Doanh nghiệp tuần qua: Đạm Hà Bắc có lãi; Masan bắt tay Trusting Social; Bầu Hiển chọn SHB; Nhân sự Vietnam Airlines

0:00 / 0:00
0:00
Chốt tháng 4, doanh nghiệp thành lập mới lập lỷ lục; Đạm Hà Bắc có lãi; Masan bắt tay Trusting Social; Bầu Hiển chọn SHB; Báo lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu ký trước ngày 5/5.
Doanh nghiệp tuần qua: Đạm Hà Bắc có lãi; Masan bắt tay Trusting Social; Bầu Hiển chọn SHB; Nhân sự Vietnam Airlines

Tháng 4/2022 ghi nhận kỷ lục doanh nghiệp đăng ký mới

Tháng 4/2022 đã trở thành tháng có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục từ trước đến nay. Con số được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ghi nhận là 15.001 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Con số này cao hơn mức trung bình 13.043 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4 của giai đoạn 2017-2021. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2022 là 104.757 người, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 4 cũng ghi nhận 7.034 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 4 tháng, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2022 là 30.919 doanh nghiệp, tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là mức kỷ lục về số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường trong 4 tháng đầu năm, cao gấp 2 lần mức bình quân 4 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2021 (15.506 doanh nghiệp).

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2022 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (11.945 doanh nghiệp, chiếm 38,6%); Xây dựng (3.784 doanh nghiệp, chiếm 12,2%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.448 doanh nghiệp, chiếm 11,2%)...

Đạm Hà Bắc bất ngờ báo lãi

Nhờ doanh thu gấp đôi cùng kỳ, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chuyển lỗ sang có lãi 869 tỷ đồng trong quý 1/2022.

Giá bán và doanh thu bán hàng của Đạm Hà Bắc tăng mạnh trong quý 1 do diễn biến thị trường thuận lợi, giá urê, NH3 thế giới và trong nước đều trong xu thế tăng cao so với cùng kỳ.

Đạm Hà Bắc ghi nhận doanh thu 1,946 tỷ đồng trong quý I/2023, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái

Đạm Hà Bắc ghi nhận doanh thu 1,946 tỷ đồng trong quý I/2023, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái

Về mặt khó khăn, xung đột giữa Nga - Ukraine bùng nổ đẩy giá dầu, giá than và các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác tăng cao, nguồn than trong tình trạng thiếu hụt.

Kết thúc quý đầu năm, Đạm Hà Bắc có doanh thu 1,946 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Công ty chuyển lỗ 249 tỷ đồng sang có lãi ròng 869 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 3 liên tiếp Đạm Hà Bắc báo lãi sau chuỗi dài thua lỗ.

Trong giai đoạn 2015-2020, Công ty thua lỗ kéo dài, lỗ lũy kế lên đến 4.745 tỷ. Đến năm 2021, Đạm Hà Bắc ghi nhận lãi, dù vỏn vẹn hơn 6,25 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tính đến cuối tháng 3/2022 của DHB âm 1.163,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 3.885,1 tỷ đồng.

Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc là một trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, phải xử lý theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Masan đã hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Trusting Social

Theo thỏa thuận hợp tác, Trusting Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online (O2). Qua đó cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Sự xuất hiện củaTrusting Social cũng đồng thời thể hiện trên báo cáo tài chính quý đầu năm của Masan

Sự xuất hiện củaTrusting Social cũng đồng thời thể hiện trên báo cáo tài chính quý đầu năm của Masan

Trusting Social là một công ty công nghệ tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo mong muốn phổ cập các dịch vụ tài chính thông qua hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng và tài chính dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Trusting Social cung cấp dịch vụ cho hơn 170 tổ chức tài chính trên khắp Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Philippines.

Thông tin này được ông Nguyên Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan chia sẻ tại phiên họp thường niên sáng 28/4. Sự xuất hiện của Trusting Social cũng đồng thời thể hiện trên báo cáo tài chính quý đầu năm của Masan.

