Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index thêm một phiên nhàm chán; Chưa vội nới room tín dụng; VN-Index gặp khó ở kháng cự; Thử thách trước ngưỡng cửa quý III; Cổ phiếu dầu khí còn sóng; Lạm phát kích hoạt cuộc chiến tiền tệ trên thế giới… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/7 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 68,15 – 68,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 5,5 USD lên mức 1.813 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và lùi về gần 1.805 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,00 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.121 đồng/USD, tăng 9 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.190 – 23.470 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 19.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm trước khi hồi phục nhẹ lên gần 19.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,39 USD (-0,36%), xuống 108,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,27 USD (-0,24%), xuống 111,36 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm nhẹ

Sau nửa đầu phiên dễ dàng vượt ngưỡng 1.200 điểm, thị trường đã đuối sức về sát tham chiếu do áp lực bán gia tăng.

Bước sang phiên chiều, thị trường lại mở ra tia hy vọng khi lực cầu gia tăng giúp VN-Index một lần nữa vượt ngưỡng kháng cự mạnh 1.200 điểm.

Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh và dù nhận được sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng, chứng khoán, nhưng áp lực bán từ các mã lớn của nhóm dầu khí và thép khiến VN-Index rung lắc trong suốt phiên chiều và đóng cửa giảm điểm nhẹ.

Đáng chú ý trong phiên chiều nay là dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh, đặc biệt hướng và họ FLC khi FLC, ROS, AMD, HAI đều khoác sắc tím. Ngoài ra, một số mã khác trong nhóm này cũng đua trần thành công như DBC, LCM, OGC, PTC, VAF, HAG…

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn là điểm sáng với HCM tăng trần, AGR +6,1%, VIX +5,5%, CTS +4,4%, VCI +3,5%, VND +3,2%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4,37 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 176,4 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/7: VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,28%), xuống 1.195,53 điểm; HNX-Index tăng 2,31 điểm (+0,83%), lên 281,19 điểm; UpCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,31%), xuống 87,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng tích cực trong phiên ngày thứ Sáu (1/7), nhưng giao dịch khá thưa thớt do kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ dài ngày đến gần.

Trong phiên này, chứng khoán Mỹ đã có lúc giảm điểm sau khi chỉ số về hoạt động chế tạo của Viện quản lý nguồn cung (ISM) giảm trong tháng 6 xuống mức thấp nhất hai năm qua là 53 điểm, thấp hơn dự đoán 54,3 điểm.

Báo cáo của ISM dường như ủng hộ quan điểm rằng, nền kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt và lạm phát dường như đã qua đỉnh. Điều này đã làm tăng khả năng Fed có thể có chỗ cho một hành động ôn hòa hơn sau khi đã tăng lãi suất thêm 0,75%.

Dù có phiên thứ Sáu tích cực, nhưng tính chung cả tuần vừa qua, Dow Jones giảm 1,3%, S&P 500 mất 2,2%, và Nasdaq giảm 4,1%.

Kết thúc phiên 1/7, chỉ số Dow Jones tăng 321,83 điểm (+1,05%), lên 31.097,26 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 39,95 điểm (+1,06%), lên 3.825,33 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 99,11 điểm (+0,90%), lên 11.127,84 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích lên, được hỗ trợ bởi các công ty tiện ích khi nước này tiếp tục đối phó với đợt nắng nóng chưa từng có vào tháng 7.

Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn bị hạn chế do lo ngại lan rộng về suy thoái kinh tế toàn cầu, với giao dịch chậm lại trước kỳ nghỉ Quốc khánh ở Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,84% 26.153,81 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,34% lên 1.869,71 điểm.

Phiên này, nhóm cổ phiếu tiện ích tăng 4,11% và là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trên Nikkei 225, với cổ phiếu Tokyo Electric Power tăng tới 12,95%.

