Ngành chế biến thủy sản vẫn có cơ hội lớn trong đại dịch.

Ngành chế biến thủy sản vẫn có cơ hội lớn trong đại dịch.

Xuất khẩu thủy sản về đích, kỳ vọng năm mới khởi sắc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù Covid-19 diễn biến phức tạp gây nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp thuỷ sản đã lội ngược dòng ngoạn mục để tăng trưởng. 

Ngược dòng tăng trưởng

Tín hiệu phục hồi của ngành thủy sản diễn ra mạnh mẽ từ giữa tháng 10/2021, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ tư và giãn cách xã hội trên diện rộng. Trong tháng 11/2021, xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh với mức 23% và sang tháng 12 tăng lên 29%, đạt trên 940 triệu USD.

Các mặt hàng chủ lực đều tăng trưởng trong tháng 12. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp ngay khi phải hoạt động sản xuất “3 tại chỗ” và tăng tốc mạnh mẽ khi trở lại “bình thường mới” đã giúp doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm.

Kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020 và vượt nhẹ so với chỉ tiêu 8,8 tỷ USD đề ra.

Một lý do nữa là nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản thị trường châu Mỹ và châu Âu cuối năm tăng mạnh đã tạo động lực quan trọng giúp doanh nghiệp thủy sản trong nước tăng tốc trở lại.

Trong khi hầu hết các công ty xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong quý III/2021, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ quý I tới quý III/2021 ở cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế do đạt công suất cao trong giai đoạn này. Đồng thời, Công ty đã ký được nhiều hợp đồng giá FOB (Free on board - giá tại cửa khẩu bên nước của người bán) hơn, giúp giảm chi phí vận chuyển

Tại Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC), ước tính doanh thu và lợi nhuận năm 2021 đều vượt 5% so với kế hoạch đề ra. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị FMC, khó khăn vẫn thường trực nhưng doanh nghiệp thủy sản như FMC vẫn có cơ hội lấy lại phong độ trong năm 2022. Trong nguy có cơ, ngành thủy sản vẫn có cơ hội lớn trong bối cảnh đại dịch.

Năm 2021, FMC đã hoàn thành vượt kế hoạch 4.650 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế khoảng 5%. Năm 2022, ông Lực cho biết, FMC đặt mục tiêu tăng trưởng 5 - 10%, tùy diễn biến của dịch Covid-19.

Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam vừa trở thành cổ đông lớn của FMC sau khi mua 9,7 triệu cổ phiếu FMC (tương đương tỷ lệ sở hữu gần 17%), giúp FMC có nguồn vốn để mở rộng vùng nuôi và tiến tới mở rộng hoạt động, tái cấu trúc, tái cơ cấu thị trường, sản phẩm, khách hàng.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (mã IDI) đã đi trước trong mô hình xây dựng chuỗi sản xuất cá tra khép kín nên ngay khi trở lại trạng thái bình thường mới doanh nghiệp này đã tăng tốc mạnh mẽ nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu.

Công ty hiện có vùng nguyên liệu hơn 400 ha, trong đó mô hình liên kết khoảng 350 ha, cung cấp trên 10.000 tấn cá/tháng, đảm bảo nguyên liệu cho 3 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động liên tục, ổn định. Quý IV/2021, thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của IDI khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú (mã MPC) cũng có động thái mới để mở rộng tăng trưởng. Hội đồng quản trị MPC vừa có nghị quyết phê duyệt tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú Lộc An từ 720 tỷ đồng lên thành 1.020 tỷ đồng.

Lạc quan với triển vọng 2022

Đánh giá về triển vọng ngành thuỷ sản năm 2022, nhiều chuyên gia phân tích có cái nhìn lạc quan. Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, dự kiến sản lượng thủy hải sản tiêu thụ sẽ mở rộng trên tất cả các châu lục, được thúc đẩy bởi thu nhập ngày càng cao, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối, đổi mới sản phẩm, cùng với việc người tiêu dùng ngày càng công nhận thủy hải sản là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.

Theo Rabobank, tổng sản lượng tôm năm 2022 dự kiến sẽ tăng 5%, lên hơn 4,6 triệu tấn. Còn Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) cho hay, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng được dự báo sẽ gần trở lại mức 2019 và tăng 8% vào năm 2022.

Sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thuỷ sản ở Mỹ.

Do Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất của Việt Nam, sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam.

Ngoài ra, Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 do Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 sẽ giúp nước này chiếm phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác, trong đó có Việt Nam.

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam là ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang EU. So với Ấn Độ, Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu.

Theo EVFTA, đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thuế suất đối với tôm sú là 0%, trong khi thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025. Ecuador tập trung vào sản phẩm tôm có vỏ và không đầu, trong khi Việt Nam nổi tiếng là nhà cung cấp đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và sản phẩm giá trị gia tăng.

Điều này tạo dư địa cho Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU. Hơn nữa, khi Ecuador phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, điều này sẽ cân bằng sức cạnh tranh trên sân chơi xuất khẩu vào EU trong năm 2022.

Cùng chung nhận định này, ông Lực dự đoán, năm 2022, thị trường tôm rộng mở và đắt giá hơn. Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn khiến mở rộng vùng nuôi tôm nước lợ, nhưng Covid-19 vẫn là yếu tố khó khăn lớn nhất ngay tại thời điểm này.

Bên cạnh đó, thời điểm này, theo ông Hồ Quốc Lực, các cường quốc xuất khẩu tôm như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia đã cơ bản ngăn chặn được dịch, các chuỗi sản xuất và cung ứng đang hồi phục mạnh mẽ.

Đối với cá tra, VASEP ước tính, xuất khẩu tăng 7% vào năm 2022, đạt mục tiêu khoảng 1,65 tỷ USD. Năm 2022, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD. Để hiện thực hoá mục tiêu này, các doanh nghiệp thuỷ sản đã nỗ lực sản xuất mở rộng tăng trưởng ngay từ đầu năm.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều có sự cải thiện trong năm 2021 nhờ giá cá tra và tôm xuất khẩu phục hồi, dù chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu nhóm ngành thuỷ sản được nhà đầu tư đặt kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong năm 2022. Từ đầu năm, các cổ phiếu VHC, MPC, ANV, FMC, ASM… đã phản ánh kỳ vọng này.

Tin bài liên quan