Fed đang ưu tiên kiềm chế lạm phát. Ảnh minh họa: Shutter

Fed đang ưu tiên kiềm chế lạm phát. Ảnh minh họa: Shutter

Chỉ báo suy thoái đưa ra cảnh báo lớn nhất từ ​​trước đến nay khi Chủ tịch Fed báo hiệu lãi suất cao hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều chuyển biến tiêu cực về thị trường đã xuất hiện sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome cho biết lãi suất cuối cùng sẽ cao hơn dự kiến.

Theo Steven Blitz, nhà kinh tế trưởng của TS Lombard, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể phá vỡ chu kỳ tăng lãi suất cho đến khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái.

“Không có lối thoát nào cho đến khi Fed tạo ra một cuộc suy thoái, cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và đó là lúc lãi suất của Fed sẽ ngừng tăng”, ông cho biết.

Ông nhấn mạnh rằng, Fed đang thiếu rõ ràng về trần tăng lãi suất trong trường hợp không có suy thoái kinh tế.

“Họ không biết lãi suất cao nhất ở đâu, bởi vì họ không biết lạm phát ổn định ở đâu mà không có suy thoái”, ông cho biết thêm.

Hôm thứ Ba (7/3), ông Powell đã nói với các nhà lập rằng dữ liệu kinh tế mạnh hơn mong đợi trong những tuần gần đây sẽ cho thấy “mức lãi suất cuối cùng có thể sẽ cao hơn dự đoán trước đó” khi ngân hàng trung ương tìm cách kiểm soát lạm phát.

Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 21/3 và 22/3 sẽ rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất thêm 25 hay 50 điểm cơ bản.

Goldman Sachs đã nâng dự báo phạm vi mục tiêu lãi suất cuối cùng lên 5,5%-5,75% sau phát biểu của ông Powell, điều này cũng phù hợp với định giá thị trường hiện tại theo dữ liệu của CME Group.

Goldman Sachs cũng dự báo CPI cơ bản sẽ tăng 0,45% trong tháng 2 và sự kết hợp của các dữ liệu có khả năng tạo ra “một số rủi ro khiến FOMC có thể tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 3 thay vì 25 điểm cơ bản”.

“Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã lập luận rằng lực cản đối với tăng trưởng GDP từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chính năm ngoái đang giảm dần, không tăng lên và điều này có nghĩa là rủi ro chính đối với nền kinh tế là sự tăng tốc trở lại sớm, chứ không phải suy thoái sắp xảy ra”, các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết.

“Cuối tuần trước, chúng tôi đã lưu ý rằng chi tiêu của người tiêu dùng nói riêng đặt ra rủi ro tăng trưởng, điều đó có thể khiến FOMC tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến hiện tại nhằm thắt chặt các điều kiện tài chính và giữ mức tăng trưởng nhu cầu dưới mức tiềm năng để quá trình tái cân bằng thị trường lao động tiếp tục được duy trì”, các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết thêm.

Đường cong lợi suất đảo ngược

Mặt khác, một chỉ báo suy thoái kinh tế quan trọng đã đưa ra cảnh báo lớn nhất từ ​​trước đến nay sau khi Chủ tịch Fed cho biết lãi suất có thể sẽ cao hơn dự đoán.

Theo dữ liệu của Refinitiv, sự đảo ngược giữa lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm và 10 năm đã đạt mức kỷ lục 103,5 điểm cơ bản vào thứ Ba (7/3). Sau đó, nó đã thu hẹp xuống còn 102,4 điểm cơ bản.

Trong thời kỳ kinh tế bình thường, lợi suất ngắn hạn thấp hơn lợi suất dài hạn. Nhưng trong nhiều tháng qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã bị đảo ngược trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng và khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Kỳ vọng về việc Fed giảm bớt sự diều hâu đã tăng lên trong khoảng thời gian ngắn vào đầu năm khi dữ liệu giá cả cho thấy nhiều tiến triển hơn về lạm phát hạ nhiệt. Nhưng kể từ đó, các báo cáo mới đây đã cho thấy nền kinh tế và lạm phát vẫn ổn định.

Lần cuối cùng đường cong lợi suất đảo ngược hơn 100 điểm cơ bản là vào năm 1981 và cũng do hoàn cảnh tương tự. Chủ tịch Fed khi đó là Paul Volcker cũng đang chiến đấu với lạm phát gia tăng, sau đó là suy thoái kinh tế xuất hiện và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

Tin bài liên quan