Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình đang thu hút dòng vốn ngắn hạn

Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình đang thu hút dòng vốn ngắn hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Hai yếu tố thị trường tiền điện tử lưu ý vào năm 2024; Nhà đầu tư lướt sóng vẫn có cơ hội kiếm lời; Xây dựng thị trường vốn xanh và phát triển bền vững; Những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử nới lỏng tiền tệ của Fed kể từ năm 1994…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 12/12 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 73,60 – 73,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 23,1 USD xuống 1.981,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên 1.985 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,79 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.941 đồng/USD, tăng 9 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.060 – 24.430 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 41.700 USD thì sang phiên hôm nay đã giảm khá nhanh về 40.500 USD, trước khi hồi phục lên 41.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,30 USD (+0,42%), lên 71,62 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,16 USD (+0,21%), lên 76,19 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục nhích nhẹ

Sau phiên sáng khá ảm đạm khi VN-Index chủ yếu giằng co, rung lắc nhẹ, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn xu hướng trên với những nhịp tăng giảm với biên độ hẹp quanh tham chiếu và đóng cửa nhích nhẹ. Thanh khoản cũng đã giảm khá mạnh so với phiên trước đó.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,52 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 269,71 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/12: VN-Index tăng 2,13 điểm (+0,19%), lên 1.127,63 điểm; HNX-Index tăng 0,34 điểm (+0,15%), lên 231,71 điểm; UpCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,16%), xuống 85,35 điểm

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Hai (11/12), trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát.

Các nhà đầu tư hiện đang theo sát chỉ số giá tiêu dùng tháng 11, sẽ được công bố vào ngày thứ Ba, trong khi chỉ số giá sản xuất sẽ được công bố vào ngày thứ Tư. Các dữ liệu sắp được công bố là một trong những trở ngại cuối cùng còn lại để thị trường duy trì đà tăng mạnh mẽ cho đến cuối năm 2023.

Kết thúc phiên 11/12: Chỉ số Dow Jones tăng 157,06 điểm (+0,43%), lên 36.404,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,07 điểm (+0,39%), lên 4.622,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 28,51 điểm (+0,20%), lên 14.432,49 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi kỳ vọng giảm dần đối với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm tại cuộc họp tới.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,16% tại 32.843,70 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,23% xuống 2.353,16 điểm.

Một báo cáo của Bloomberg hôm thứ Hai cho biết các quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) nhìn thấy rất ít tính cấp bách trong việc loại bỏ lãi suất âm.

Phiên này, cổ phiếu các công ty chip lớn đã giữ Nikkei 225 ở lại vùng tích cực, mặc dù 137 trong số 225 cổ phiếu trong rổ chỉ số giảm.

Gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron là hỗ trợ lớn nhất của Nikkei 225, đóng góp 34 điểm với mức tăng 1,48%. Nhà sản xuất chip Renesas Electronics tăng 4,37%.

Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ, dẫn đầu bởi cổ phiếu bất động sản và ngân hàng, khi các nhà đầu tư lạc quan trước cuộc họp kinh tế lớn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,40% lên 3.003,44 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,21% lên 3.426,80 điểm.

Chỉ số bất động sản tăng 4,2% khi các nhà đầu tư chờ đợi hỗ trợ chính sách mới, trong khi các ngân hàng tăng gần 1,1%.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác dự kiến sẽ vạch ra lộ trình cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm tới, có khả năng kết thúc vào thứ Ba, các nguồn tin cho biết.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các manh mối về chính sách và chương trình cải cách vào năm 2024, khi dữ liệu gần đây cho thấy sự phục hồi kinh tế vẫn còn chậm chạp.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, cũng như sự lạc quan trước cuộc họp chính trị và kinh tế quan trọng ở Bắc Kinh trong tuần này.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,07% lên 16.374,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,48% lên 5.614,50 điểm.

Chỉ số công nghệ tăng 1,7%, với Tencent tăng 1,4%, Baidu tăng 2,1%, JD.com tăng 2,1. Alibaba Group tăng 1,9%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, trong bối cảnh hy vọng ngày càng tăng về khả năng lạm phát của Mỹ chậm lại và tín hiệu cắt giảm lãi suất tiềm năng của Fed vào năm tới.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 9,91 điểm, tương đương 0,39% lên 2.535,27 điểm.

Kết thúc phiên 12/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 51,90 điểm (+0,16%), lên 32.843,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,00 điểm (+0,40%), lên 3.003,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 173,01 điểm (+1,07%), lên 16.374,50 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 9,91 điểm (+0,39%), lên 2.535,27 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Hai yếu tố thị trường tiền điện tử lưu ý vào năm 2024

Sau khi tăng mạnh trong năm nay, các nhà đầu tư tiền điện tử sẽ theo dõi lãi suất của các ngân hàng trung ương và quyết định quản lý của Mỹ đối với các sản phẩm Bitcoin mới để dự báo xu hướng giá vào năm tới..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư lướt sóng vẫn có cơ hội kiếm lời

Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình đang thu hút dòng vốn ngắn hạn, nhất là các mã có câu chuyện riêng và các mã có yếu tố đầu cơ cao..>> Chi tiết

- Xây dựng thị trường vốn xanh và phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội. Quá trình phát triển bền vững cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường..>> Chi tiết

- Những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử nới lỏng tiền tệ của Fed kể từ năm 1994

Kể từ năm 1994, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên đưa ra công bố các hành động lãi suất được thực hiện tại mỗi cuộc họp chính sách tiền tệ, cơ quan này đã bắt đầu các chu kỳ cắt giảm lãi suất mới hoặc quay trở lại cắt giảm lãi suất sau khoảng 10 lần tạm dừng việc thay đổi lãi suất..>> Chi tiết

Tin bài liên quan