Chuyên gia Techcombank: Thị trường wealth management Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất khu vực, hơn 31% trong 2021-2030

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nghiên cứu cho thấy tại châu Á, Việt Nam thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh nhất về dân số có thu nhập hơn 20 USD/ngày (theo PPP không đổi), trong khi nhóm trung lưu cao (thu nhập 50-110 USD/ngày) dự báo tăng 17%/năm từ nay đến 2030.

Đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam.

Tiềm năng của thị trường Việt Nam là rất lớn. Với xu thế của thế giới, khu vực châu Á Thái Bình Dương và cả Việt Nam, nhu cầu dịch vụ wealth management (quản lý gia sản) ngày càng gia tăng. Thị trường đủ lớn cho các tổ chức tài chính có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu này. Ông Darren Buckley – Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ Techcombank - đơn vị tiên phong đưa đến thị trường Việt Nam giải pháp tài chính cá nhân, đặc biệt phân khúc khách hàng riêng của TCB - Techcombank Private chia sẻ trong chương trình Vietstock Live với chủ đề “quản lý gia sản qua các thế hệ”

Ông Darren Buckley – Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ Techcombank

Ông Darren Buckley – Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ Techcombank

Là ngân hàng Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực quản lý gia sản với việc cung cấp một chuỗi dịch vụ tài chính cá nhân, Techcombank đánh giá như thế nào về hoạt động này ở Việt Nam?

Nằm trong khu vực có thị trường wealth management tăng trưởng mạnh, Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất 31,6%/năm (giai đoạn 2021-2030). Số lượng người thuộc nhóm HNW (có tài sản từ 1 triệu USD trở lên) đã tăng 70% trong vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng 170% trong giai đoạn 2017 – 2027.

Chúng tôi đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu dịch vụ quản lý gia sản ngày càng gia tăng ở các phân khúc khách hàng. Các tổ chức tài chính có lẽ cũng đã nhận ra tiềm năng của lĩnh vực này và hiện cũng đã và đang bắt đầu triển khai dịch vụ quản lý gia sản đến với khách hàng. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ mới ở giai đoạn đầu trong chu kỳ phát triển dịch vụ quản lý gia sản. Tiềm năng còn rất lớn trong nhiều năm tới.

Mô hình quản lý gia sản hiện này khác gì so với mô hình truyền thống?

Sự khác biệt lớn nhất nằm ở tư duy tổ chức dịch dành cho khách hàng. Khác với cách tiếp cận bán sản phẩm tài chính đơn lẻ, quản lý gia sản là cách tiếp cận tổng thể mang lại giải pháp đáp ứng được như cầu cuộc sống của khách hàng.

Quản lý gia sản tập trung vào khách hàng hơn là vào sản phẩm đơn lẻ. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, khách hàng có những nhu cầu khác nhau, quản lý gia sản mang lại giải pháp để đáp ứng nhu cầu tương ứng.

Theo ông, khách hàng ở lứa tuổi nào quan tâm và tìm đến dịch vụ quản lý gia sản?

Dựa trên cách tiếp cận theo nhu cầu ở các giai đoạn cuộc đời thì khách hàng khi bắt đầu sự nghiệp là có nhu cầu cần dịch vụ quản lý gia sản.

Thực tế cho thấy, khách hàng khi đến giai đoạn midlife (35-40 tuổi) khi đã có sự nghiệp và tích lũy tài sản nhất định thì thường quan tâm và tìm đến dịch vụ quản lý gia sản. Gần đây, với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực tài chính đầu tư, wealth tech, thì nhu cầu người trẻ đối với dịch vụ quản lý gia sản ngày càng tăng.

Quản lý gia sản là một lĩnh vực hoạt động dựa trên “niềm tin” của khách hàng, việc này chịu những rủi ro và thách thức gì?

Đúng như vậy. Sự tin tưởng (trust) là một nền tảng không thể thiếu trong mối quan hệ giữa khách hàng và nhà tư vấn quản lý gia sản, qua đó khách hàng tin tưởng và chia sẻ với nhà tư vấn nhiều thông tin chi tiết (thông tin cá nhân, gia đình, thông tin tài chính và phi tài chính…) để làm cơ sở cho quá trình hoạch định và thực thi kế hoạch tài chính giúp khách hàng đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Về quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, nhà tư vấn có nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng tuyệt đối. Do vậy, rủi ro thông tin của khách hàng có thể bị rò rỉ sẽ được giảm thiểu tối đa.