Tập đoàn công nghệ khổng lồ SoftBank đã tăng 2,96% sau khi giảm hơn 6% trong tuần trước. Cuối tuần qua, quỹ liên kết với SoftBank là Fortress Investment Group đã được đề nghị thương vụ hơn 200 tỷ yên (1,47 tỷ USD) để mua lại bộ phận cửa hàng bách hóa đang gặp khó khăn của Seven & I Holdings là Sogo & Seibu.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, được hỗ trợ bởi cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và sự ra mắt của chương trình đầu tư xuyên biên giới ETF Connect.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,53% lên 3.405,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,66% lên 4.496,03 điểm.

Các nhà đầu tư ở Trung Quốc và Hồng Kông đã bắt đầu giao dịch liên thông các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) trên thị trường.

Phiên này, chỉ số theo dõi nhóm cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe tăng 4,7% do có dấu hiệu bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Theo đó, các khu vực phía đông Trung Quốc đang tiến hành các đợt xét nghiệm Covid-19 hàng loạt mới, khi nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong khi phục hồi sau tác động của đợt bùng phát mùa xuân tấn công Bắc Kinh và Thượng Hải.

Chứng khoán Hồng Kông trượt dốc do ảnh hưởng từ đà giảm của các nhà khai thác hàng không đè nặng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,13% xuống 21.830,35 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,25% xuống 7.647,70 điểm.

Các hãng hàng không nhà nước "Big Three" của Trung Quốc đã sụt giảm ở cả Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi họ cam kết mua tổng cộng gần 300 máy bay Airbus, đơn đặt hàng lớn nhất của các hãng hàng không Trung Quốc kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Cổ phiếu của Air China tại Hồng Kông giảm 4,1%, ngày tồi tệ nhất của họ trong gần hai tháng. Cổ phiếu của China Southern Airlines và China Eastern Airlines cũng giảm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do các nhà đầu tư lo ngại rằng việc tăng lãi suất để chống lạm phát sẽ gây ra suy thoái kinh tế, với nhiều người chuẩn bị cho một cuộc suy thoái của Mỹ vào năm tới.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 5,08 điểm, tương đương 0,22% xuống 2.300,34 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 1,60% và SK Hynix tăng 1,83%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,14%.

Chứng khoán Hàn Quốc, vốn nhạy cảm với động lực chu kỳ của nền kinh tế và đang phản ứng với lo ngại suy thoái, Seo Jung-hun, một nhà phân tích tại Samsung Securities, cho biết.

Bộ tài chính và ngân hàng trung ương Hàn Quốc hôm thứ Hai cho biết, đã đồng ý hợp tác để giảm thiểu rủi ro bất lợi của việc tăng lãi suất đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương.

Kết thúc phiên 4/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 218,19 điểm (+0,84%), lên 26.153,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 17,79 điểm (+0,53%), lên 3.405,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 29,44 điểm (-0,13%), xuống 21.830,35 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 5,08 điểm (-0,22%), xuống 2.300,34 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chưa vội nới room tín dụng

Tâm điểm chính sách tiền tệ giai đoạn này là kiểm soát lạm phát và bài toán nới room tín dụng cho các ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước tính toán cẩn trọng..>> Chi tiết

- VN-Index gặp khó ở kháng cự

Tuần qua, VN-Index đã không đủ động lực để xuyên phá mốc kháng cự cứng 1.225 điểm..>> Chi tiết

- Cổ phiếu dầu khí còn sóng

Dù giữ được nhiệt trong suốt giai đoạn vừa qua, nhóm cổ phiếu dầu khí đang chịu áp lực chốt lời ngắn hạn. Còn cơ hội ở nhóm này hay không là băn khoăn của không ít nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Thử thách trước ngưỡng cửa quý III

Phiên ATC kết thúc ngày cuối tháng 6 gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư vì mức độ sụt giảm mạnh..>> Chi tiết

- Lạm phát kích hoạt cuộc chiến tiền tệ trên thế giới

Đồng USD đã tăng giá sau khi Fed liên tục nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát. Ngân hàng trung ương nhiều quốc gia khác cũng công khai quan điểm sẽ làm đồng nội tệ mạnh lên để giảm chi phí nhập khẩu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan