Dù thừa vốn, ngân hàng đang có xu hướng thắt chặt điều kiện vay, định giá tài sản khắt khe. Ảnh: Đức Thanh

Dù thừa vốn, ngân hàng đang có xu hướng thắt chặt điều kiện vay, định giá tài sản khắt khe. Ảnh: Đức Thanh

Van trái phiếu tắc, các dòng vốn cùng ngưng trệ

0:00 / 0:00
0:00
Lãi suất đã giảm, song tín dụng vẫn không thể khơi thông. Thêm vào đó, dòng vốn trái phiếu bế tắc khiến doanh nghiệp ngày càng suy kiệt, nợ xấu gia tăng, gây áp lực ngược lại dòng vốn ngân hàng.

Ngân hàng thừa vốn - sợ cho vay, chốt quyết định nằm ở van trái phiếu

Phát biểu tại nghị trường Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu tỏ ra lo lắng khi dòng chảy vốn của nền kinh tế vẫn tắc nghẽn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng đến hết tháng 5/2023 tăng khoảng gần 3%, thấp hơn nhiều cùng kỳ năm 2022.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tín dụng tăng thấp không phải do chính sách, mà bởi doanh nghiệp không có đơn hàng, không có đầu ra. Không có lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền, mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Mặc dù vậy, theo nhiều chuyên gia kinh tế, trên thực tế, dù thừa vốn, ngân hàng đang có xu hướng thắt chặt điều kiện vay, định giá tài sản khắt khe thay vì “cởi mở” như những năm trước, do rủi ro tăng cao.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất khiến tín dụng chảy chậm là do thị trường trái phiếu đóng băng, thị trường bất động sản lao dốc và cạn kiệt thanh khoản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trái phiếu, từ đó truyền dẫn sang dòng chảy vốn ngân hàng.

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 5/2023, chỉ có duy nhất Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo phát hành 4 lô trái phiếu với tổng mệnh giá là 2.600 tỷ đồng. Như vậy, suốt 2 tháng qua, doanh nghiệp gần như không thể huy động được thêm vốn mới thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gần như không thể huy động vốn mới qua kênh trái phiếu, trong khi vẫn phải tìm mọi cách xoay xở để đáo hạn trái phiếu đến hạn.

Từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 68.130 tỷ đồng (tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2022), chưa kể trái phiếu đến hạn thanh toán. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là khoảng 200.000 tỷ đồng, hơn một nửa là nhóm ngành bất động sản.

Thị trường bất động sản xấu đi, hàng loạt lĩnh vực liên quan cũng lao dốc theo khiến nợ xấu ngân hàng tăng nhanh hơn dự đoán, ngân hàng vì vậy càng siết chặt điều kiện vay.

GS-TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là thời kỳ doanh nghiệp rất cần tiếp sức về vốn. Lâu nay, doanh nghiệp gần như chỉ dựa vào hai nguồn vốn chính là TPDN và tín dụng ngân hàng. Do đó, nếu không có giải pháp để thị trường TPDN hoạt động bình thường trở lại, tình trạng kẹt vốn sẽ còn tiếp diễn.

Điểm mấu chốt khiến tín dụng chảy chậm là do thị trường trái phiếu tắc, thị trường bất động sản cạn thanh khoản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trái phiếu, từ đó tác động bất lợi tới dòng tín dụng ngân hàng. Đồ họa: Đan Nguyễn

Điểm mấu chốt khiến tín dụng chảy chậm là do thị trường trái phiếu tắc, thị trường bất động sản cạn thanh khoản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trái phiếu, từ đó tác động bất lợi tới dòng tín dụng ngân hàng. Đồ họa: Đan Nguyễn

Gỡ van trái phiếu bằng cách nào

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai), hệ thống doanh nghiệp đang thực sự khát về tín dụng, nhưng không tiếp cận được vốn và đề nghị ngân hàng giảm điều kiện, thủ tục vay vốn.

Tuy nhiên, khả năng ngân hàng nới lỏng điều kiện vay là rất khó xảy ra, nhất là khi nợ xấu đang tăng mạnh như hiện nay và tình trạng ngân hàng đổ vỡ diễn ra trên toàn cầu.

Theo báo cáo của SSI Research, thị trường bất động sản khó khăn và các lĩnh vực khác suy giảm do tình hình kinh tế không thuận lợi khiến nợ xấu tăng ngoài dự đoán. Trong quý I/2023, nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng 24% và 44% so với đầu năm. Nợ xấu có thể đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023 và sẽ còn gây áp lực lên các ngân hàng những quý tới.

Giải pháp để gỡ kẹt dòng vốn hiện nay, theo các chuyên gia là phải thúc đẩy đầu tư công và mở van cho thị trường TPDN khởi động trở lại. Trong khi việc “kích” giải đầu tư công đang vướng nhiều luật và không thể đẩy nhanh một sớm một chiều, các chuyên gia cho rằng, cần phải có giải pháp cấp bách hơn nữa để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, rã băng thị trường TPDN.

PGS-TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), chỉ ra thực tế, các quốc gia không chú ý đầu tư nâng cấp hệ sinh thái cho trái phiếu đều khó phát triển, ví dụ như Indonesia (quy mô thị trường TPDN nước này chỉ khoảng 30 USD) trong khi tại Hàn Quốc, quy mô thị trường TPDN có thể lên tới cả ngàn tỷ USD. Việc xây dựng hệ sinh thái TPDN lành mạnh là rất cấp bách để thị trường hồi phục.

Vị chuyên gia này cho rằng, theo kinh nghiệm thế giới, TPDN thường được chia làm 3 loại. Loại 1 là TPDN có kèm bảo hiểm, khiến người dân yên tâm vì được bảo đảm khi đầu tư. Loại thứ hai là TPDN có bảo lãnh, có tài sản đảm bảo. Loại thứ ba là TPDN không có bảo lãnh, không bảo hiểm thì phải ít nhất có hai công ty đánh giá năng lực và thẩm định để giúp người dân yên tâm.

Sau một loạt động thái của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN và thị trường bất động sản, thị trường đã nhúc nhắc khởi sắc, song vẫn còn vô vàn khó khăn.

Theo các chuyên gia phân tích SSI Reserch, khó khăn pháp lý của doanh nghiệp bất động sản đang được giải quyết theo từng trường hợp cụ thể, thay vì một giải pháp tổng thể cho toàn bộ các dự án. Theo đó, với các dự án được gỡ vướng pháp lý, dòng vốn với doanh nghiệp sẽ được khai thông, khó khăn về dòng vốn với doanh nghiệp có thể sẽ được kiểm soát vào năm 2024.Còn với các dự án có vấn đề pháp lý phức tạp, khó khăn sẽ còn kéo dài và tiếp cận vốn vẫn là bài toán khó.

Muốn thị trường TPDN khơi thông, phải có 3 tuyến phòng vệ trong vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp để tránh vấn đề hình sự. Tuyến phòng vệ thứ nhất là các lãnh đạo doanh nghiệp khi chuẩn bị cần hiểu thật kỹ về quản trị doanh nghiệp. Tuyến phòng vệ thứ hai là bảo đảm vấn đề pháp lý, phản ứng cứu hộ. Tuyến phòng vệ thứ ba là cần kiểm toán hằng năm đề đánh giá, bởi tình hình kinh tế biến đổi rất nhanh, do đó cần cập nhật các ý kiến kiến nghị thường xuyên, liên tục.

PGS-TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu

Tin bài liên quan