Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/5

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/5

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/5 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVD

CTCP Tiên Phong (TPS)

Đồ thị giá cổ phiếu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) có pha break-out khỏi đường viền cổ (Neckline) của mô hình 3 đáy (Triple Bottom), theo đó, cổ phiếu PVD có tiềm năng thoát đáy và bắt đầu giai đoạn phục hồi sau giai đoạn bị chiết khấu sâu do biến động của thị trường chung.

Đáng chú ý, đường trung bình MA10 ngày cắt lên đường MA20 ngày, cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn được xác nhận. Mặc khác, xu hướng tăng ngắn hạn thêm phần đáng tin cậy khi đường MA20 đang hướng lên.

Các chỉ báo kỹ thuật cũng củng cố triển vọng tích cực: MACD ghi nhận tín hiệu mua khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu và histogram mở rộng dương, cho thấy xung lực tăng giá đang hình thành; RSI vượt ngưỡng 50, phản ánh sức mạnh giá tương đối vẫn tích cực; MFI duy trì trên ngưỡng 50, cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu đang ở mức khá tốt.

Chiến lược giao dịch: Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân từng phần với tỷ trọng nhỏ tại vùng giá 18.750 – 19.000 đồng/CP và 18.100 -18.400 đồng/CP, đồng thời áp dụng chiến lược quản trị rủi ro chặt chẽ với mức cắt lỗ khi giá giảm xuống dưới ngưỡng 17.500 đồng/CP. Mức giá mục tiêu được xác định tại quanh 22.000 đồng/CP (+/-) bằng cách kết hợp tỷ lệ 0,618 của thang đo Fibonacci hồi quy và đường kháng cự (mức hỗ trợ bị xuyên thủng trong giai đoạn trước).

VPL có nhiều lợi thế cạnh tranh

CTCK SSI

Vinpearl (VPL – sàn HOSE) là công ty trong lĩnh vực khách sạn và du lịch thuộc Tập đoàn Vingroup (một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam). Được thành lập vào năm 2001, Vinpearl hiện vận hành các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, công viên, quần thể giải trí, cùng với sân golf trên khắp cả nước.

Vinpearl có những lợi thế cạnh tranh: Là thành viên của Vingroup, Vinpearl được thừa hưởng kinh nghiệm quản lý dự án hiệu quả, cùng với thương hiệu giá trị và khả năng tiếp cận hệ sinh thái chất lượng cao.

Vị thế dẫn đầu thị trường: Bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển dự án nghỉ dưỡng và giải trí quy mô lớn, cùng với hệ thống khách sạn đa dạng và quỹ đất đắc địa giúp Vinpearl giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn: Thông qua việc triển khai các quần thể quy mô lớn và nâng cao hiệu quả hoạt động, Vinpearl đang có cơ hội để tăng trưởng dài hạn cùng sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Những điểm đáng chú ý tại VPL

CTCK VNDirect (VND)

CTCP Vinpearl (VPL) ghi nhận doanh thu quý i/2025 tăng 76,6% so với cùng kỳ, chủ yếu do sự phục hồi tiếp diễn của ngành du lịch, trong đó là lượt khách du lịch quốc tế, và bàn giao shophouse; lợi nhuận ròng khiêm tốn do doanh thu hoạt tài chính thấp đi, cùng quý I/2024 có doanh thu tài chính từ việc chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Dựa trên định hướng kinh doanh năm tài chính 2025-2026 do ban lãnh đạo chia sẻ, lợi nhuận ròng năm 2025-2026 lần lượt đạt 1.750 tỷ đồng và 2.335 tỷ đồng.

Luận điểm tài chính: Ngành du lịch Việt Nam ghi nhận mức độ phục hồi tốt nhất trong khu vực ASEAN, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Bên cạnh đó, lượt khách du lịch nội địa đã vượt qua mức trước đại dịch Covid-19, trong khi số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 38,9%, đạt 17,5 triệu lượt trong năm 2024, gần như đã hoàn toàn phục hồi, đạt 98% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Ngược lại, các quốc gia phát triển du lịch khác đều đạt mức thấp hơn khá nhiều, như Malaysia đạt mức 94%, Thái Lan đạt mức 88%, Singapore và Indonesia cùng phục hồi ở mức 86%, và Philippines đạt mức 72%.

Tin bài liên quan