Ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Thống đốc BOJ thể hiện quyết tâm thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Sáu (20/1), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda đã bảo vệ quyết định của ngân hàng trung ương trong việc việc mở rộng biên độ giao dịch trong chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và cam kết tiếp tục chính sách tiền tệ mở rộng “cực kỳ phù hợp” của BOJ.

Phát biểu trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thống đốc Kuroda cho biết, việc hội đồng quản trị của BOJ mở rộng phạm vi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ 25 điểm cơ bản lên 50 điểm cơ bản là “không sai”.

Những bình luận của ông tại Davos được đưa ra ngay sau khi BOJ tiếp tục tuân theo nguyên lý cốt lõi của chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo bất kể kỳ vọng của thị trường.

BOJ trong cuộc họp chính sách tuần này đã chọn giữ nguyên mức lãi suất cực kỳ ôn hòa ở mức -0,1% và duy trì biên độ của đường cong lợi suất. Quyết định này đã thúc đẩy đồng yên Nhật giảm so với đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Động thái này khiến BOJ tiếp tục đi ngược xu hướng với các ngân hàng trung ương lớn khác, vốn đã tăng lãi suất trong nỗ lực giải quyết áp lực lạm phát gia tăng.

Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản vào tháng 12 đã tăng lên mức cao mới trong 41 năm. Tỷ lệ này vẫn còn tương đối thấp khi so sánh với một số quốc gia khác. Tuy nhiên, Nhật Bản đã báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cơ bản trong năm 2022 đã tăng 4% so với năm trước, gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

“Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ lạm phát bắt đầu giảm từ tháng 2 năm nay, và tỷ lệ lạm phát sẽ dưới 2% trong năm tài chính 2023 nói chung. Vì vậy, chúng tôi quyết định duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng hiện tại trong thời điểm hiện tại”, Thống đốc Kuroda cho biết.

Cùng với sự hỗn loạn của thị trường trái phiếu, lạm phát gia tăng có khả năng làm gia tăng áp lực lên Thống đốc Kuroda, ông cũng dự kiến sẽ nghỉ hưu vào đầu tháng 4.

Khi được hỏi liệu ông có điều gì hối tiếc trong thời gian lãnh đạo BOJ kéo dài gần một thập kỷ, ông cho biết: “Tôi nghĩ trong gần 10 năm qua khi tôi là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, chúng tôi đã cố gắng loại bỏ giảm phát và chắc chắn rằng chúng tôi đã thành công trong việc này. Và chúng tôi đã cố gắng phục hồi tăng trưởng kinh tế”.

“Nói chung, tôi nghĩ rằng chính sách của Chính phủ cùng với chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thành công trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản, nhưng tiếc là mục tiêu lạm phát 2% đã không đạt được một cách bền vững và ổn định”, ông cho biết thêm.

Tin bài liên quan