Thuế thu từ chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm tới 46%, xuống còn 18.600 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đây là thông tin nêu trong báo cáo của Bộ Tài chính gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội 2015-2023.
Thuế thu từ chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm tới 46%, xuống còn 18.600 tỷ đồng

Trong 5 năm (2017-2022), thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản liên tục tăng trên 10%. Chẳng hạn, năm 2018, khoản thu này đạt khoảng 13.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước đó. Sau 4 năm, số thu tăng 64%, lên 34.700 tỷ. Đây cũng là mức cao nhất 6 năm.

Tuy nhiên, năm 2023, thuế thu được từ chuyển nhượng địa ốc giảm tới 46% so với năm trước, xuống còn 18.600 tỷ đồng.

Bộ Tài chính lý giải do năm ngoái là thời điểm thị trường rất khó khăn, sức mua và thanh khoản đều giảm mạnh, thiếu dòng tiền. Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, thiếu nhà ở vừa túi tiền, thừa phân khúc cao cấp.

"Nguồn cung liên tục sụt giảm còn giá nhà vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân, khiến lượng giao dịch giảm mạnh", Bộ Tài chính cho biết.

Trong báo cáo, Bộ Tài chính cũng cho biết, dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp địa ốc đến đầu tháng 3 đạt gần 351.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2021, lượng trái phiếu phát hành tăng liên tục và đạt đỉnh vào năm 2021, với gần 266.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này lao dốc khi giảm tới 80% vào 2022, còn 52.600 tỷ đồng. Năm ngoái, khối lượng phát hành trái phiếu có xu hướng tăng lên, đạt hơn 91.000 tỷ đồng.

Để giảm thiểu rủi ro cho thị trường, Bộ này đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp địa ốc bằng cách bổ sung quy định khi thành lập, kiểm tra năng lực tài chính trước khi duyệt đầu tư hay cấp phép xây dựng.

Ngoài tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, cơ quan này cho rằng cần tăng cơ chế để thu hút các nguồn vốn mới, như quỹ đầu tư bất động sản, tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản, hay kênh thkhác như đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài

Tin bài liên quan