Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nga phải đối mặt với việc giảm lượng dầu tiêu thụ do các lệnh trừng phạt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết các lệnh trừng phạt của châu Âu “rất có thể” sẽ buộc Nga phải cung cấp một số dầu thô xuất khẩu với mức giá do Mỹ và các đồng minh ấn định, nếu như Nga muốn ngăn chặn tình trạng một số nguồn cung bị đóng cửa.
Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

“Họ sẽ tìm kiếm người mua và chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ gặp khó khăn khi bán hết số hàng đó. Ước tính của chúng tôi là sẽ có một số hoạt động đóng cửa vào ngày 5/12 trừ khi họ sẵn sàng chấp nhận mức giá bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho người mua trên khắp thế giới”, bà Yellen cho biết hôm thứ Bảy (12/11) trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News.

Cụ thể vào ngày 5/12, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Cùng ngày, EU và Anh cũng sẽ cấm các công ty nước này cung cấp dịch vụ vận chuyển, tài trợ thương mại và bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga trừ khi các lô hàng được định giá dưới mức trần. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn chưa được thống nhất và sẽ do liên minh bao gồm các chính phủ G7 thiết lập.

Một số nhà nhập khẩu dầu lớn, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, cho biết, họ sẽ tiếp tục mua dầu của Nga, nhưng với ít người mua hơn trên thị trường, các nhà nhập khẩu dầu dự kiến ​​giá sẽ giảm nhiều hơn.

Cùng với Nga, một số nhà nhập khẩu dầu lớn họ sẽ có thể thu xếp các dịch vụ vận chuyển và tài trợ thương mại cần thiết để tiêu thụ lượng dầu đáng kể của Nga. Nga hiện đang xuất khẩu khoảng 3,6 triệu thùng/ngày bằng đường biển.

Nhưng nếu năng lực vận chuyển và bảo hiểm cạn kiệt, những người mua sẽ phải đảm bảo các giao dịch ở mức giá trần để tiếp cận các dịch vụ của châu Âu và sắp xếp việc giao hàng hóa bổ sung.

Các quan chức Nga bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Moscow sẽ từ chối bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào tham gia vào việc áp đặt trần giá. Các quan chức cũng chưa cho biết liệu họ có từ chối bất kỳ đợt bán hàng nào ở mức giá đó cho những người mua bên ngoài liên minh áp đặt trần giá hay không.

Mối quan tâm của Mỹ

Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của EU vào ngày 5/12 sẽ phản tác dụng thông qua việc sản lượng dầu từ Nga giảm đáng kể và khiến giá dầu toàn cầu tăng đột biến. Bộ Tài chính Mỹ đã đề xuất áp trần giá như một giải pháp thay thế, cho phép dầu của Nga tồn tại trên thị trường, nhưng với mức giá sẽ làm giảm doanh thu của Moscow.

Tuy nhiên, nếu Nga từ chối bất kỳ hoạt động bán hàng tiềm năng nào ở mức trần giá, điều đó có thể dẫn đến kết quả mà Mỹ đã lo ngại.

Thị trường dầu mỏ cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn về cách Moscow sẽ phản ứng với động thái trần giá, và có thể vì các nhà giao dịch dầu tin rằng, Nga sẽ có thể bán được tất cả dầu của mình mà không cần đến các dịch vụ của châu Âu và Anh.

“Một số người cảm thấy Nga sẽ không gặp khó khăn khi tìm kiếm các tàu và dịch vụ không phải của phương Tây. Đó không phải là dự đoán tốt nhất của chúng tôi và tôi nghĩ nếu bạn đọc một số phân tích chi tiết và chu đáo hơn, bạn sẽ thấy rằng những người hiểu biết đang đi đến kết luận giống như chúng tôi”, bà Yellen cho biết.

Bên cạnh đó, bà Yellen cũng không bình luận về việc liên minh sẽ ấn định giá dầu thô ở mức nào và khi nào, ngoài việc nói rằng những điều đó sẽ xảy ra với thời gian đủ để thực hiện đề xuất.

Tin bài liên quan