Việc OPEC+ có thể đáp ứng hạn ngạch sản xuất vào năm 2022 là yếu tố quyết định giá dầu

Việc OPEC+ có thể đáp ứng hạn ngạch sản xuất vào năm 2022 là yếu tố quyết định giá dầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhóm OPEC+ không có khả năng bơm nhiều dầu như mục tiêu hàng tháng là một động lực tăng giá chính của giá dầu trong năm tới.

Trong những tuần gần đây, những người tham gia thị trường dầu đã tập trung vào tác động tiềm tàng của biến thể Omicron đối với nhu cầu và mức thặng dư dự kiến ​​vào đầu năm 2022 mà ít quan tâm tới một động lực tăng giá chính của giá dầu trong năm tới.

Ước tính về nguồn cung dư thừa lớn trong quý I/2022 chủ yếu dựa trên giả định rằng OPEC+ có thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng/ngày theo kế hoạch trong sản lượng tổng thể mỗi tháng. Tuy nhiên, nhóm OPEC+ đã không đạt được các mục tiêu sản xuất chung trong nhiều tháng và có khả năng điều có sẽ tiếp tục trong những tháng tới.

Các quốc gia thành viên OPEC ở châu Phi đang thiếu năng lực và các khoản đầu tư để thúc đẩy sản xuất, trong khi Nga ước tính sẽ bơm và xuất khẩu khối lượng thấp hơn hạn ngạch và các nhà sản xuất lớn nhất vùng Vịnh Ả Rập có khả năng để tăng sản lượng nhưng sẽ phải thu hẹp năng lực sản xuất dự phòng của họ, đây cũng là yếu tố chiếm phần lớn công suất dự phòng trên toàn cầu.

Các nhà phân tích cho biết, việc OPEC+ không thể đạt được các mục tiêu sản xuất sẽ giúp hỗ trợ giá dầu trong năm tới. Việc sản xuất thiếu hụt này thậm chí có thể trở thành một xu hướng tăng giá lớn cho dầu trong năm tới, đặc biệt là nếu nhu cầu dầu toàn cầu vẫn duy trì tích cực khi tác động của biến thể Omicron không quá lớn.

Ả Rập Xê Út gần đây đã cảnh báo rằng, việc không đầu tư vào sản xuất dầu khí mới sẽ dẫn đến giá dầu cao hơn và nguồn cung giảm.

"Chúng tôi đang hướng tới một giai đoạn có thể nguy hiểm nếu không có đủ chi tiêu cho năng lượng. Đầu tư không đủ có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng", Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết.

Theo phân tích của dịch vụ nghiên cứu năng lượng HFI Research, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait đã chiếm phần lớn mức tăng xuất khẩu trong nhóm OPEC+ trong những tháng gần đây.

Theo dữ liệu HFI Research tổng hợp từ Kpler, hai trong số các nhà sản xuất lớn nhất OPEC+ là Iraq và Nga đã chứng kiến ​​xuất khẩu dầu thô giảm trong tháng qua.

Chúng tôi đang hướng tới một giai đoạn có thể nguy hiểm nếu không có đủ chi tiêu cho năng lượng. Đầu tư không đủ có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng

Những ước tính này cho thấy rằng, các nhà sản xuất lớn, Ả Rập Xê Út, Kuwait và UAE đang hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm OPEC+, đồng thời giảm công suất sản xuất dự phòng, tạo tiền đề cho giá dầu cao hơn và biến động gia tăng trong trường hợp nguồn cung đột ngột bị gián đoạn.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nếu OPEC+ tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng thì dư cung có thể tăng lên 2 triệu thùng/ngày trong quý II/2022.

“Rất nhiều sự cứu trợ cần thiết cho các thị trường thắt chặt đang được triển khai, với nguồn cung dầu thế giới được thiết lập để vượt nhu cầu bắt đầu từ tháng này”, IEA lưu ý.

Việc giảm công suất dự phòng ở Trung Đông và việc các nhà sản xuất OPEC châu Phi tiếp tục sản xuất thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá dầu trong năm tới, đặc biệt nếu biến thể Omicron ít phá hoại nhu cầu hơn như lo ngại ban đầu. Việc hủy bỏ các chuyến bay đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu máy bay, nhưng nhìn chung, nhu cầu đối với các sản phẩm dầu khác trên toàn cầu dường như vẫn ổn định bất chấp sự gia tăng kỷ lục trong các trường hợp lây nhiễm mới ở nhiều quốc gia.

Theo dữ liệu từ thống kê về tính di động của Apple do Bloomberg trích dẫn, tại châu Á, giao thông đường bộ vào tháng 12 vẫn đông đúc hơn so với tháng 11.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích của các ngân hàng đầu tư đang kỳ vọng mức giá cao hơn do nhu cầu lớn và nguồn cung không quá mạnh.

Nhà phân tích Damien Courvalin của Goldman Sachs cho biết vào đầu tháng này rằng, giá dầu Brent có thể đạt 100 USD/thùng trong năm tới. Các nhà phân tích của Morgan Stanley đã cắt giảm triển vọng nhu cầu dầu quý I/2022 do lo ngại về omicron, nhưng đã nâng dự báo trong quý III lên 90 USD/thùng từ mức 85 USD/thùng.

Tin bài liên quan