Chứng khoán châu Á sụt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện và khó có thể bứt phá trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo nhận định của giới phân tích, chứng khoán châu Á khó có thể bứt phá trở lại khi vấn đề căng thẳng địa chính trị chưa qua, thị trường đã đón ngay mùa báo cáo kết quả kinh doanh ảm đạm.
Chứng khoán châu Á sụt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện và khó có thể bứt phá trở lại

Theo ước tính của các nhà phân tích do Bloomberg Intelligence tổng hợp, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số MSCI Asia Pacific Index đã giảm 16% trong quý II so với cùng kỳ năm trước với, đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong tám quý. Điều này trái ngược với mức tăng 9% trong quý II của EPS chỉ số S&P 500 ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tiến tới suy thoái.

EPS chỉ số MSCI Asia Pacific Index qua các quý

EPS chỉ số MSCI Asia Pacific Index qua các quý

Viễn cảnh lợi nhuận giảm sút cộng thêm những tác động tiêu cực đã kéo Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm gần 16% trong năm nay, khiến chỉ số này rơi vào tình trạng hoạt động hàng năm tồi tệ nhất kể từ năm 2018. Các tác động tiêu cực bao gồm ảnh hưởng của việc Trung Quốc thực hiện đóng cửa nền kinh tế để kiểm soát Covid, sự chậm lại trong lĩnh vực chất bán dẫn và sự phẫn nộ chính trị về chuyến đi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan.

Trong khi chỉ số chứng khoán châu Á đã có bốn tuần hồi phục khi lạm phát của Mỹ chậm lại, độ bền của sự phục hồi vẫn đang được đặt dấu hỏi.

Rajat Agarwal, chiến lược gia cổ phần châu Á tại Societe Generale SA cho biết: “Tất cả các yếu tố đều không phù hợp cho một bước đi bền vững. EPS vẫn chưa bước vào một chu kỳ tăng mới, căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục phản ánh và các điều kiện tài chính vẫn còn hạn chế”.

Sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc

Sự chậm lại ở Trung Quốc là một trong những yếu tố chính đẩy EPS trong khu vực giảm, đặc biệt khi các công ty đại lục chiếm khoảng 20% ​​trong chỉ số MSCI châu Á. EPS của các cổ phiếu cấu thành Chỉ số MSCI Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm 12% trong II so với một năm trước do ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế để kiểm soát Covid, thị trường bất động sản sụp đổ và chuỗi cung ứng bị xáo trộn.

Sự yếu kém trong các lĩnh vực định hướng xuất khẩu như chất bán dẫn cũng đang ảnh hưởng nặng nề. Các nhà phân tích đã giảm 16% ước tính tại các công ty sản xuất chip khổng lồ của Hàn Quốc Samsung Electronics.

Tai Hui, Giám đốc chiến lược thị trường châu Á tại JPMorgan Asset Management ở Hồng Kông cho biết: “Điều gì đang xảy ra ở Mỹ và châu Âu, các công ty rút lại đầu tư, điều đó đối với tôi là gánh nặng đối với lợi nhuận phần cứng công nghệ ngay bây giờ”.

Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu tích cực đối với chứng khoán châu Á. Sự suy yếu trở lại trong xu hướng tăng của đồng đô la đang khuyến khích dòng vốn chảy vào một số thị trường châu Á trong quý III này. Nhìn chung, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các nhà đầu tư toàn cầu đã tăng cường nắm giữ cổ phiếu tại các thị trường mới nổi của khu vực bên ngoài Trung Quốc trong 4 tuần liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 1.

Chiến lược gia Tai Hui cho biết, ông ủng hộ các lĩnh vực du lịch và bán lẻ ở khu vực Đông Nam Á, trong khi Eastspring Investments đang tham gia cùng các nhà quản lý tài sản khác trong việc đề xuất cổ phiếu xe điện của Trung Quốc. M&G Investments cho biết việc EPS cải thiện sẽ giúp cổ phiếu ở Ấn Độ và Indonesia tiếp tục tăng trưởng tốt hơn.

Trong khi đó, quỹ đầu tư T. Rowe Price lại thận trọng hơn, họ đang chờ đợi những dấu hiệu cải thiện hơn nữa ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới trước khi chuyển sang lạc quan về EPS ở châu Á.

“Đây vẫn còn là những ngày đầu và chúng tôi phải theo dõi xu hướng lạm phát cơ bản và việc làm của Mỹ trong những tháng tới để có thêm niềm tin vào tính bền vững của những xu hướng này”, Haider Ali, Phó giám đốc danh mục đầu tư cho chiến lược vốn cổ phần tại T. Rowe Price cho biết.

Tin bài liên quan