Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ được đẩy giá lên

Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ được đẩy giá lên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; Lợi nhuận ngân hàng đối mặt thách thức; Hiểu dòng vốn ngoại; Cổ phiếu đầu cơ: Trái đắng nhiều hơn quả ngọt; Nợ xấu tăng mạnh, cổ phiếu vua có còn hấp dẫn?; "Fed là vấn đề lớn nhất của nền tài chính Mỹ"… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 16/5 không đổi so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,55 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 5,7 USD lên 2.016,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều nhanh về dưới 2.005 USD, nhưng đã hồi trở lại gần 2.010 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,28 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.652 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua nhích lên 27.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giảm về gần 27.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,03 USD (-0,04%), xuống 71,08 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,05 USD (-0,07%), xuống 75,18 USD/thùng.

VN-Index gần như không đổi

Dòng tiền chảy mạnh hơn trong phiên chiều, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các mã vừa và nhỏ ở nhóm nông nghiệp, dịch vụ, bất động sản và số ít cổ phiếu công ty chứng khoán thị giá nhỏ, trong khi các bluechip phân hóa mạnh khiến VN-Index lùi về tham chiếu và giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu VIX nổi lên khi khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 23,5 triệu đơn vị và giá cổ phiếu được kéo lên mức trần +6,7% lên 10.300 đồng.

Các cổ phiếu nông nghiệp, với đại diện đáng chú ý là HNG và DBC, khi đều đóng cửa ở giá trần tại 3.910 đồng và 16.750 đồng, khớp lần lượt 11,3 triệu và 8,34 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 759.840 đơn vị, nhưng tổng giá trị là bán ròng 22,26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/5: VN-Index tăng 0,2 điểm (+0,02%), lên 1.065,91 điểm; HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,13%), lên 214,62 điểm; UpCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,22%), lên 80,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích nhẹ trong phiên thứ Hai (15/5), khi giới đầu tư tin rằng cuộc đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ sẽ sớm hoàn tất đã bù đắp cho những lo ngại về việc nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái.

Dữ liệu mới đáng chú ý là chỉ số sản xuất của NY Empire State bất ngờ giảm xuống -31,8 điểm vào tháng 5 từ 10,8 điểm vào tháng 4, so với dự báo là -3,75 điểm. Đây là mức thấp nhất trong bốn tháng, cho thấy hoạt động kinh doanh sản xuất tại Bang New York đã giảm mạnh sau khi phục hồi mạnh vào tháng Tư.

Giới đầu tư cũng đang theo sát thỏa thuận để tăng giới hạn nợ 31,4 nghìn tỷ USD của Mỹ. Cuối tuần qua, Tổng thống Joe Biden cho biết ông dự kiến sẽ gặp các nhà lãnh đạo quốc hội vào thứ Ba và vẫn hy vọng về một thỏa thuận nâng trần nợ.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số Dow Jones tăng 47,98 điểm (+0,14%), lên 33.348,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,20 điểm (+0,30%), lên 4.136,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,47 điểm (+0,66%), lên 12.365,21 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng sau khi các công ty đưa ra dự báo mạnh mẽ trong mùa báo cáo thu nhập, với các cổ phiếu liên quan đến chip cũng khởi sắc theo chân nhóm cổ phiếu cùng ngành trên Nasdaq tại phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,73% lên 29.842,99 điểm. Chỉ số Topix tăng lên 2.127,18 điểm.

"Các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đã có cái nhìn mới về chứng khoán Nhật Bản vì nhìn chung triển vọng của họ rất mạnh mẽ, trong khi các công ty đang cố gắng cải thiện các chỉ số về cổ phiếu của họ, chẳng hạn như PBR”, Shoichi Arisawa, tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities cho biết.

"Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản rất mạnh mẽ, với nhu cầu mở cửa trở lại sau đại dịch. Chính trị Nhật Bản cũng ổn định và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang giữ chính sách nới lỏng", Shoichi Arisawa cho biết thêm.

Các cổ phiếu liên quan đến chip nặng ký phiên này là trợ lực lớn với Tokyo Electron tăng 4,23% và nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest tăng 5,52%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm sau khi dữ liệu hoạt động tháng 4 nhìn chung không đạt kỳ vọng và chỉ ra xu hướng phục hồi kinh tế chậm.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 3.290,99 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,52% xuống 3.978,21 điểm.

