Ảnh: Thành Nguyễn

Ảnh: Thành Nguyễn

Trải nghiệm nhà thông minh

(ĐTCK) Nhà thông minh là một khái niệm đã trở lên phổ biến, nhưng thế nào là nhà thông minh thì không nhiều người hiểu thấu đáo.

Nhà thông minh với chuẩn KNX

Nghe lời rỉ tai của một anh bạn là kỹ sư công nghệ thông tin về một ngôi nhà thông minh đúng nghĩa, vừa qua, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã có dịp trải nghiệm các tiện ích của nhà thông minh tại biệt thự số 53, đường 3.3, Khu đô thị Gamuda City.

Điều thú vị bắt đầu ngay với chiếc chuông gọi cửa. Khi đó, anh Long, chủ nhân ngôi nhà đang đi dạo gần đó, hệ thống chuông báo thông minh đã kết nối thẳng khách với chủ nhân và anh Long cho biết, anh sẽ có mặt sau ít phút.

Sau ít phút, anh Long về hồ hởi mời phóng viên vào nhà cùng trải nghiệm căn nhà công nghệ mà anh rất tâm đắc. Chỉ bằng một câu lệnh “ I’m home” đèn sảnh bật sáng và đèn phòng khách sáng 50%, các rèm tầng 1 mở, bật một bài nhạc không lời nhẹ nhàng.

Theo giới thiệu của anh Long, anh đã lắp đặt hệ thống nhà thông minh tiêu chuẩn thế giới KNX, do anh được biết qua một người bạn làm về công nghệ ở Hà Lan.

“Sau này chúng tôi có tìm hiểu thêm về KNX thì đây là một tiêu chuẩn lớn nhất thế giới dành cho điều khiển tòa nhà và được sử dụng với tỷ lệ rất cao ở các nước châu Âu, Tây Á, hay Trung Quốc...”, anh Long nói.

Là người làm về công nghệ, thấy sự thú vị và tiện lợi của nhà thông minh, anh Long đã lắp đặt hệ thống này cho chính ngôi nhà của mình.

Đầu tiên, anh Long giới thiệu cho phóng viên chiếc phím bấm gắn tường cảm ứng bằng kính đầy sang trọng, chỉ với các phím bấm nhỏ bé, đã có thể điều khiển đến 12 chức năng. Nào là bật tắt đèn, đóng mở rèm cửa, điều khiển điều hòa, âm thanh, các ngữ cảnh… Không những thế, các chức năng còn được hiển thị trực quan trên một màn hình LCD. Cả với phóng viên, người tiếp xúc lần đầu cũng thao tác dễ dàng.

Ngoài ra, các phím điều khiển của hệ thống thông minh KNX cũng rất an toàn về điện, vì không tiếp xúc trực tiếp với hệ thống điện 220V.

Hệ thống điều khiển phân tán 

Khi phóng viên hỏi các bóng đèn, rèm cửa, bơm, bình nóng lạnh… đều sử dụng điện 220V thì được bật tắt từ đâu? Anh Long dẫn phóng viên tới chiếc tủ điện và nói, các chức năng điều khiển sẽ được tập trung tại đây. Tuy là các bộ điều khiển được tập trung trong tủ điện, nhưng hệ thống lại là một hệ thống phân tán, các thiết bị như đóng/cắt, điều khiển rèm cửa, điều khiển điều hòa, phím bấm, cảm biến, âm thanh… có chức năng ngang hàng với nhau trên hệ thống, cho dù 1 thiết bị bị lỗi, các thiết bị khác vẫn hoạt động bình thường.

Anh chia sẻ, khi lắp hệ thống nhà thông minh này đã giảm cho anh và gia đình rất nhiều thao tác và thời gian. Để đáp ứng được điều đó, ngôi nhà được trang bị rất nhiều các cảm biến thông minh. Cảm biến chuyển động hay hiện diện lắp ở cầu thang, hay các WC, giúp tự động bật tắt đèn khi có người mà không đủ sáng.

Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2 lắp ở các phòng theo dõi khí hậu để cảnh báo, hay tự động điều chỉnh điều hòa quạt gió để có trạng thái tốt nhất cho những người yêu thương trong gia đình. Cảm biến cửa vừa có thể tham gia vào hệ thống an ninh khi kích hoạt an ninh, mà cũng nhắc nhở được khi bật điều hòa mà không đóng cửa. Rồi các cảm biến hệ thống an ninh như hàng rào điện tử, cảm biến kính vỡ, cảm biến báo khói, cháy, ga… Hay như các cảm biến thời tiết: Cảm biến mưa, gió thì ra lệnh kéo rèm phơi, rèm, cảm biến độ ẩm thì tạo lịch cho tưới cây, cảm biến ánh sáng thì đóng mở rèm chắn sáng hay lấy sáng…

Anh Long giới thiệu thêm về hệ thống điều hòa kết nối 2 chiều không dùng hồng ngoại, rồi hệ thống âm thanh đa vùng, hệ thống nghe nhìn như tivi, nghe nhạc hay cả đến cái quạt cây đều được tích hợp vào hệ thống nhà thông minh.

Anh cũng nói thêm, tương lai anh sẽ đầu tư các thiết bị gia dụng thông minh như máy giặt, tủ lạnh, máy pha cà phê…, tất cả đều có thể nói chuyện với hệ thống nhà thông minh đúng như cấu trúc đồng nhất trên nền tảng IOT.

Smarthome hay Autohome?

Dạo một vòng quanh nhà, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng trước những tính năng mà một ngôi nhà thông minh mang lại, nhưng đó vẫn chưa phải là cái mà anh Long tâm đắc nhất. Anh mời phóng viên quay lại phòng khách cùng nhâm nhi tách trà, cũng như khoe sản phẩm công nghệ của Việt Nam mà có thể được xuất khẩu ra thế giới, đó là Vity Server.

Anh cứ nhấn mạnh “server KNX made in Vietnam” làm phóng viên lại đặt ra câu hỏi là, các đơn vị khác làm nhà thông minh cũng có server, thì Vity Server khác gì? Anh Long trả lời ngay: “Đầu tiên, khác với các hệ thống nhà thông minh khác, KNX không cần tới server cũng đã đảm bảo được các tính năng thông minh của một ngôi nhà thông minh như các tiêu chuẩn khác rồi.

Vity Server là sản phẩm server đầu tiên kết nối hệ thống tiêu chuẩn KNX do Việt Nam sản xuất. Không những vẫn đảm bảo đủ các tính năng giống như một server ngoại nhập đắt tiền như điều khiển kết nối Iphone, Ipads, điều khiển bằng giọng nói qua Alexa, Google home, Siri..., mà còn rất nhiều tính năng công nghệ nâng cao khác. Hiện tại, anh rất ưng ý khi sử dụng Vity server để thay thế cho bộ server của châu Âu đắt tiền trước kia”.

Trải nghiệm cực kỳ hữu ích khi người viết đang tìm câu trả lời nhà thông minh là gì, nhưng khi tôi đặt câu hỏi đối với người am hiểu công nghệ như anh Long “nhà thông minh là gì?”, thì lại nhận được một câu trả lời hết sức trái ngược: “Với công nghệ bây giờ vẫn chưa thể gọi là nhà thông minh đâu, chỉ có thể gọi vui là nhà tự động thôi”!

Đồng quan điểm, trong một chia sẻ mới đây về nhà thông minh, ông Nguyễn Quang Huy, giảng viên Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội, người có chứng chỉ giảng dạy và là đại diện của Hiệp hội KNX lại Việt Nam cho biết, hệ thống điều khiển có dây tiêu chuẩn toàn cầu KNX hay EIB được triển khai ở Việt Nam khá sớm, từ đầu những 2000, ở những công trình lớn như tòa nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghi quốc gia... Sau này, sự phát triển của một số tiêu chuẩn có dây hay không dây khác trong hay ngoài nước đã hình thành cụm từ “nhà thông minh”.

Dần dần, người sự dụng có khái niệm là cứ điều khiển được trên điện thoại là nhà thông minh. Với thời gian học tập và làm việc tại châu Âu, ông Huy cho biết, bên châu Âu họ chỉ sử dụng khái niêm Autohome, chứ rất hạn chế sử dụng cụm từ Smarthome.

Ông Huy cũng cho biết thêm, nhà thông minh sẽ là một xu hướng của tương lai. Mỗi tiêu chuẩn hay hãng sẽ có một lợi thế khác nhau, nhưng với lịch sử phát triển và những điểm mạnh vượt trội, tiêu chuẩn KNX sẽ là một tiêu chuẩn nền tảng và định hướng giống như châu Âu hay các nước phát triển đang sử dụng.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan