Cá sấu "thịt" cá mập theo cách khó ai có thể tưởng tượng được

Cá sấu "thịt" cá mập theo cách khó ai có thể tưởng tượng được

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sống ở Australia mà không đi câu là phí!

80% dân Australia sống ở ven biển, do đó không có gì lạ khi bộ môn "câu cá" cực kỳ phổ biến ở đây. Ở vùng ngoại ô, tức là ngoại trừ thủ đô Canberra và trung tâm thương mại lớn như Sydney hay Melbourne, thậm chí trẻ em đã biết đi câu cá từ khi lên 5 tuổi. Thú vui đi câu ở đây không chỉ dành cho số ít những người đam mê mà phổ biến như một hoạt động ngoại khóa của các gia đình Australia.

Ở đất nước Oz này, khi đi câu, tất cả mọi thành viên trong gia đình bao gồm: bố, mẹ, anh, chị em… hầu như sẽ cùng nhau tham gia, mỗi người một cần câu một câu chuyện.

Người Australia thường đi câu biển. Họ mặc áo mưa, dùng loại cần ngắn nhưng khoẻ, đứng trên các mỏm đá quăng ba tiêu, hoặc đi ủng cao đến thắt lưng dầm nước ở các bãi biển, dùng loại cần dài khoảng 5 mét, đón những chú cá theo thủy triều mải mê vào kiếm mồi.

Australia còn là một đất nước rất rộng lớn với môi trường sống động vật khác nhau: sa mạc, rừng, san hô, đầm lầy, núi và thảo nguyên tạo nên ngôi nhà của nhiều loài động vật khác nhau. Nơi đây phổ biến với có hai loài cá sấu, 4000 loài cá và 50 loại động vật có vú sống dưới nước khác nhau. Do đó, không quá ngạc nhiên khi mà giới cần thủ ở đây gặp phải những tình huống kỳ cục, muôn hình vạn trạng trong quá trình bắt cá.

Là người bản xứ, ngay từ khi còn nhỏ, Nat Barnes đã ngấm sở thích câu cá trong con người mình. Vào dịp cuối tuần hôm đó, Nat Barnes cùng anh bạn hàng xóm Geoff Trutwein rủ nhau đi câu cá, tiện làm thêm mấy chai bia tại vùng biển ngoài khơi bờ Tây Australia.

Đang "chill" bên bờ biển, bất ngờ một con cá mập ham ăn thế nào lại cố tình mắc kẹt vào lưỡi câu của hai anh chàng may mắn. Quá đỗi vui sướng, anh bạn Trutwein, đồng thời là một nhiếp ảnh gia đã lấy thiết bị ra để quay lại chiến tích.

Những tưởng sẽ có được một thước phim hay để khoe với bạn bè mình thì bỗng nhiên từ dưới lòng biển một con cá sấu nước mặn xuất hiện. Khi mà phát hiện ra rằng con cá mập đã không còn sức phản kháng, nó đã ngoạm chặt lấy con mồi bằng hàm răng sắc nhọn, đầy oai vệ của mình.

Bị kéo đến sát tàu nhưng con cá sấu nhất quyết không buông con mồi ra.

Bị kéo đến sát tàu nhưng con cá sấu nhất quyết không buông con mồi ra.

Lúc này, trò chơi câu cá thư giãn đã biến thành cuộc chiến giằng co tranh giành con mồi đầy căng thẳng giữa người và cá sấu. Mặc cho những nỗ lực để kéo con cá sấu lên thuyền của Barnes, con cá mập quyết tâm không buông tha miếng mồi vừa phát hiện. Cuối cùng, Barnes đành phải bỏ cuộc trước cuộc chiến mà anh không thể chiến thắng và đành phải cắt dây để nhường lại miếng mồi cho con cá sấu.

Trutwein cho biết: "Tôi đã chụp ảnh động vật hoang dã trong vòng 30 năm nay nhưng chưa bao giờ chứng kiến điều gì như vậy. Con cá sấu mặc dù trông có vẻ chưa đến tuổi trưởng thành, kích thước chỉ dừng ở mức tương đối nhưng cực kỳ hung hãn. Nó không hề cảm thấy rụt rè khi trông thấy con người mà còn có phần phấn khích hơn. Để giữ an toàn cho bản thân, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc nhường lại miếng mồi cho kẻ đi săn".

Tin bài liên quan