hồi phục kinh tế của Trung Quốc đang mất dần.

Ngân hàng Trung ương Hồng Kông đã nâng lãi suất cơ bản lên 25 điểm trong ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đồng USD.

Người đứng đầu Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Norman Chan, cho biết ông hy vọng các ngân hàng Hong Kong sẽ dần dần tăng lãi suất thế chấp, nhất là đối với các nhà phát triển Bất động sản.

Trong phiên, hầu hết các ngành đều giảm, với sự suy giảm của ngành bất động sản do chi phí vay vốn cao.

Kết thúc phiên 15/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 51,70 điểm (-0,26%), xuống 19.831,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 310,56 điểm (-1,20%), xuống 25.565,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,81 điểm (+0,06%), lên 3.132,49 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Giá vàng SJC bất động. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.735 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,23 - 36,45 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.405 đồng/USD, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.665  - 22.735 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Fed tăng thêm lãi suất 0,25%, có làm “dậy sóng” tăng tỷ giá

Mỗi lần Fed nâng lãi suất cũng đồng nghĩa với việc đồng tiền của các nước đang phát triển sẽ chịu rất nhiều áp lực về phá giá. Đây là một trong những rủi ro gây ra sức ép đối với tỷ giá và lãi suất của Việt Nam.. >> chi tiết

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Phân bổ vốn không có cơ chế xin- cho”

Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 15/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định trong phân bổ vốn không có cơ chế “xin- cho”.>> Chi tiết

- Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao những biến động của thị trường ngoại hối

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối và trái phiếu Ngân hàng HSBC Việt Nam, dù thị trường không phản ứng với quyết định tăng lãi suất của Fed, nhưng thời gian tới, sẽ có thêm nhiều bất ngờ hơn nữa, do dó các doanh nghiệp vẫn cần theo dõi sát sao những biến động của thị trường ngoại hối.>> Chi tiết

Đo lường áp lực tăng lãi suất

Mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ, nhưng khó có khả năng tăng đột biến so với hiện nay, bởi nhiều yếu tố.

Lãi suất huy động tiền đồng trên thị trường ngân hàng tăng nhẹ trong những tháng đầu năm 2017, hiện dao động trong khoảng 5,5 - 6,5%/năm với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và 6,5 - 7,7%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, tùy từng ngân hàng.. >> Chi tiết

- Chưa chốt tỷ lệ ký quỹ giao dịch chứng khoán phái sinh
Thông tin về tỷ lệ ký quỹ ban đầu 10% khi giao dịch chứng khoán phái sinh hiện nay chưa được quy định chính thức và không phải tất cả các sản phẩm phái sinh đều áp dụng chung một tỷ lệ ký quỹ.>> Chi tiết
- 400 mã “chết” thanh khoản: Doanh nghiệp cần tìm nhà tạo lập cho cổ phiếu “sống dậy”
Thanh khoản là một trong những tiêu chí có yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư. Những cổ phiếu thanh khoản thấp thường không thu hút dòng tiền bởi rủi ro “mắc cạn” , không kịp "thoát hàng" để bảo toàn vốn trong trường hợp doanh nghiệp (DN) xuất hiện thông tin tiêu cực. >> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, không bất thường
Cổ phiếu ngân hànCổ phiếu ngân hàng tiếp tục “nóng” bất chấp câu chuyện nợ xấu mới chỉ đang trong quá trình giải quyết. Sức hút dòng tiền của nhóm ngân hàng không nằm ở các câu chuyện cụ thể mà nằm ở vai trò “huyết mạch” nền kinh tế.g tăng mạnh, không bất thường. >> Chi tiết
3 lưu ý quan trọng khi tìm mentor

Theo định nghĩa của nhà xuất bản Merriam-Webster, cố vấn (mentor) là người hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra lời khuyên cho một người ít kinh nghiệm và thường trẻ tuổi.

Theo Tổ chức phi lợi nhuận National Mentoring Partnership (Mỹ), kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 90% người trẻ từng nhận được sự cố vấn mong muốn trở thành một cố vấn.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan