Để người dân khi bị thu hồi đất không còn sợ, thậm chí vui mừng...

Để người dân khi bị thu hồi đất không còn sợ, thậm chí vui mừng...

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) “Người dân bị thu hồi đất và bị trả giá không đúng với những gì thiệt hại, khiến thu hồi trở thành nỗi khiếp sợ. Nếu chúng ta làm đúng nguyên tắc của Nghị quyết 18 và Luật Đất đai thì người dân sẽ không còn sợ, thậm chí vui mừng vì được thu hồi”, GS-TS. Hoàng Văn Cường - Uỷ viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chia sẻ.

Ngày 19/10, tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức, các nhà làm luật, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, đại diện nhà quản lý… đã có những ý kiến đóng góp xoay quanh vấn đề cơ chế thu hồi đất tại Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét tại kỳ họp thứ 6 khai mạc vào tuần tới.

GS-TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chia sẻ, thu hồi đất bao giờ cũng gắn liền với bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Không ai có thể tự nhiên tới thu hồi. Khi thu hồi, việc đầu tiên là phải bồi thường, bù đắp những gì người ta đang có, không để người ta bị thiệt về những quyền lợi.

Chính bởi vậy, trong Nghị quyết 18, cũng như Luật Đất đai đã nhắc tới việc thu hồi ít nhất phải bồi thường cho người có đất bị thu hồi ngôi nhà, bất động sản tương tự, phải quay lại xem cuộc sống của họ như thế nào.

Theo ông Cường, Luật Đất đai đầu tiên đã đưa ra nguyên tắc này, nhưng chưa lượng hoá. Chúng ta cần phải làm được điều này.

“Trước đây chúng ta chưa đạt được vì có khung giá đất, bảng giá đất nằm trong khung giá đất và ổn định ít nhất 5 năm. Điều này khiến người dân bị có đất trong diện thu hồi bị trả giá không đúng với những gì thiệt hại, biến thu hồi trở thành nỗi khiếp sợ. Nếu chúng ta làm đúng nguyên tắc của Nghị quyết 18 và Luật Đất đai thì người dân sẽ không còn sợ, thậm chí vui mừng vì được thu hồi. Ví dụ khi làm đường Nguyễn Tất Thành tại Đà Nẵng, sau khi thu hồi, người dân từ ở nơi lụp xụp được chuyển sang căn nhà mới”, ông Cường chia sẻ.

GS-TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Dũng Minh

GS-TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Dũng Minh

Với phương pháp nhà đầu tư thoả thuận với người dân để giải phóng mặt bằng, ông Cường nhấn mạnh: "Phương pháp thoả thuận là gì? Người dân có quyền đàm phán ngang hàng với chủ đầu tư dự án. Nhưng không phải tất cả mọi người dân đều có năng lực để đàm phán với chủ đầu tư được. Khi đó chưa chắc người dân đã nhận được lợi ích đầy đủ. Có khi doanh nghiệp trả cho người dân cục tiền là xong, sau đó người dân có nhà hay không, có trường học hay không thì chủ đầu tư không cần biết… vậy hậu quả xã hội khi đó ai chịu, xã hội, chính quyền phải chịu…".

“Chúng ta lựa chọn phương án để người dân có thể được hưởng lợi tốt nhất. Nhà nước là người quản lý đất đai và có trách nhiệm với quyền lợi của người dân, không thể đẩy điều đó sang doanh nghiệp. Người dân phải được thu hồi chứ đừng bị thu hồi. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, người dân được thu hồi, hiếm khi chịu thiệt hại”, ông Cường cho biết.

Đóng góp thêm cho vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, liên quan tới chuyện thu hồi hay thoả thuận, ý mà ông Cường vừa chia sẻ thì rất đúng, nhưng trong đời thường chúng ta khó có thể thoả thuận được một cách mỹ mãn như vậy. Khó để thoả thuận với toàn bộ người dân với các lập luận liên quan tới việc dự án sẽ tạo ra giá trị ra sao, tạo ra việc làm như thế nào trong tương lai…

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia. Ảnh: Dũng Minh

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia. Ảnh: Dũng Minh

“Tôi đề nghị, chúng ta phải nêu ra các tiêu chí và nguyên tắc với các dự án du lịch, vì có những dự án họ dành ra cả 50-70 ha, giả sử ở các gần địa bàn đắt đỏ thì thế nào, liệu có lãng phí nguồn lực?

Thường sẽ có 3 tiêu chí quan trọng: Thứ nhất, phải nằm trong quy hoạch (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch du lịch). Đặc biệt, điều 20 của Luật Du lịch 2017 đã quy định rõ các tiêu chí của quy hoạch du lịch như thế nào. Thứ hai là đáp ứng các tiêu chí của dự án du lịch theo Luật Du lịch (điều kiện về môi trường, an sinh, cảnh quan). Thứ ba, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm…, nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế xã hội môi trường và giảm thiếu tối đa chi phí ở mỗi điểm đến. Cái này cần được chính phủ quy định chi tiết”, ông Lực cho biết.

Chia sẻ thêm về việc quy định thoả thuận đạt đến tỷ lệ nào hay không? Ông lực cho biết, Dự thảo gần nhất chưa đưa một mức thoả thuận nào. Thực tiễn rất là khó nếu thiếu đi con số quy định cụ thể. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thế giới (WB) là nên có mức tham khảo, tại Trung Quốc là 70%, chỉ cần số này là có quyền yêu cầu cưỡng ép thu hồi.

Tin bài liên quan