Sản lượng công nghiệp tháng 4 và tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc thấp hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế mất thêm động lực vào đầu quý II và thêm vào một loạt dữ liệu gần đây làm nổi bật sự phục hồi chao đảo hậu COVID.

Theo đó, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 5,6% so với cùng kỳ một năm trước đó và là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 9/2022. Con số này cũng cao hơn mức 3,9% ghi nhận hồi tháng Ba, song thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 10,9% của giới phân tích.

Trong cùng kỳ báo cáo, doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng 18,4%, tăng mạnh từ mức 10,6% của tháng Ba và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2021. Dù vậy, con số trên vẫn không như kỳ vọng khi các nhà phân tích dự kiến doanh số bán lẻ sẽ tăng 21%.

Các lĩnh vực liên quan đến bán lẻ hầu hết đều giảm, với thực phẩm và đồ uống và tiêu dùng tùy ý giảm lần lượt 1% và 1,3%.

Chứng khoán Hồng Kông nhích lên khi nhóm cổ phiếu công nghệ đứng vững.

Đóng cửa, Hang Seng-Index 0,03% lên 19.978,25 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,14% lên 6.789,37 điểm.

Tại Hồng Kông, bất chấp tâm lý chung trầm lắng, cổ phiếu công nghệ đã tăng 0,8% sau khi hồ sơ cho thấy một vài quỹ phòng hộ đã bổ sung vị thế cho các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài trong quý đầu tiên của năm.

Theo đó, cổ phiếu của JD.com tăng 4%, trong khi cổ phiếu lớn Tencent Holdings Ltd tăng 1,1%

Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên từ sớm nhưng đảo chiều về cuối phiên và đóng cửa gần như không đổi, với mức tăng của một số cổ phiếu lớn đã bù đắp cho tình trạng bán tháo ở những nơi khác, trong bối cảnh lo ngại về sự phục hồi kinh tế yếu kém của Trung Quốc và sự không chắc chắn về các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ.

Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 0,89 điểm, tương đương 0,04%, lên 2.480,24 điểm. Tuy nhiên, số mã giảm nhiều hơn nhiều so với số mã tăng với 565 mã giảm và chỉ 305 mã tăng, phản ánh tâm lý yếu của thị trường.

Các trụ đỡ gồng gánh thị trường với gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 1,40% và SK Hynix tăng 4,63%.

Kết thúc phiên 16/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 216,65 điểm (+0,73%), lên 29.842,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 19,75 điểm (-0,60%), xuống 3.290,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 7,12 điểm (+0,03%), lên 19.978,25 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,89 điểm (+0,03%), lên 2.480,24 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng đối mặt thách thức

Lợi nhuận của các ngân hàng năm 2023 khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như trước, bởi thu nhập từ lãi, biên lãi ròng, chất lượng tài sản được dự báo suy giảm..>> Chi tiết

- Hiểu dòng vốn ngoại

Dòng vốn ngoại đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng thực tế, giá trị đầu tư của khối này mới chỉ tương đương 2% vốn hóa thị trường..>> Chi tiết

- Cổ phiếu đầu cơ: Trái đắng nhiều hơn quả ngọt

Cổ phiếu vốn hóa nhỏ, mang tính đầu cơ cao được đẩy giá lên, tạo thành các “game” cho nhà đầu tư thích lướt sóng tham gia..>> Chi tiết

- Nợ xấu tăng mạnh, cổ phiếu vua có còn hấp dẫn?

Chất lượng tài sản ngân hàng suy yếu, nguy cơ truyền dẫn nợ xấu bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sang hệ thống ngân hàng đang khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng năm nay..>> Chi tiết

- "Fed là vấn đề lớn nhất của nền tài chính Mỹ"

Chính sách của Fed trong 10 đến 12 năm qua và việc hạ lãi suất nhìn chung đã làm cho một loạt vấn đề của các ngân hàng khu vực, rắc rối liên quan tới các khoản nợ, trần nợ tại Mỹ..>> Chi tiết

Tin bài liên quan