Trận ác chiến giữa cá sấu khổng lồ và loài rắn đứng trong “Tứ đại nọc độc”: Chỉ kẻ thắng mới có quyền sống sót

Trận ác chiến giữa cá sấu khổng lồ và loài rắn đứng trong “Tứ đại nọc độc”: Chỉ kẻ thắng mới có quyền sống sót

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có thể gọi đây là cuộc chiến trăm năm có một.

Bò sát đã có trên hành tinh chúng ta cách đây khoảng 300 triệu năm. Đến nay không ít loài bò sát vẫn còn tồn tại như rắn, trăn, thằn lằn hay cá sấu.

Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Nature, một nhóm các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đã cảnh báo một thực trạng đáng lo ngại trong công tác của họ. Theo đó, có tới 1/5 các loài bò sát, bao gồm cá sấu và rắn, đang bị các chương trình bảo tồn động vật bỏ rơi đến mức bị đe dọa tuyệt chủng.

Lý do là vì có quá ít người quan tâm đến những loài bò sát này, chúng vừa xấu xí lại hay cắn người nên không nhận được thiện cảm của công chúng.

Kết quả là hơn 1.800 loài trong số chúng đã rơi vào danh sách đe dọa tuyệt chủng. 31 loài đã biến mất vĩnh viễn. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng có cả những loài rắn và cá sấu đã tuyệt chủng trước cả khi được con người biết đến.

Mặc dù dữ liệu chỉ ra tình trạng nguy cấp của những loài động vật họ bò sát là vậy, tuy nhiên trong môi trường tự nhiên hoang dã, không ít trường hợp chúng còn tự tàn sát lẫn nhau. Cuộc chiến sinh tử giữa một con cá sấu dũng mãnh và một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới đã được ghi hình lại.

Vật trắng mà chị Rishani nhìn thấy từ xa thì ra là một con rắn Russell’s Pit Viper.

Vật trắng mà chị Rishani nhìn thấy từ xa thì ra là một con rắn Russell’s Pit Viper.

Chị Rishani Gunasinghe, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, trong chuyến đi đến công viên Quốc gia Yala, Sri Lanka đã là người được chọn để chứng kiến toàn bộ vụ việc.

Hôm đó, đoàn khách của chị Rishani đang di chuyển trên đường thì bắt gặp một con hồ nhỏ. Mặc dù đã được cảnh báo nơi đây rất khó di chuyển, hầu hết các xe Jeep đều bỏ qua chỗ này và đi tiếp, tuy nhiên vì biết đây là nhà của một đàn cá sấu nên nhóm khách du lịch vẫn quyết định rẽ vào.

Bỗng nhiên, Rishani nhìn thấy một vật thể gì đó màu trắng có vẻ nhỏ nhưng đang di chuyển. Vật này đã khiến tất cả mọi người chú ý và tiến đến gần để khám phá.

Mặc dù là kẻ chủ động tấn công, tuy nhiên con cá sấu vẫn gặp phải vô vàn khó khăn.

Mặc dù là kẻ chủ động tấn công, tuy nhiên con cá sấu vẫn gặp phải vô vàn khó khăn.

Ngay sau đó, một con cá sấu to lớn từ dưới nước đã trồi lên, ngậm vật màu trắng đó vào miệng và để lộ ra hình ảnh của một con rắn độc Russell’s Pit Viper.

Theo các nhà khoa học, Russell’s Pit Viper được mệnh danh là một trong “Tứ đại nọc độc”, thủ phạm chịu trách nhiệm đối với hàng ngàn ca tử vong mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á và khiến rất nhiều nạn nhân phải lâm vào tình trạng bị di chứng làm thay đổi cơ thể từ người lớn thành ra như một đứa trẻ.

Mỗi lần tấn công, loài rắn này có thể tiêm từ 40-70 mg chất độc khiến máu của nạn nhân hóa thành một chất với màng nhớt dày. Sau đó khiến nạn nhân bị tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì sẽ trở thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì.

Những màn quăng quật, ăn miếng trả miếng lẫn nhau của hai con bò sát cực kỳ hấp dẫn.

Những màn quăng quật, ăn miếng trả miếng lẫn nhau của hai con bò sát cực kỳ hấp dẫn.

Trông thấy con rắn độc, Rishani cực kỳ hưng phấn. Cô cho biết: "Được nhìn thấy rắn Russell’s Pit Viper ngoài tự nhiên thực sự là một điều thú vị. Tuy nhiên, cùng lúc còn bắt gặp thêm một con cá sấu có kích thước lớn nhất từ trước đến nay là một điều không thể tin nổi. Những cú xoay vòng, quăng quật của cá sấu khi cố gắng hạ gục đối thủ cực kỳ ấn tượng. Đây chắc chắn là màn trình diễn chỉ có thể nhìn thấy một lần trong đời".

Cuối cùng, cá sấu là kẻ duy nhất còn có thể đứng vững.


Tin bài liên quan