Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay

Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay

Thống đốc yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Các tổ chức tín dụng (TCTD) phải rà soát, cập nhật Kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn từ 14/8/2017 đến 15/8/2022, triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu đảm bảo kết quả xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Thống đốc NHNN vừa có văn bản số 8425/NHNN-TTGSNH ngày 07/11/2018 yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD - trừ Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô) tiếp tục thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Cụ thể, TCTD triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 của Thống đốc NHNN về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

Rà soát, cập nhật Kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn từ 14/8/2017 đến 15/8/2022, triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu đảm bảo kết quả xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Tiếp tục quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 nhằm nhận diện đầy đủ thực trạng nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lớn, tài sản đảm bảo cho các khoản vay nợ này, khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu. Trên cơ sở đó, áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.

Cùng với đó, chủ động phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong khi thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương; thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42, đặc biệt trong trường hợp khách hành chây ỳ hoặc có thái độ không hợp tác; xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu có liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Công ty VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã bán cho VAMC. Tích cực tìm kiến đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ, đồng thời tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng tại TCTD nhằm thực hiện có hiệu quả Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 cho NHNN đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị quyết 42, TCTD báo cáo NHNN và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý cụ thể.

Cùng ngày, Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 8426/NHNN-TTGSNH chỉ đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực đôn đốc, chỉ đạo TCTD trên địa bàn đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu.

Theo số liệu của 16 ngân hàng đã niêm yết lên sàn chính thức và sàn UpCOM,  tính đến hết tháng 9/2018, ngoài trừ hai ngân hàng đang tái cơ cấu là Sacombank và Eximbank có nợ xấu giảm, nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đều tăng mạnh với mức tăng từ 20-40% so với cuối năm 2017.

Tin bài liên quan