Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư cần chủ động quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu

Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư cần chủ động quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng điểm nhẹ; Cần sự chung tay trong xử lý nợ xấu; Quản trị rủi ro trái phiếu doanh nghiệp; Doanh thu hoạt động ngành chứng khoán tiệm cận vùng đỉnh năm 2021-2022; OPEC+ tạm dừng tăng nguồn cung trong nỗ lực chặn đà giảm của giá dầu… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 6/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,50 – 80,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 21,3 USD lên 2.516,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang ở ngay dưới mốc 2.520 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 100,93 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.202 đồng/USD, giảm 20 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.430 – 24.770 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 58.400 xuống 56.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục lùi bước vào giảm về 55.900 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,18 USD (+0,26%), lên 69,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,24 USD (+0,33%), lên 72,93 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Thị trường rung lắc nhẹ quanh tham chiếu từ khá sớm trước khi giảm điểm nhẹ về cuối phiên sáng.

Bước sang phiên chiều, nỗ lực kéo các cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường tìm lại sắc xanh. Đà tăng nới nhẹ biên độ về cuối phiên nhờ diễn biến tích cực hơn ở các cổ phiếu nhóm VN30.

Tuy nhiên, trạng thái thị trường không quá tích cực khi thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và trên bảng điện tử, số cổ phiếu giảm vẫn nhiều hơn số mã tăng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/9: VN-Index tăng 5,75 điểm (+0,45%), lên 1.273,96 1.268,21 điểm; HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,13%), xuống 234,65 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%), xuống 93,37 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trái chiều trong phiên thứ Năm (5/9), một ngày trước khi có dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tháng 8.

Kết thúc phiên 5/9: Chỉ số Dow Jones giảm 219,22 điểm (-0,54%), xuống 40.755,75 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,66 điểm (-0,30%), xuống 5.503,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 43,36 điểm (+0,25%), lên 17.127,66 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ tư liên tiếp, trong khi đồng yên mạnh hơn đè nặng lên tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,72% xuống 36.391,47 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này mất 5,15%, tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 26/7. Chỉ số Topix giảm 0,89% xuống 2.597,42 điểm.

Đồng yên đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng trước khi dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ được công bố vào cuối ngày và có thể ảnh hưởng tới quyết định quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là Seven &; i Holdings giảm 1,43%, sau khi gã khổng lồ bán lẻ cho biết họ đã từ chối đề nghị M&A trị giá 38,5 tỷ USD từ Alimentation Couche-Tard của Canada.

Chứng khoán Trung Quốc lại giảm và xuống mức thấp nhất trong bảy tháng, sau khi một gợi ý về việc nới lỏng tiền tệ hơn từ ngân hàng trung ương làm gia tăng lo ngại về triển vọng tăng trưởng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,81% xuống 2.765,81 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,81% xuống 3.231,35 điểm.

“Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) vẫn là một lựa chọn, vì tỷ lệ này đang chỉ ở mức khoảng 7% đối với các ngân hàng thương mại”, Zou Lan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Năm.

Bình luận của ông Zou nhấn mạnh nguy cơ suy giảm mạnh hơn trong tăng trưởng của Trung Quốc, điều này sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Chứng khoán Hồng Kông không giao dịch do ảnh hưởng của cơn bão Yagi.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi giới đầu tư quan ngại về báo cáo việc làm của Mỹ sắp được công bố có thể chỉ ra một cuộc suy thoái tại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể xảy ra.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 31,22 điểm, tương đương 1,21%, xuống 2.544,28 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm, với hai cổ phiếu chip Samsung Electronics giảm 0,14% và SK hynix giảm 1,9%. Trong khi LG Energy Solution và Samsung SDS lần lượt mất 3,66% và 4,3%.

Kết thúc phiên 6/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 265,62 điểm (-0,72%), xuống 36.391,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 22,51 điểm (-0,81%), xuống 2.765,81 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 31,22 điểm (-1,21%), xuống 2.544,28 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cần sự chung tay trong xử lý nợ xấu

Theo ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và án tín dụng ngân hàng nói riêng, cần có sự vào cuộc kịp thời, đồng bộ, nhất quán của cả hệ thống chính trị..>> Chi tiết

- Quản trị rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Việc hoàn thiện hành lang chính sách và hạ tầng giao dịch, chuẩn hóa và minh bạch dữ liệu, thông tin đang là yêu cầu cấp thiết để kênh dẫn vốn này được khai thông và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chờ đợi, mà ngay từ bây giờ, cần chủ động quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu..>> Chi tiết

- Kirin Capital: Doanh thu hoạt động ngành chứng khoán tiệm cận vùng đỉnh năm 2021-2022

Theo số liệu được Kirin Capital tập hợp từ 51 công ty chứng khoán, doanh thu hoạt động toàn ngành chứng khoán đã tiệm cận vùng đỉnh được thiết lập trong năm 2021 – 2022 khi kết thúc quý II/2024 đạt 19.285,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với quý đầu năm và tăng tới 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái..>> Chi tiết

- OPEC+ tạm dừng tăng nguồn cung trong nỗ lực chặn đà giảm của giá dầu

Hôm thứ Năm (5/9), OPEC+ đã quyết định hoãn việc tăng sản lượng dầu thêm hai tháng, nhưng động thái này không đủ để đảo ngược đà sụt giảm của giá dầu trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu mong manh..>> Chi tiết

Tin bài liên quan