Bất chấp sức ép, OPEC+ vẫn quyết định chỉ mức tăng sản lượng dầu khiêm tốn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Năm (31/3), nhóm sản xuất dầu OPEC+ đã quyết định theo đuổi chiến lược tăng dần sản lượng sau khi có báo cáo về việc Mỹ đang xem xét giải phóng dầu từ nguồn dự trữ dầu khẩn cấp của mình.
Bất chấp sức ép, OPEC+ vẫn quyết định chỉ mức tăng sản lượng dầu khiêm tốn

Theo đó, OPEC+ đã đồng ý nâng mục tiêu sản lượng lên 432.000 thùng/ngày kể từ ngày 1/5.

Các nhà phân tích năng lượng đã dự báo rằng, OPEC+ sẽ đóng dấu một mức tăng khiêm tốn hàng tháng khác bất chấp áp lực liên tục từ những người tiêu dùng hàng đầu kêu gọi tổ chức này bơm thêm dầu để hạ nhiệt giá dầu tăng cao và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Giá dầu đã tăng lên mức cao gần như cao nhất mọi thời đại do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Nga sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt một loạt các biện pháp kinh tế lên Nga.

Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Ả Rập Xê Út, đồng thời là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sang các thị trường toàn cầu. Nga cũng là một nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn.

Trong bối cảnh đó, theo nguồn tin từ Reuters, Mỹ đang xem xét kế hoạch hạ nhiệt giá dầu thô tăng vọt bằng cách giải phóng tới 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu chiến lược của nước này.

Động thái này sẽ đánh dấu lần thứ ba Mỹ khai thác kho dầu dự trữ chiến lược trong 6 tháng và lần thứ hai kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang vào ngày 24/2.

Hôm thứ Tư (30/3), Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo đã khuyến khích các thành viên của liên minh năng lượng, bao gồm cả Nga, “đi đúng hướng” và “luôn cảnh giác và chú ý đến các điều kiện thị trường luôn thay đổi”.

OPEC+ đang trong quá trình bù đắp lại sản lượng sau việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục khoảng 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2020 để giúp thị trường năng lượng phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 làm sụt giảm nhu cầu về dầu thô.

OPEC+ đã nâng mục tiêu sản lượng lên 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8/2021. Con số này hiện sẽ tăng lên 432.000 thùng/ngày kể từ tháng tới.

Ngoài ra, OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 5/5.

Tamas Varga, một nhà phân tích tại PVM Oil Associates cho biết, triển vọng về một đợt phát hành dầu dự trữ chiến lược với quy mô lớn là một trong hai công cụ có sẵn để cung cấp thêm nguồn cung trong thời gian ngắn. Điều còn lại sẽ là sự quay trở lại hiệp định hạt nhân Iran.

Tuần qua, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn G7 đã kêu gọi OPEC tăng sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

“Chúng tôi kêu gọi các nước sản xuất dầu và khí đốt hành động có trách nhiệm và tăng cường giao hàng ra thị trường quốc tế, lưu ý rằng OPEC có vai trò chủ chốt. Chúng tôi sẽ làm việc với họ và tất cả các đối tác để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu ổn định và bền vững”, các quốc gia G7 cho biết.

Tin bài liên quan