Văn hoá - cảnh quan - ẩm thực là những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Văn hoá - cảnh quan - ẩm thực là những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Du lịch Việt: Nhìn thẳng để “sửa mình”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) “Nhiều du khách vẫn coi Việt nam là nơi đến một lần trong đời”...

Yếu tố “mềm” chưa mềm

Đây là câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi TS. Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam trong Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 22/3/2023.

Toàn cảnh Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế”

Toàn cảnh Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế”

TS. Nuno F. Ribeiro cho biết, nhiều lần, trong các đợt tìm kiếm thông tin trên mạng, ông bắt gặp những cụm từ tìm kiếm phổ biến như: “Cách du lịch giá rẻ tại Việt Nam”, hay “Làm thế nào để du lịch Việt Nam dưới 100 USD”…

“Tôi không muốn khi tìm kiếm chỉ toàn thông tin du lịch giá rẻ. Đây cũng là nhóm khách hàng chi tiêu thấp và không quay trở lại. Điều đáng mừng là các bạn đang nỗ lực để thay đổi theo hướng: Việt Nam là một thị trường giá trị, điểm đáng chất lượng”, TS. Nuno F. Ribeiro cho biết thêm.

Một điểm khác, điều mà ông Erwin R. Popov, Giám đốc điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo đề cập đến lại rất trực diện và cụ thể, là một nội dung mà dường như lâu nay, nhiều người luôn lẩn tránh, đó là vấn đề vệ sinh.

Dù rất tế nhị khi góp ý, nhưng ông Erwin R. Popov vẫn cho rằng, điều ngành du lịch Việt Nam cần làm là hãy khiến Việt Nam không chỉ an toàn, mà còn sạch hơn, vệ sinh hơn.

“Đừng tăng trưởng bằng mọi giá. Hãy từ từ, sạch sẽ, an toàn, hãy là điểm đến để trải nghiệm cho bất kỳ ai, cả giàu, nghèo”, ông Erwin R. Popov nhấn mạnh.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Cũng góp ý để ngành du lịch Việt Nam sửa mình, ông Martin Koerner, Trưởng tiểu Ban Du lịch, Diễn Đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) Chủ tịch tiểu ban Du lịch Khách sạn, Eurocham cho biết, thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cảng hàng không hiện quá dài, khiến du khách mệt mỏi.

“Nhiều du khách phản hồi rằng, thời gian làm thủ tục quá lâu. Cùng với đó là cảm giác khi xuất nhập cảnh là không được chào đón, đơn giản như thái độ của cán bộ nhập cảnh chưa thân thiện. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ khách hàng quay trở lại. Nếu du khách cảm thấy không được chào đón, trải nghiệm ngay khi đến đã tồi tệ, đã không thuận lợi như vậy thì rất dễ sẽ chọn điểm đến là quốc gia khác”, Martin Koerner thẳng thắn.

Ông Martin Koerner cũng cho rằng, quy định về việc đeo khẩu trang với nhân viên ngành du lịch của Bộ Y tế cũng không còn thích hợp và du khách rất không thích điều này.

“Du khách không nhận được tín hiệu qua nét mặt, biểu cảm, làm cản trở giao tiếp giữa các bên. Đã đến lúc cần bỏ lại khẩu trang phía sau như một phần của lịch sử”, ông Martin Koerner nhấn mạnh.

Trong các ghi nhận của người viết từ các chuyên gia, điểm chung trong nhận xét đó là ngành du lịch chưa thực sự làm tốt các yếu tố “mềm”, vốn là vũ khí để thu hút du khách và cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và trên thế giới.

Cần làm tốt “bài tập về nhà”

Bày tỏ niềm tin rất lớn với cơ hội và triển vọng phát triển đột phá của du lịch Việt Nam trong tương lai gần, ông Erwin R. Popov cho rằng, có một số điểm mà các doanh nghiệp làm du lịch, cũng như nhân sự hoạt động trong ngành du lịch cần làm.

Trước tiên, về quan điểm, theo ông Erwin R. Popov, không cần phải so sánh Việt Nam với các điểm đến khác, bởi “các bạn có sự độc đáo của mình, có quá nhiều lợi thế vượt trội, riêng có mà nhiều nước khác không thể sánh bằng”.

Ông Erwin R. Popov, Giám đốc điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Erwin R. Popov, Giám đốc điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Theo ông Erwin R. Popov, một trong những yếu tố quan trọng là an toàn và sự chào đón, ngành du lịch Việt Nam cần làm sao để du khách phải cảm nhận được điều này.

“Là người làm trong ngành quản trị khách sạn, du lịch, từ tận đáy lòng mình, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, khi Việt Nam làm đủ “bài tập về nhà” của mình, khắc phục được những điều tồn tại thì sớm thôi, chỉ vài năm nữa, các bạn sẽ có được một thế đứng rất vững mạnh trong lòng du khách”, ông Erwin R. Popov khẳng định.

Việt Nam sở hữu nhiều cảnh đẹp (Cánh đồng điện gió - Bình Thuận). Ảnh: Thành Nguyễn.

Việt Nam sở hữu nhiều cảnh đẹp (Cánh đồng điện gió - Bình Thuận). Ảnh: Thành Nguyễn.

Còn theo ông Martin Koerner, một kinh nghiệm quý báu mà ngành du lịch nói chung, các doanh nghiệp làm du lịch, khách sạn ở Việt Nam có thể học tập, đó là nếu muốn mở rộng tệp khách hàng ở thị trường nào, hãy bố trí ngân sách và tìm kiếm những tên tuổi lớn về truyền thông ở chính thị trường đó để “mở đường”.

“Truyền thông giữ một vai trò rất quan trọng trong việc mang khách đến. Chúng tôi muốn có khách từ nước nào, khu vực nào sẽ thuê đơn vị PR ở đó để làm. Cần khách Nhật, khác châu Âu hay khách Mỹ, chúng tôi sẽ lựa chọn các tên tuổi về PR ở chính các thị trường đó để marketing, tiếp thị. Đơn cử như mới đây, chúng tôi mở một khách sạn mới tại Mũi Né và đã dùng hẳn đội ngũ PR chuyên nghiệp ở Chicago để quảng bá khách sạn với truyền thông quốc tế. Kết quả cũng rất tích cực”, ông Martin Koerner nói và đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại không thể làm điều tương tự với ngành du lịch?

Tin bài liên quan