Dự trữ phân bón toàn cầu giảm sau ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga và Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine đã gây thêm bất ổn vào thị trường phân bón vốn đã gặp khó khăn về nguồn cung.
Dự trữ phân bón toàn cầu giảm sau ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga và Ukraine

Nga là nhà sản xuất toàn cầu giá rẻ với số lượng lớn cho tất cả các loại phân bón và là nhà sản xuất kali lớn thứ hai thế giới sau Canada. Mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn chưa nhắm mục tiêu vào các công ty phân bón của Nga, nhưng nhiều biện pháp hạn chế hơn có thể sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới.

Hôm thứ Tư (2/3) Mỹ cho biết, họ sẽ nhắm mục tiêu vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga bằng cách hạn chế xuất khẩu công nghệ liên quan đến lĩnh vực năng lượng.

Sự gián đoạn trong thương mại phân bón toàn cầu sẽ đồng nghĩa với việc chi phí phải trả của nông dân trên toàn cầu cao hơn và lạm phát lương thực nhiều hơn vào thời điểm mà giá lương thực toàn cầu đang ở mức cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

“Hàng tồn kho sẽ ở mức thấp như chưa từng thấy khi bước vào mùa hè Bắc bán cầu”, Giám đốc điều hành Tony Will của nhà sản xuất lớn CF Industries Holdings cho biết tại một hội nghị hôm thứ Tư (2/3).

Giá phân bón đã tăng cao trên diện rộng, một phần là do cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu buộc một số nhà sản xuất phải giảm bớt công suất hoặc đóng cửa hoạt động. Giá cước vận chuyển tăng, thuế quan tăng, thời tiết khắc nghiệt và các lệnh trừng phạt đối với Belarus - quốc gia chiếm khoảng 1/5 nguồn cung kali toàn cầu cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng tới giá phân bón.

Ken Seitz, Giám đốc điều hành của công ty dinh dưỡng cây trồng lớn nhất thế giới Nutrien cho biết, nông dân có thể bắt đầu sử dụng ít phân bón hơn khi giá tăng. Ngoài ra, nguồn cung cấp hạt giống và các hóa chất khác như thuốc trừ sâu cũng trở nên “cực kỳ khan hiếm".

Tin bài liên quan