Các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu lo ngại sẽ phá vỡ nền kinh tế nếu họ tăng lãi suất quá nhanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang bắt đầu lo sợ rằng một nền kinh tế toàn cầu vốn đã yếu sẽ bị đình trệ nếu họ tiếp tục tăng lãi suất .
Các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu lo ngại sẽ phá vỡ nền kinh tế nếu họ tăng lãi suất quá nhanh

Các ngân hàng trung ương ở khu vực đồng euro, Mỹ, Canada và Úc đều ám chỉ rằng chuỗi các đợt tăng lãi suất có thể chậm lại ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức cao.

Điều này đã thúc đẩy thị trường suy đoán rằng các ngân hàng trung ương có thể đang hướng tới xoay trục chính sách tiền tệ, đây là cách nói của thị trường về việc ngân hàng trung ương thay đổi theo hướng tăng lãi suất nhỏ hơn nhằm giảm lạm phát mà không gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thị trường.

Động lực chính của sự thay đổi đó là triển vọng kinh tế đen tối hơn, khu vực đồng euro hiện đang rơi vào suy thoái và phần còn lại của thế giới cũng đang phải vật lộn ở các mức độ suy thoái khác nhau. Điều này cũng đang giúp đẩy giá nguyên liệu thô xuống sau khi tăng mạnh do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.

Trong một ví dụ rõ ràng nhất, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm 90% kể từ mức đỉnh do lo ngại thiếu hụt khí đốt lại biến thành nguồn cung nhiều hơn mà cơ sở hạ tầng hiện tại đang phải vật lộn để hấp thụ.

Cuối cùng là những lo ngại về những đợt bất ổn tài chính mới được thấy ở Anh mà các quỹ hưu trí nước này gần như sụp đổ do lợi suất dài hạn tăng vọt.

Alfonso Peccatiello, cựu quản lý danh mục đầu tư của ING Deutschland và hiện là tác giả của trang Macro Compass cho biết: “Trong hai tuần qua, một số ngân hàng trung ương G10 đã sẵn sàng xoay trục”.

"Tại sao lại thay đổi đột ngột như vậy? Bởi vì tất cả các khu vực pháp lý này đều có điểm chung là sự mong manh cố hữu”, ông cho biết.

Ngay cả nền kinh tế Mỹ, cho đến thời điểm gần đây vẫn mạnh đến mức quá nóng nhưng cũng đang có dấu hiệu mong manh và thị trường nhà ở đang hạ nhiệt.

Nhưng lạm phát cao liên tục đang khiến công việc của các ngân hàng trung ương trở nên vô cùng khó khăn. Điều này đòi hỏi một hành động cân bằng bất thường của các ngân hàng trung ương về việc có thể thuyết phục thị trường rằng họ nghiêm túc trong việc giảm lạm phát mà không làm nền kinh tế bị bóp nghẹt.

Christian Scherrmann, nhà kinh tế Mỹ tại DWS cho biết: “Fed cần phải mở ra một con đường hướng tới các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn mà không có vẻ quá ôn hòa”.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tuần qua cho biết họ có kế hoạch tăng lãi suất "hơn nữa", nhưng họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong việc rút tiền khỏi nền kinh tế.

Mặc dù sự thay đổi giọng điệu là rất ít nhưng cũng đủ để các nhà đầu tư bắt đầu định giá những đợt tăng lãi suất nhỏ hơn nữa trong thời gian tới.

Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ING cho biết: “Sau đợt tăng mạnh lãi suất trong tuần qua, cuộc họp tháng 12 thực sự có thể mang lại một xu hướng hòa nhã”.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu cuộc tranh luận về việc họ có thể đẩy chi phí vay lên cao hơn bao nhiêu một cách an toàn và làm thế nào và khi nào để làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.

Trong khi việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản được coi là chắc chắn trong cuộc họp tuần này, các nhà đầu tư hiện đang định vị Fed sẽ thận trọng hơn trong tương lai.

Tin bài liên quan