Theo ông Quang, thỏa thuận hợp tác với Trusting Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online (O2), qua đó cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Trong ngắn hạn, ông Quang kỳ vọng quan hệ hợp tác sẽ tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Masan, bao gồm lựa chọn vị trí cửa hàng bán lẻ, xây dựng kế hoạch cung - cầu, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, bán hàng, tiếp thị và phát triển sản phẩm.

MSN đang tập trung nguồn lực vào các sáng kiến công nghệ để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh của MSN nói riêng và hạ tầng tiêu dùng của Việt Nam nói chung.

Sau một thời gian thử nghiệm, đến nay, Tập đoàn đã xác định công nghệ nào cần đầu tư và phương thức thực thi để phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất cho người tiêu dùng. MSN đang ở nền tảng O2 (Online to Offline) phiên bản 0.5 của chính mình, nhưng đến trước cuối năm 2022, MSN sẽ hoàn thiện và nâng cấp nền tảng này lên phiên bản 4.0.

Ông Đỗ Quang Hiển từ nhiệm chức danh lãnh đạo ở hàng loạt doanh nghiệp để ngồi ghế Chủ tịch HĐQT SHB

Sau khi trở thành Chủ tịch HĐQT SHB nhiệm kỳ 2022-2027, ông Đỗ Quang Hiển đã có đơn xin từ nhiệm chức danh chủ tịch, tổng giám đốc tại một loạt công ty liên quan.

Đây là thông tin được ông Đỗ Quang Hiển chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS).

Ông Đỗ Quang Hiển từ nhiệm các chức danh chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT và tổng giám đốc tại Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn T&T hay Bảo hiểm BSH để ngồi ghế Chủ tịch HĐQT SHB

Ông Đỗ Quang Hiển từ nhiệm các chức danh chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT và tổng giám đốc tại Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn T&T hay Bảo hiểm BSH để ngồi ghế Chủ tịch HĐQT SHB

Cụ thể, ông đã có đơn xin từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT và tổng giám đốc tại một số công ty như Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn T&T hay Bảo hiểm BSH. Đây là việc cần làm để ông Hiển có thể tiếp tục ngồi ghế Chủ tịch HĐQT SHB, theo quy định tại điều 34 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, theo quy định của luật này, các cá nhân giữ vị trí chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc của một tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương tại các doanh nghiệp khác.

Như vậy, với quyết định này, ông Hiển có thêm 5 năm ngồi ghế cao nhất trong ban quản trị ngân hàng này. Trước đó, ông Hiển lần đầu được bầu làm Chủ tịch SHB kể từ tháng 6/2008, sau khi Công ty CP Tập đoàn T&T đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

Hiện tại, cá nhân ông Hiển đang nắm giữ trực tiếp gần 53 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 2,75% vốn điều lệ ngân hàng.

Ngoài ra, Tập đoàn T&T cũng đang là cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 192,5 triệu cổ phiếu SHB, tương đương gần 10% vốn điều lệ nhà băng này.

Cùng với một số thành viên trong gia đình, ông Hiển cùng người thân và công ty liên quan hiện sở hữu gần 385 triệu cổ phiếu SHB, tương đương khoảng 20% vốn ngân hàng.

Vietnam Airline có thêm nhân sự chủ chốt

Vietnam Airline vừa bổ nhiệm thêm hai phó tổng giám đốc, chính thức từ ngày 1/05. Với quyết định này, Hãng hàng không có tới 8 phó tổng giám đốc.

Cụ thể, Hãng hàng không quốc gia vừa bổ nhiệm ông Lê Đức Cảnh và ông Nguyễn Thế Bảo vào vị trí Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines.