Việc quản lý gia sản của một ngân hàng không chỉ tạo niềm tin cho khách hàng mà còn chia sẻ những kiến thức chuyên môn để khách hàng hiểu rõ hơn.

Đây là một trong những lo ngại của khách hàng: Liệu khách hàng có mất quyền kiểm soát khi giao phó việc lên kế hoạch quản lý gia sản cho bên khác? Ông đánh giá điều này như thế nào?

Quá trình lên kế hoạch quản lý gia sản được thực hiện trên cơ sở đồng hành của nhà tư vấn với khách hàng. Nhà tư vấn có nhiệm vụ thấu hiểu khách hàng và đề xuất kế hoạch quản lý gia sản phù hợp. Khách hàng là người lựa chọn và quyết định triển khai kế hoạch đó.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, tài sản của khách hàng luôn được bảo vệ an toàn; trong một số trường hợp, chẳng hạn các sản phẩm đầu tư thông qua quỹ đầu tư, tài sản của khách hàng được đặt ở ngân hàng giám sát độc lập. Do vậy, khách hàng luôn hoàn toàn có quyền kiểm soát đối với tài sản của mình.

Đứng trên góc độ nhà cung cấp dịch vụ quản lý gia sản, Techcombank làm gì để tăng nhận thức của công chúng về dịch vụ này và khuyến khích người dân tham gia?

Chúng tôi đã và đang thường xuyên thực hiện các hoạt động chia sẻ với khách hàng và công chúng những gì chúng tôi triển khai từng bước trong quá trình cung cấp dịch vụ quản lý gia sản thông qua những hoạt động cụ thể như: Sự kiện về wealth management dành cho khách hàng, các báo cáo định kỳ về đầu tư và quản lý gia sản, tham gia một số buổi talks về chủ đề liên quan đến quản lý gia sản…

Theo ông, những lý do nào mà cá nhân/gia đình nên tìm đến dịch vụ quản lý gia sản? Những lợi ích của quản lý gia sản qua các thế hệ?

Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người có rất nhiều quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến bản thân và gia đình qua các thế hệ. Dịch vụ quản lý gia sản giúp khách hàng ra những quyết định đúng vào những thời điểm đúng thông qua việc thấu hiểu được nhu cầu, hiện trạng, mục tiêu của khách hàng và từ đó có một kế hoạch tổng thể dài hạn trên hành trình cuộc đời của họ.

Nhìn chung, việc quản lý gia sản có thể mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích như ra quyết định về tài chính có cơ sở vững chắc, giảm thiểu được những sai lầm nghiêm trọng liên quan đến tài chính, có định hướng rõ ràng, tạo điều kiện đạt được mục tiêu quan trọng trong ngắn, trung và dài hạn, từ đó đạt được sự thịnh vượng và bình an về tài chính.

Techcombank có cam kết gì về mức sinh lời hay bảo vệ tài sản cho khách hàng?

Điều này tùy thuộc vào giải pháp sản phẩm mà khách hàng lựa chọn sử dụng tương ứng với mục tiêu trong cuộc sống của mình. Với các sản phẩm thiên về tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng cam kết trả lãi và gốc. Với các sản phẩm đầu tư, theo quy định của pháp luật, chúng tôi không được phép cam kết mức sinh lời.

Cơ hội để tiếp cận dịch vụ Techcombank Private như thế nào?

Tất cả các khách hàng thỏa mãn các điều kiện quy định của Techcombank Private đều có thể tiếp cận dịch vụ này rất dễ dàng và thuận tiện.

Ngành quản lý tài sản thường coi các vấn đề liên quan tới ESG là yếu tố gắn liền với chiến lược đầu tư, vậy ở Techcombank thì sao?

ESG là một xu hướng đầu tư hiện nay trên thế giới và bắt đầu manh nha ở Việt Nam. Với những khách hàng có đặc điểm đầu tư theo hướng ESG sẽ được tư vấn và thiết kế giải pháp đầu tư phù hợp với nhu cầu đó.

Tin bài liên quan