Các quỹ ETF bitcoin của Mỹ đặt vấn đề về rủi ro hệ thống tài chính rộng hơn

Các quỹ ETF bitcoin của Mỹ đặt vấn đề về rủi ro hệ thống tài chính rộng hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một số chuyên gia cho biết, sự ra mắt của các quỹ ETF theo dõi bitcoin của Mỹ đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa thế giới đầy biến động của tiền điện tử và hệ thống tài chính truyền thống, có khả năng tạo ra những rủi ro mới không lường trước được.

Trong tháng 1, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phê duyệt 11 quỹ ETF bitcoin giao ngay từ các tổ chức phát hành bao gồm BlackRock và Invesco/Galaxy Digital, trong một thời điểm bước ngoặt đối với ngành công nghiệp tiền điện tử đang bị trì trệ bởi các vụ phá sản và tội phạm.

Những người đam mê tiền điện tử cho biết các sản phẩm này sẽ cho phép các nhà đầu tư tiếp cận bitcoin dễ dàng và an toàn hơn. Nhưng khi phê duyệt các sản phẩm, Chủ tịch SEC Gary Gensler đã cảnh báo bitcoin vẫn là một “tài sản dễ bay hơi” và các nhà đầu tư nên cảnh giác.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng các quỹ ETF theo dõi bitcoin đang có tài sản khoảng 21 tỷ USD và có thể thu hút tới 100 tỷ USD chỉ riêng trong năm nay từ các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Bitcoin đã giảm hơn 6% kể từ khi sản phẩm được ra mắt.

Một số chuyên gia về quỹ ETF cho biết, nếu được áp dụng rộng rãi, các sản phẩm này có thể gây rủi ro cho các bộ phận khác của hệ thống tài chính trong thời điểm thị trường căng thẳng bằng cách làm trầm trọng thêm sự biến động giá bitcoin hoặc tạo ra sự chênh lệch giữa giá của ETF và bitcoin.

Một số chuyên gia khác cho biết, biến động ngân hàng Mỹ vào năm ngoái đã cho thấy thị trường tài chính và tiền điện tử có thể truyền rủi ro cho nhau. Ví dụ, ngân hàng cho vay tiền điện tử Silvergate Bank đã thanh lý sau các đợt rút tiền gây ra bởi sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, từ đó gây ra sự hoảng loạn góp phần dẫn đến sự thất bại của Signature Bank. Trong khi đó, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) đã gây ra làn sóng chạy đua vào stablecoin mang tính ổn định hơn.

Dennis Kelleher, Giám đốc điều hành của Better Markets cho biết: “Khi các nhà đầu tư đổ tiền vào các sản phẩm này, nguy cơ kết nối lớn hơn nhiều giữa cốt lõi của hệ thống tài chính và hệ sinh thái tiền điện tử sẽ tăng đáng kể”.

Được hình thành vào năm 2009 như một cơ chế thanh toán thay thế, bitcoin chủ yếu được sử dụng như một khoản đầu cơ. Theo Viện Đầu tư Wells Fargo, mức độ biến động trung bình hàng ngày của bitcoin gấp khoảng 3,5 lần so với cổ phiếu.

Antonio Sánchez Serrano, nhà kinh tế trưởng tại Ủy ban Rủi ro Hệ thống Châu Âu, cơ quan giám sát rủi ro tài chính của Liên minh Châu Âu cho biết các quỹ ETF bitcoin có thể “đặc biệt làm trầm trọng thêm” sự biến động đó trong thời điểm thị trường căng thẳng và các kênh khác mà qua đó ETF có thể tạo ra rủi ro hệ thống.

Các kênh khác bao gồm việc tách giá ETF khỏi tài sản cơ bản, điều này có thể gây căng thẳng cho các tổ chức tiếp xúc nhiều với sản phẩm hoặc dựa vào chúng để quản lý thanh khoản.

“Sự khác biệt với quỹ ETF cổ phiếu đơn giản là quá lớn về mặt rủi ro tiềm ẩn”, ông Antonio Sánchez Serrano cho biết.

Rủi ro của các sản phẩm khác từ ETF

Các sản phẩm ETF phức tạp, ít thanh khoản hơn và có đòn bẩy cao đã từng gặp căng thẳng trong quá khứ.

Vào tháng 2/2018, quỹ ETF theo dõi biến động giá trái phiếu đã bị phá sản trong bối cảnh biến động gia tăng, khiến các nhà đầu tư thua lỗ 2 tỷ USD.

Vào năm 2020, việc ngừng hoạt động do đại dịch Covid đã gây ra tình trạng bán tháo một số quỹ ETF trái phiếu doanh nghiệp. CFA Institute lập luận rằng căng thẳng đó sẽ lan sang thị trường thu nhập cố định rộng hơn nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không cung cấp hỗ trợ khẩn cấp, bao gồm mua cổ phiếu của các quỹ ETF trái phiếu.

Quỹ ETF thường tranh cãi rằng các sản phẩm ETF có thể gây ra rủi ro hệ thống.

Trong các tiết lộ rủi ro của mình, các nhà phát hành quỹ ETF bitcoin liệt kê một loạt rủi ro về thị trường, chính sách và hoạt động, nhưng thừa nhận sự non nớt của bitcoin có nghĩa là một số mối nguy hiểm có thể không lường trước được.

Các chuyên gia cho biết, chắc chắn rằng rủi ro sẽ phần lớn phụ thuộc vào việc các quỹ ETF cuối cùng được áp dụng rộng rãi như thế nào.

Olivier Fines, người đứng đầu bộ phận vận động và nghiên cứu chính sách tại CFA Institute cho biết: “Rủi ro hệ thống nằm ở quy mô… Chúng tôi vẫn chưa biết đủ về ai thực sự mua những thứ này và với tỷ lệ bao nhiêu”.

Các giám đốc điều hành trong lĩnh vực tiền điện tử cũng chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng tiền điện tử, đáng chú ý nhất là khi tiền điện tử mất khoảng 2/3 giá trị thị trường vào năm 2022, hầu hết đều liên quan đến lĩnh vực tiền điện tử.

Mặt khác, Lapo Guadagnuolo, nhà phân tích cấp cao tại S&P Global Ratings cho biết khả năng kết nối giữa tiền điện tử và hệ thống tài chính vẫn còn “rất hạn chế”.

Các tổ chức phát hành ETF cũng cho biết họ đã tạo ra các rào chắn. Ví dụ: các sản phẩm sẽ được đổi bằng tiền mặt, thay vì bitcoin, giảm thiểu số lượng trung gian nắm giữ tiền điện tử.

Steve Kurz, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản toàn cầu tại Galaxy Digital cho biết: “Tôi không thấy động lực… thảm khốc trong bất kỳ sản phẩm nào trong số này”.

Tuy nhiên, ít nhất một quan chức hàng đầu của SEC đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này.

Khi bỏ phiếu chống lại việc phê duyệt ETF bitcoin vào tháng 1, Ủy viên SEC Caroline Crenshaw cho biết trong một tuyên bố rằng cơ quan này đã không xem xét liệu ETF có tạo ra mối liên hệ với các thị trường truyền thống khi “cho phép khủng hoảng ở các thị trường tiền điện tử không tuân thủ quy định lan rộng hay không”.

“Tôi sợ rằng hôm nay chúng ta đang chuẩn bị cho sự thất bại của ngày mai”, bà cho biết thêm.

Tin bài liên quan