EU bất bình khi Đức ngăn chặn thỏa thuận cấm bán ôtô chạy xăng

0:00 / 0:00
0:00
Lệnh cấm ôtô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035 theo kế hoạch là chìa khóa cho nỗ lực của EU nhằm đưa mức phát thải carbon của khối này về 0% vào năm 2050.
Xe điện tại một điểm sạc ở thủ đô Roma của Italy. (Ảnh: Reuters)

Xe điện tại một điểm sạc ở thủ đô Roma của Italy. (Ảnh: Reuters)

Đức đã khiến các thành viên Liên minh châu Âu (EU) bất bình khi ngăn chặn một thỏa thuận quan trọng nhằm cấm bán ôtô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch mới từ năm 2035. Lệnh cấm ôtô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch theo kế hoạch là chìa khóa cho nỗ lực của EU nhằm đưa mức phát thải carbon của khối này về 0% vào năm 2050.

Giờ đây, nỗ lực của Thủ tướng Đức nhằm ngăn chặn thỏa thuận này đã khiến nhiều nước EU phẫn nộ, vì thỏa thuận này được thông qua từng giai đoạn theo quy trình lập pháp ở Brussels - bao gồm cả sự chấp thuận của các quốc gia thành viên.

EU dự kiến sẽ chính thức thông qua thỏa thuận trên vào ngày 14/3, nhưng Berlin hiện vẫn chưa nhất trí.

Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu để chính thức thông qua văn bản của dự luật. Điều này thực tế có nghĩa là tất cả ôtô mới được bán sau năm 2035 sẽ phải chạy bằng động cơ điện.

Điều này có nghĩa là dự luật trên khó có thể bị thay đổi, mặc dù Đức hiện đang khăng khăng yêu cầu sự đảm bảo thêm từ EU rằng nhiên liệu tổng hợp vẫn có thể được sử dụng trong động cơ ôtô sau năm 2035.

Loại nhiên liệu mà Đức muốn được miễn trừ vẫn đang được phát triển và sản xuất bằng điện phát thải carbon thấp.

Đối mặt với rào cản bất ngờ, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, họ sẽ "làm việc mang tính xây dựng" với Berlin để dự luật được thông qua "nhanh chóng."

Tuy nhiên, EC không cho biết chính xác cam kết mà họ có thể đưa ra, vì văn bản của dự luật đã mở đường cho việc sử dụng nhiên liệu tổng hợp nếu chúng được coi là giúp đạt được mục tiêu không phát thải carbon.

Tin bài liên quan