Cú sốc lạm phát thúc đẩy từ thị trường chứng khoán tới Bitcoin

Cú sốc lạm phát thúc đẩy từ thị trường chứng khoán tới Bitcoin

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cổ phiếu, tiền tệ kỹ thuật số và vàng là những đối tượng được hưởng lợi từ cú sốc lạm phát sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao nhất trong ba thập kỷ.

Dữ liệu Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 của Mỹ đã tăng 0,9% so với tháng 9 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/1990.

Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Pepperstone Financial Pty cho biết: “Vài ngày gần đây, chúng tôi đã thấy một số thông tin thực sự lớn đến mức khiến mọi người muốn tự bảo vệ mình trước rủi ro lạm phát. Tiền điện tử đã được thực hiện tốt như một hàng rào chống lại lạm phát, trong khi vàng đang tăng đồng thời với đồng đô la mạnh hơn”.

Khi lạm phát tăng cao hơn, tiềm năng tăng lãi suất ngày càng lớn, khiến các cổ phiếu đang được đánh giá cao nhất gặp rủi ro. Điều đó có nghĩa là cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu thuộc lĩnh vực tiêu dùng xa xỉ có rủi ro cao nhất. Trong khi đó, các cổ phiếu thuộc lĩnh vực như tài chính, vật liệu và năng lượng lại có thể được hưởng lợi trong môi trường lạm phát cao.

Ben Emons, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu của Medley Global Advisors cho biết, “hàng rào lạm phát cuối cùng” là những cổ phiếu được định giá thấp có thể duy trì sức mạnh định giá ngay cả khi chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 5%.

Trong khi đó, lợi suất thực cũng giảm và điều đó đang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản rủi ro hơn bên cạnh các tài sản bảo hiểm rủi ro truyền thống hơn như vàng. Quan điểm này đã giúp đưa giá đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất là Bitcoin lên mức cao kỷ lục gần 69.000 USD trong tuần này, trong khi tổng vốn hoá thị trường của tiền điện tử gần đây đã đạt mức 3.000 tỷ USD theo CoinGecko.com.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm

Mặt khác, đường cong lợi suất của Mỹ đang trở nên phẳng trở lại sau một thời gian ngắn với xu hướng dốc lên trên. Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm đang thu hẹp xuống mức chưa từng thấy kể từ tháng 3/2020 sau khi dữ liệu về lạm phát tháng 10 được công bố. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu đang lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ hoặc nguy cơ sai sót chính sách nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cảm thấy cần phải hành động để kiềm chế lạm phát nếu xu hướng giá tiếp tục tăng nhanh.

Việc đẩy nhanh kỳ vọng tăng lãi suất ngay sau khi Fed kết luận giảm bớt chương trình mua trái phiếu cũng đang giúp thúc đẩy đồng đô la mạnh hơn. Điều đó có nguy cơ kích hoạt dòng vốn chảy ra khỏi tài sản của thị trường mới nổi và điều này có thể tác động tiêu cực đến cổ phiếu, trái phiếu và các loại tiền tệ khác.

Tin bài liên quan