Cần Thơ: Thông xe kỹ thuật hàng loạt công trình, vốn gần 1.955 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
Chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương, Thành phố tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu Trần Hoàng Na và nhiều công trình thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

Sáng 30/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP. Cần Thơ (Ban Quản lý Dự án ODA TP. Cần Thơ) tổ chức lễ thông xe kỹ thuật công trình cầu Trần Hoàng Na và các công trình thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo TP. Cần Thơ thực hiện nghi thức thông xe kỹ thuật công trình cầu Trần Hoàng Na và các công trình thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo TP. Cần Thơ thực hiện nghi thức thông xe kỹ thuật công trình cầu Trần Hoàng Na và các công trình thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

Cầu Trần Hoàng Na thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị do Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ làm đại diện chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 9/2020, với kinh phí đầu tư hơn 791 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Gói thầu được thực hiện bởi liên danh nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 - Công ty cổ phần và Công ty cổ phần cầu 14; đơn vị giám sát thi công là Công ty TNHH Dasan Consultants; đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam.

Thông xe kỹ thuật công trình cầu Trần Hoàng Na.

Thông xe kỹ thuật công trình cầu Trần Hoàng Na.

Cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ, nối trung tâm thành phố (quận Ninh Kiều) với các khu đô thị phía Nam và tuyến Quốc lộ 1 (quận Cái Răng), có điểm đầu tại bờ Ninh Kiều, điểm cuối tại bờ Cái Răng. Trong đó, chiều rộng bờ Ninh Kiều là 37 m, bề rộng bờ Cái Răng là 23 m, bề rộng cầu tại nhịp chính là 23 m; độ cao thông thuyền là 7m, tĩnh không hai bên bờ là 4,75 m.

Tổng chiều dài cầu và đường dẫn 820 m; trong đó cầu được xây dựng dạng cầu vòm thép chịu lực, chạy giữa gồm 3 nhịp kết cấu theo 49+ 150+ 49 m, với tổng chiều dài cầu là 586,9 m.

Theo ông Bùi Thái Thượng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án ODA TP. Cần Thơ, công trình cầu Trần Hoàng Na nằm song song với đường Nguyễn Văn Linh vốn đang bị ách tắt nghiêm trọng trong thời gian qua. Việc triển khai thi công hoàn thành xây dựng cầu và đường Trần Hoàng Na sẽ giúp giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến đường Nguyễn Văn Linh; đồng thời sẽ kết nối khu vực quận Ninh Kiều với Khu đô thị Nam Cần Thơ, Bến xe khách trung tâm TP. Cần Thơ (quận Cái Răng)…, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm quận Ninh Kiều và trung tâm quận Cái Răng.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng cầu Trần Hoàng Na là công trình trọng điểm, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng cầu Trần Hoàng Na là công trình trọng điểm, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phát biểu tại sự kiện, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho biết, trong những năm qua, TP. Cần Thơ đã quy hoạch và tập trung ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Riêng đối với hạ tầng giao thông, trong nhiệm kỳ 2021 - 2025, thành phố đã dành trên 47% vốn đầu tư công do thành phố quản lý để thực hiện các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã tranh thủ các nguồn vốn vay để thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có công trình Cầu Trần Hoàng Na. Đây là công trình trọng điểm, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, công trình này hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 quận Cái Răng và Ninh Kiều. Đồng thời, thông qua việc kết nối với hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư vào thành phố.

Cũng trong sáng ngày 30/12/2023, TP. Cần Thơ cũng đã tổ chức thông xe kỹ thuật nhiều công trình trọng điểm thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, sử dụng vốn vay của WB, gồm:

Công trình cải tạo hạ tầng đường Hoàng Quốc Việt (đoạn từ Km 1+ 952,5 đến Km 3+ 461), giá trị hợp đồng 63,1 tỷ đồng.

Công trình xây dựng âu thuyền Hàng Bàng. Đây là công trình thủy lợi- giao thông, cấp III, gồm cống ngăn triều kết hợp âu thuyền (kiểu cống hở, kết hợp cầu giao thông bằng bê tông cốt thép); giá trị hợp đồng 215,9 tỷ đồng.

Công trình cải tạo rạch Cái Sơn - Mương Khai (đoạn từ Km0- Km +695) Đây là công trình thủy lợi kết hợp giao thông, cấp III; giá trị hợp đồng 113,3 tỷ đồng.

Công trình cải tạo rạch Cái Sơn - Mương Khai (đoạn từ K1+ 883K4+ 197), cống Phó Thọ, Cây Dừa; giá trị hợp đồng 269 tỷ đồng.

Công trình xây dựng đường nối giữa đường Cách Mạng Tháng Tám với Đường tỉnh 918 (đoạn từ Km0+ 000- Km1+ 820); giá trị hợp đồng 193,4 tỷ đồng.

Công trình xây dựng đường nối giữa đường Cách Mạng Tháng Tám với Đường tỉnh 918 (đoạn từ Km1+ 820 đến Km5+ 333); giá trị hợp đồng 308 tỷ đồng.

Tin bài liên quan