Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/3

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/3

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/3 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VCB

CTCK Tiên Phong (TPS)

Kết quả lợi nhuận 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB – sàn HOSE) vượt trội nhờ hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ và chi phí trích lập dự phòng giảm.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 và cả năm 2022 lần lượt ghi nhận 9.934 tỷ đồng (tăng 53,85% so với cùng kỳ năm trước) và 29.912 tỷ đồng (tăng trưởng 35,34% so với năm trước).

Nhìn chung, kết quả tăng trưởng vượt trội nhờ vào (1) đẩy mạnh hoạt động tín dụng với tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao và NIM cải thiện (2) thu nhập từ hoạt động ngoại hối tăng mạnh (3) chi phí trích lập dự phòng giảm do tình hình nợ xấu kiểm soát tốt và khả năng phục hồi sau covid-19 mạnh mẽ.

Triển vọng 2023: Tăng trưởng tín dụng 2023 kì vọng 16%, cao hơn trung bình ngành nhưng thấp hơn năm 2022 do khó khăn chung của thị trường. NIM vẫn giảm nhẹ do chính sách giảm lãi suất trong những tháng đầu năm 2023.

Hoạt động từ ngoại hối vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên mức độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước. Nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh khó khăn chung, tuy nhiên kỳ vọng rủi ro nằm trong tầm kiểm soát với quy trình kiểm soát tiếp tục phát huy tính hiệu quả, bộ đệm trích dự phòng cao, và tỷ trọng dư nợ TPDN và cho vay kinh doanh bất động sản thấp.

Với mức định giá P/B mục tiêu là 2.64x, giá mục tiêu ước tính đối với VCB là 95.300 đồng/CP, tăng 2,5% so với mức giá ngày 22/02/2023. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng mức giá thị trường hiện tại đã phản ánh giá trị tiềm năng của VCB.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VNM, với giá mục tiêu 81.200 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Lũy kế cả năm 2022, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) hoàn thành 94% kế hoạch doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận, tương ứng với 59.956 tỷ đồng doanh thu thuần và 8.577 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả trên công ty cũng hoàn thành lần lượt 96,3% và 90,2% dự phóng năm 2022 của KBSV.

Chúng tôi dự đoán thị trường nội địa của VNM sẽ tiếp tục đi ngang do (1) mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, VNM khó để tăng thêm thị phần; (2) nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam còn chưa cao; (3) trong ngắn hạn sức mua của người tiêu dùng chưa thể hồi phục ngay khi thu nhập bị ảnh hưởng sau làn sóng cắt giảm nhân sự trong quý 4 vừa qua.

Do phải sử dụng tồn kho sữa bột giá cao nên biên lợi nhuận gộp năm 2022 chưa đạt kỳ vọng. Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ được cải thiện từ quý 2/2023 hoặc quý 3/2023 khi công ty bắt đầu sử dụng sữa bột giá thấp cho sản xuất. Dự kiến biên lợi nhuận gộp của VNM năm 2023 đạt 40.84% (tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2022).

Mặc dù chỉ hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận, VNM dự kiến vẫn duy trì trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 38% tính trên mệnh giá và 90% tính trên lợi nhuận phân phối cho cổ đông Công ty mẹ.

Dự kiến năm 2023, doanh thu thuần của VNM đạt 62.096 tỷ đồng (tăng 3,5% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 9.368 tỷ đồng (tăng trưởng 9,2%). Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 81.200 đồng/CP, cao hơn 8% so với giá đóng cửa ngày 27/02/2022.

VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VNM

Chúng tôi điều chỉnh giảm 9% giá mục tiêu nhưng duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM).

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh giảm 8% dự báo tổng lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) giai đoạn 2023-2027 do VNM ghi nhận doanh số bán hàng trong nước và biên lợi nhuận gộp cải thiện thấp hơn dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2022.

Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh thu trong nước đạt 5% trong giai đoạn 2022-2025 so với mức giảm 2% trong năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận cải thiện 200/90/100 điểm cơ bản trong các năm 2023/2024/2025, hỗ trợ dự báo CAGR EPS của chúng tôi là 13% trong giai đoạn 2022-2025.

Tin bài liên quan