Ông Lê Đức Cảnh và ông Nguyễn Thế Bảo là hai tân Phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines

Ông Lê Đức Cảnh và ông Nguyễn Thế Bảo là hai tân Phó tổng giám đốc của Vietnam Airlines

Ông Lê Đức Cảnh hiện là Trưởng ban Đầu tư - Mua sắm của Vietnam Airlines. Ông đã làm việc trong ngành 25 năm và kinh qua nhiều vị trí ở hãng hàng không quốc gia. Với cương vị mới, ông Cảnh được giao phụ trách công tác tài chính, đầu tư, đặc biệt là các nhiệm vụ liên quan đến sân bay Long Thành.

Còn ông Nguyễn Thế Bảo hiện là Giám đốc chi nhánh Vietnam Airlines khu vực phía Nam. Với cương vị mới, ông có trách nhiệm lãnh đạo 3 chi nhánh sau sáp nhập của hãng hàng không quốc gia.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines là ông Lê Hồng Hà, nhận nhiệm vụ từ ngày 1/1/2021 thay cho ông Dương Trí Thành.

Trong năm 2021, Vietnam Airlines lỗ ròng lên tới 12,966 tỷ đồng, đồng thời nâng lỗ lũy kế lên gần 22,000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hãng hàng không này cũng bị bào mòn xuống còn 500 tỷ đồng, dù mới được bơm vốn thêm 8,000 tỷ đồng thông qua đợt phát hành cổ phiếu.

Cuối năm 2021, Vietnam Airlines ghi nhận nợ ngắn hạn hơn 41,200 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm gần 34%. Tài sản ngắn hạn của hãng hàng không này ghi nhận ở mức 11,400 tỷ đồng.

Báo cáo lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu ký cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày 5.5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán rà soát về lượng trái phiếu doanh nghiệp đang đăng ký, lưu ký cũng như thông tin liên quan.

Các công ty chứng khoán cũng phải rà soát toàn bộ các trái phiếu doanh nghiệp đang được đăng ký, lưu ký về khối lượng trái phiếu đăng ký, lưu ký, tình hình thanh toán gốc, lãi, số lượng và loại hình nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tính đến thời điểm 15/4

Các công ty chứng khoán cũng phải rà soát toàn bộ các trái phiếu doanh nghiệp đang được đăng ký, lưu ký về khối lượng trái phiếu đăng ký, lưu ký, tình hình thanh toán gốc, lãi, số lượng và loại hình nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tính đến thời điểm 15/4

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Tài chính về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có Công văn số 2488/UBCK-QLKD về việc yêu cầu các công ty chứng khoán tiếp tục thực hiện rà soát chặt chẽ, đảm bảo doanh nghiệp phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện chào bán và hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định.

Riêng đối với các hợp đồng tư vấn đang triển khai, phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp, chất lượng các thành phần hồ sơ cung cấp, đặc biệt là báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành trái phiếu, hồ sơ về tài sản đảm bảo để yêu cầu doanh nghiệp công bố lại thông tin cho HNX trước khi phát hành.

Đối với việc tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu, các công ty chứng khoán cần tuân thủ các quy định, công bố đầy đủ, chính xác thông tin của doanh nghiệp phát hành; trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư theo phương án phát hành, bản công bố thông tin chào bán trái phiếu đã được phê duyệt và chỉ chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư đủ điều kiện mua trái phiếu theo quy định. Hành vi cung cấp không chính xác, không đầy đủ thông tin và chào mời cho sai đối tượng nhà đầu tư sẽ bị xử phạt.

Các công ty chứng khoán cũng phải rà soát toàn bộ các trái phiếu doanh nghiệp đang được đăng ký, lưu ký về khối lượng trái phiếu đăng ký, lưu ký, tình hình thanh toán gốc, lãi, số lượng và loại hình nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tính đến thời điểm 15/4 để báo cáo về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trước ngày 5/5.

Các công ty phải tuân thủ quy định về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi thực hiện chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, rà soát, lưu trữ hồ sơ về xác nhận tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Tin bài liên quan