Thị trường tài chính 24h: Nhiều người vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng

Thị trường tài chính 24h: Nhiều người vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index về gần 1.060 điểm; Tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng; P/E thấp nhưng... không rẻ; Mirae Asset điểm tên 5 ngành có tỷ lệ vay nợ lớn sẽ hưởng lợi khi hạ lãi suất; Fed đang xoay quanh sự đánh đổi giữa ổn định ngân hàng và lạm phát…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 24/5 giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 3,9 USD lên 1.975,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,65 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.684 đồng/USD, tăng 14 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.320 – 23.660 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 27.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp sụt giảm khá mạnh về 26.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,46 USD (+2,00%), lên 74,37 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,40 USD (+1,82%), lên 78,24 USD/thùng.

VN-Index giảm về gần 1.060 điểm

Thị trường chứng khoán vẫn giao dịch với những phiên tăng, giảm đan xen với biên độ thay đổi của VN-Index gần như chỉ ở mức thấp, chủ yếu do dòng tiền đang bỏ rơi các cổ phiếu trọng số lớn, các bluechip. Đồng thời, dòng tiền đánh ngắn hạn, thậm chí chỉ là T+ đã lên ngôi và xoay vòng rất nhanh, tập trung ở các cổ phiếu thị giá nhỏ dưới mệnh giá.

Trong phiên này, sức ép từ sắc đỏ lan rộng đã khiến VN-Index rơi về dưới tham chiếu và ngừng rơi khi về gần 1.060 điểm. Thanh khoản đạt hơn 13.700 tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn một tháng qua.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã ra bán ròng 23,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 555,82 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/5: VN-Index giảm 4,06 điểm (-0,38%), xuống 1.061,79 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,08%), lên 215,96 điểm; UpCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,08%), xuống 80,93 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm khá mạnh trong phiên thứ Ba (23/5), khi nhà đầu tư ngày càng lo lắng về việc không đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán giới hạn nợ của Mỹ.

Nhà Trắng và các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa sẽ gặp lại nhau vào cuối ngày để thảo luận về cách tăng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD, khi chỉ còn 9 ngày nữa là hết hạn.

Những lo lắng xuất hiện và đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn một tháng lên mức cao kỷ lục 5,888%.

Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Dow Jones giảm 231,07 điểm (-0,69%), xuống 33.055,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 47,05 điểm (-1,12%), xuống 4.145,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 160,53 điểm (-1,26%), xuống 12.560,24 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ hai liên tiếp, khi các nhà đầu tư chốt lời sau một đợt tăng gần đây, trong khi chưa có đột phá nào về vấn đề trần nợ của Mỹ cũng làm giảm khẩu vị rủi ro.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,89% xuống 30.682,68 điểm Chỉ số Topix giảm 0,42% xuống 2.152,40 điểm.

Các chỉ báo kỹ thuật đã nhấp nháy tín hiệu “quá nóng” ở Nhật Bản, trong khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ Ba khi các nhà lập pháp tiếp tục đàm phán trần nợ để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.

"Những lo ngại về vấn đề trần nợ của Mỹ có khả năng đè nặng lên thị trường chứng khoán toàn cầu, không chỉ ở Mỹ", chiến lược gia Kazuo Kamitani của Nomura cho biết.

Các cổ phiếu đáng chú ý trong này có gã khổng lồ mỹ phẩm Shiseido Co, đã tăng 20% kể từ giữa tháng 5, đã giảm tới 63,4%, dẫn đầu đà giảm trên Nikkei 225.

CyberAgent Inc, một nhà đầu tư lớn trong đợt bán cổ phần mới tại Rakuten Group Inc, đã giảm 7,2% trước khi định giá đợt chào bán.

Toyota Motor Corp tăng 5,36%, phục hồi sau một vụ tai nạn chớp nhoáng vào thứ Tư mà các nhà phân tích suy đoán là một lỗi giao dịch.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi cổ phiếu tiêu dùng và tài chính trượt dốc, trong khi rủi ro địa chính trị tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,28% xuống 3.204,75 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,38% xuống 3.859,09 điểm.

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và tùy ý mất hơn 1,3%, trong khi các ngân hàng Trung Quốc tiếp tục hành trình đi xuống, khi thị trường đánh giá lại cổ phiếu các ngân hàng đang mất đà. Hầu hết các ngân hàng ở Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước.

Rủi ro địa chính trị tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, sau khi Nga và Trung Quốc chuẩn bị ký một loạt thỏa thuận song phương. Trong khi đó, đại sứ mới của Trung Quốc tại Washington, Xie Feng, nói rằng ông sẽ tìm cách tăng cường sự hợp tác Trung Quốc-Mỹ.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm, theo chân các thị trường châu Á khác, khi các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ kéo dài mà không có giải pháp.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,62% xuống 19.115,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,9% xuống 6.478,08 điểm.

Các gã khổng lồ công nghệ giao dịch tại Hồng Kông giảm 2%, với Alibaba Group Holding Ltd giảm 2,4%. Công ty đám mây của Alibaba đã bắt đầu một đợt sa thải lớn, sẽ ảnh hưởng đến 7% nhân viên khi họ hợp lý hóa hoạt động kinh doanh để chuẩn bị cho IPO.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, khi các cổ phiếu nền tảng trực tuyến kéo lùi và do lo lắng của nhà đầu tư rằng các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ có thể kết thúc mà không có giải pháp.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm không đáng kể xuống 2.567,45 điểm.

"Áp lực chốt lời gia tăng do lo ngại về các cuộc đàm phán nợ công tại Mỹ kéo dài hơn dự kiến", nhà phân tích Kim Seok-hwan tại Mirae Asset Securities cho biết.

Cổ phiếu công nghệ nền tảng internet lao dốc với Naver giảm 4,25% và Kakao giảm 2,07% và các công ty liên quan như Kakaobank và Kakaopay giảm lần lượt 2,86% và 2,25%.

Kết thúc phiên 24/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 275,09 điểm (-0,89%), xuống 30.682,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 41,49 điểm (-1,28%), xuống 3.204,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 315,32 điểm (-1,62%), xuống 19.115,93 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,1 điểm (-0,00%), xuống 2.567,45 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng

Hai tháng qua, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm dần, nhưng trong bối cảnh các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản... chưa hồi phục, nhiều người vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng..>> Chi tiết

- P/E thấp nhưng... không rẻ

Định giá P/E dự phóng năm 2023 của VN-Index gần đây dao động quanh mức 11 lần, vùng thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh quý I/2023 sụt giảm, mức định giá theo P/E không còn rẻ như giai đoạn trước..>> Chi tiết

- Mirae Asset điểm tên 5 ngành có tỷ lệ vay nợ lớn sẽ hưởng lợi khi hạ lãi suất

Với quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Mirae Asset cho rằng có 5 ngành đang có mức vay nợ cao sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn, đặc biệt là ngành thép sẽ có khả năng cải thiện tăng lợi nhuận trước thuế ở mức 4,2%..>> Chi tiết

- Đường dẫn lãi suất của Fed đang xoay quanh sự đánh đổi giữa ổn định ngân hàng và lạm phát

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đứng trước một tình thế khó khăn về việc nên cân nhắc tác động bất lợi của việc tăng lãi suất đối với các ngân hàng so với mục tiêu kiềm chế lạm phát?..>> Chi tiết

Tin bài liên quan