CEO Lương Thanh Hạnh: Tết này tôi bận rộn hơn

CEO Lương Thanh Hạnh: Tết này tôi bận rộn hơn

0:00 / 0:00
0:00
Với CEO Lương Thanh Hạnh, chủ thương hiệu lụa Việt, mùa Têt 2022 là thời điểm cô dồn sức cho công việc nhiều hơn, bởi ra Tết là doanh nghiệp của Hạnh sẽ bắt tay vào dự án lớn.

Những ngày cuối năm 2021 và đầu năm mới 2022 là những ngày bận rộn nhất của CEO Lương Thanh Hạnh, cô chủ của thương hiệu lụa Việt mang tên Hạnh Silk bởi doanh nghiệp của Hạnh đang trong giai đoạn chuẩn bị để khởi động cho dự án lớn, phát triển dự án vùng nguyên liệu tại Yên Bái.

"Dự án sẽ được chúng tôi triển khai ngay sau những ngày nghỉ Tết, đó là lý do khiến Tết này tôi bận rộn hơn những Tết trước, nhưng tôi thấy mình có nhiều động lực, bởi dự án được triển khai, đồng nghĩa với việc Hạnh Silk sẽ mở rộng được vùng nguyên liệu, phục vụ cho chiến lược phát triển dài hơi của Công ty CP Thương mại Hanhsilk", Lương Thanh Hạnh chia sẻ.

Công ty của Hạnh sẽ triển khai một loạt kế hoach mới, sẽ phát triển vùng sản xuất mới tại Yên Bái bên cạnh vùng sản xuất hiện có tại Vũ Thư (Thái Bình). Tại Yên Bái, Hanh Silk sẽ ký kết bao tiêu với bà con trong đó 90% là người dân tộc Mường để trồng dâu nuôi tằm, cung cấp nguyên liệu cho Hạnh Silk sản xuất hàng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

CEO Lương Thanh Hạnh đang chuẩn bị triển khai dự án lớn, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại Yên Bái ngay đầu năm 2022.

CEO Lương Thanh Hạnh đang chuẩn bị triển khai dự án lớn, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tại Yên Bái ngay đầu năm 2022.

Làm việc xuyên Tết nhưng Hạnh thấy phấn khởi. Cô chia sẻ, dự án mới đang mở ra cho Hanh Silk nhiều kỳ vọng mới, giúp cô hiện thực khát khao, mong muốn đưa lụa tơ tằm Việt Nam vươn ra thế giới. Mà để ra được khách hàng thế giới công nhận, thấy thuyết phục khi mua hàng của Hanh Silk thì chúng tôi phải quay lại chính những người làm nghề, khôi phục lại làng nghề để lập nên một chuỗi sản xuất bền vững, trong đó các mắt xích đều được thụ hưởng thành quả lao động xứng đáng.

Để đa dạng các kênh bán hàng và quảng bá sản phẩm, từ 2 năm trước, Hanh Silk đã bắt tay với các nền tảng thương mại điện tử Amazon và Aliababa để tiếp cận thêm khách hàng mới. Doanh thu trên thương mại điện tử quốc tế như Hạnh thổ lộ dù chưa lớn nhưng đó là con đường buộc phải đi, để bắt "trend", để không tụt lại phía sau.

Hạnh Silk được ra đời khoảng 10 năm trước, từ giấc mơ cháy bỏng của một cô gái muốn vực dậy cả một làng nghề tưởng như đã chết, cho người dân hợp tác xã dệt đũi Nam Cao (Thái Bình) có cuộc sống tốt hơn và đưa những sản phẩm thủ công 100% tơ tằm tự nhiên đến với nhiều người yêu lụa.

Mỗi tấm lụa đều là kết quả của cả một quá trình dài nghiên cứu và chọn lọc. Từ trồng dâu, nuôi giống tằm tốt nhất, tới những nghệ nhân kéo đũi trong nước lạnh không quản đông, hè, và cuối cùng là người thợ dệt tỉ mỉ, chính xác đến từng thớ vải. Hanhsilk tiên phong trong việc tạo ra một chu trình sản xuất hoàn hảo, đi từ nguyên liệu tự nhiên kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân hợp tác xã dệt đũi Nam Cao.

Hạnh kể, 2021 khó khân như thế nhưng Hanh Silk vẫn bền bỉ, nỗ lực để duy trì được chỗ đứng và các thị trường đang có, đồng thời triển khai các được kế hoạch củng cố nền tảng sản xuất và thương hiệu. Nhân sự tốt hơn, chất lượng được nâng lên, tìm được khách hàng thực sự hiểu và đồng hành cùng thương hiệu lụa Hạnh Silk, hiểu về sản phẩm và cách thức mà Hạnh Silk sản xuất ra lụa tơ tằm.

Cô nói, được lớn nhất của Hanh Silk là xây dựng và tiếp tục củng cố được tệp khách hàng ruột, khăng định được chuỗi giá trị của Hạnh Silk đó là tính bền vững, tuần hoàn trong chuỗi sản xuất, giúp bà con làng nghề cũng được thụ hưởng lợi ích nhiều hơn, người tiêu dùng trân quý sản phẩm Hanh Silk vì làm thủ công, do đó mỗi sản phẩm ra đời đều có nhiều sự khác biệt.

Và sự khác biệt trong quy trình sản xuất và sản phẩm lụa, đũi thủ công là lý do khiến khách hàng quốc tế vẫn đặt hàng từ Hanh Silk. Hạnh cho hay: "Chúng tôi vẫn duy trì xuất khẩu đều trong 2 năm đại dịch và dự kiến ngày 20 Tết, Hanh Silk sẽ xuất khẩu lô hàng vải đũi đi Nhật Bản".

Tin bài liên quan