Đức có kế hoạch đưa các nhà máy điện than trở lại nếu Nga cắt giảm khí đốt

Đức có kế hoạch đưa các nhà máy điện than trở lại nếu Nga cắt giảm khí đốt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đức có kế hoạch đưa các nhà máy điện than và dầu trở lại nếu Nga cắt các chuyến hàng khí đốt tự nhiên cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Hôm thứ Ba (24/5), Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết, sẽ trình một sắc lệnh khẩn cấp cho phép Chính phủ khôi phục lại các cơ sở điện than trong trường hợp thiếu khí đốt.

Đức đang dùng đến các biện pháp cuối cùng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của người dân và các khu công nghiệp khổng lồ của nước này khi chuyển sang sử dụng nhiên liệu than ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc lượng khí thải carbon tăng vọt. Đức hiện có gần 6 gigawatt cơ sở vật chất hiện là một phần của khu bảo tồn quốc gia, nhiều cơ sở được cho là đã phải đóng cửa như một phần của kế hoạch loại bỏ than đá.

“Việc yêu cầu phát điện thêm nhiệt điện than này chỉ xảy ra khi thiếu khí, hoặc có nguy cơ thiếu khí và phải giảm tiêu thụ khí trong sản xuất điện”, theo sắc lệnh cho biết.

Các công ty tiện ích của Đức cho biết, họ có thể cung cấp các nhà máy nếu cần. Uniper cho biết, họ có thể điều động tới 3 gigawatt sản xuất điện than để tăng cường an ninh nguồn cung, trong khi RWE AG cho biết họ đang xem xét những nhà máy điện nào có thể được bật trở lại. Đức hiện có 4,3 gigawatt nhà máy than và 1,6 gigawatt cơ sở dầu đang được dự trữ.

Châu Âu, Trung Quốc là những người mua than nhiệt lớn nhất từ Nga

Châu Âu, Trung Quốc là những người mua than nhiệt lớn nhất từ Nga

Tuy nhiên, châu Âu cũng phụ thuộc vào Nga về phần lớn lượng than nhiệt mà họ nhập khẩu để vận hành các nhà máy điện gây ô nhiễm, nhiều nhà máy trong số đó Đức đã cam kết đóng cửa trong năm nay và năm sau.

Châu Âu mua hai loại than từ Nga bao gồm nhiệt điện đốt bởi các nhà máy điện và luyện kim dùng trong luyện thép. EU nhập khẩu than nhiệt từ Nga chiếm gần gần 70%, trong đó Đức và Ba Lan đặc biệt phụ thuộc vào nguồn từ Nga. Với rất nhiều nhiên liệu của châu Âu đến từ Nga, các công ty tiện ích ở châu Âu sẽ phải trả nhiều tiền hơn để lấy than từ những nơi như Nam Phi và Úc.

Một quan chức Chính phủ Đức cho biết, các nhà máy than sẽ được kích hoạt trở lại nếu Tổng thống Nga Putin đe dọa cắt khí đốt. Điều đó sẽ kích hoạt giai đoạn thứ hai trong kế hoạch khẩn cấp khí đốt gồm ba giai đoạn của Đức.

Sắc lệnh khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ kích hoạt các cơ sở than mà không cần sự chấp thuận của quốc hội trong tối đa 6 tháng.

Theo danh sách, tổng cộng 26 nhà máy có thể được sử dụng, trong đó bao gồm 15 nhà máy than, 6 nhà máy dầu và 5 nhà máy than non sẽ được đặt trong tình trạng báo động an ninh.

Tin bài liên quan